Chờ ‘tiền lệ’, bao giờ mới có ô tô, điện thoại
Khoa học phát triển là nhờ những thứ “ không có tiền lệ”. Nếu chờ “tiền lệ,” liệu bao giờ loài người mới có ô tô, điện thoại, hay thậm chí là biết được trái đất có hình tròn thay vì hình dẹt?
Vào một ngày đầy gió, có hai anh em làm nghề bán xe đạp đem chiếc máy bay tự chế đi thử nghiệm. Giữa đám đông đang phấn khích chờ đợi, chợt một quan chức đến thông báo cấm bay, lập biên bản, và yêu cầu tháo gỡ tất cả bộ phận máy móc. Lý do là bởi hoạt động này quá mới, chưa có tiền lệ, và cơ quan chức năng không biết quản lý ra sao.
Nếu họ ở Việt Nam?
Nếu điều đó là sự thật, thì có lẽ đến bây giờ thế giới vẫn bị chia cắt bởi địa lý xa xôi, Neil Amstrong vẫn chưa đặt chân lên mặt trăng, và trên tất cả giấc mơ bay lượn của loài người vẫn chưa là sự thật.
May mắn thay, không có lệnh cấm nào cả. Thay vào đó, anh em nhà Wright được cấp một nơi bay thử riêng, được quyền tự do chế tác máy bay, và cuối cùng là ký hợp đồng sáng chế với quân đội Hoa Kỳ. Phần còn lại là lịch sử.
Nhưng nếu họ ở Việt Nam đúng 100 năm sau, 2014, thì số phận của chiếc máy bay đầu tiên có lẽ không khác nhiều so với chiếc trực thăng tự chế của anh Nguyễn Văn Thắng, một người thợ cơ khí ở Long Biên, Hà Nội.
Sau thông tin anh Thắng tự chế máy bay được biết tới rộng rãi, bộ nọ đã liên hệ và yêu cầu anh không nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm trực thăng, đồng thời cấm bay và phải giữ nguyên hiện vật. Công an phường Long Biên sau đó lập biên bản, bắt anh tháo gỡ toàn bộ máy móc.
Chuyện tương tự cũng diễn ra với ông Nguyễn Quốc Hòa ở Thái Bình, người vừa mới chế tạo chiếc tàu ngầm dân dụng đầu tiên của Việt Nam. Thử nghiệm ban đầu cho thấy chiếc tàu hoạt động tốt, nhưng mong muốn đưa ra biển chạy thử đang vấp phải nhiều rào cản, do cơ quan chức năng không biết xử lý thế nào vì “chưa có tiền lệ”.
Một vài mẩu chuyện về “vượt rào” sáng tạo của người dân cho thấy có một ý tưởng lạ lùng và quyết tâm thực hiện đến cùng ở Việt Nam không phải là điều đơn giản.
Tàu ngầm Trường Sa 1 của ông Nguyễn Quốc Hòa. Ảnh: TTO Ai được quyền sáng tạo?
Về lý thuyết, Việt Nam có đầy đủ khuôn khổ hỗ trợ sáng tạo.
Chúng ta có Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Việt Nam (VIFOTEC), được thành lập dựa trên vốn nhà nước. Có Luật Sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền sáng chế. Lại có rất nhiều các cuộc thi, giải thưởng hàng năm, để tôn vinh “sáng tạo.” Nhà nước mong muốn các cơ chế đó thúc đẩy sự phát triển công nghệkỹ thuật ở Việt Nam.
Vậy nhưng kết quả vẫn không được như ý muốn: Từ trước đến nay, nhiều người thấy phiền lòng vì Việt Nam chưa hề có những phát minh, cải tiến nào thực sự lớn. Xét về mặt kinh tế, các ngành công nghệ cao chưa phát triển. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn là nông nghiệp hoặc gia công. Năm vừa rồi xuất khẩu điện thoại có giá trị cao nhất, nhưng đó là sản phẩm của Samsung lắp ráp tại… Việt Nam.
Video đang HOT
Xét về đường lối, chúng ta đang đi đúng hướng, bởi sáng tạo luôn là động lực chính cho sự phát triển. Đế chế Anh từng thống trị được cả thế giới nhờ động cơ hơi nước, phát minh của James Watt. Hoa Kỳ, từ một quốc gia non trẻ trở thành cường quốc kinh tế, bắt đầu từ những sáng chế của Edison hay Samuel Morse.
Đến gần đây, “Thần kỳ Đông Á” với sự phát triển kinh tế vượt bậc của Nhật Bản, Hàn Quốc, hay Đài Loan cuối thế kỷ XX cũng xuất phát từ quyết tâm học tập và cải tiến công nghệ.
Là nước đi sau, yêu cầu sáng tạo của Việt Nam lại càng lớn hơn các quốc gia đi trước. Tuy nhiên, có vẻ như chúng ta đang bị lẫn lộn vai trò của nhà nước trong quá trình đó. Thay vì chỉ giữ chức năng bảo hộ, ở Việt Nam, nhà nước đảm nhiệm luôn vai trò “chỉ đạo,” quyết định cái gì nên chế tác, cái gì không. Điều đó sẽ làm cản trở sự sáng tạo, thay vì thúc đẩy nó như mong muốn.
Bởi sáng tạo trước hết vẫn khởi nguồn từ cá nhân, trong đó niềm đam mê đóng vai trò quyết định.
Nhà nước có thể thành lập một hội đồng khoa học, một trung tâm nghiên cứu với đầy đủ vật chất, nhưng không thể ban hành nghị định yêu cầu ai đó phải đam mê tìm tòi. Nhiệm vụ của Nhà nước, vì thế, chỉ nên giới hạn ở việc tạo ra môi trường tích cực, khuyến khích tất cả các cá nhân tự do suy nghĩ và khám phá. Sáng tạo là quá trình từ dưới lên chứ rất khó để thực hiện từ trên xuống.
Chiếu theo quá trình đó, thì chúng ta đang đi lộn ngược. Rất nhiều các đề án khoa học được đề ra, thực hiện, bổ sung ngân sách, rồi lại xếp gọn trong ngăn kéo. Việt Nam có đến hơn 24 nghìn tiến sĩ, nhiều nhất về số lượng ở ASEAN, nhưng lại có số kết quả nghiên cứu thấp nhất. Trong khi đó những cải tiến, phát minh mang tính thực tiễn từ “cơ sở” lại không được đầu tư, coi trọng bởi vì không phải “trọng điểm.”
Những ý tưởng bị coi là “quái gở,” hoặc không có “tiền lệ” như làm máy bay hay tàu ngầm thì bị cấm đoán, không khuyến khích.
Có chỉ đạo được sáng tạo?
Nhưng khoa học phát triển là nhờ những thứ “không có tiền lệ”. Nếu chờ “tiền lệ,” liệu bao giờ loài người mới có ô tô, điện thoại, hay thậm chí là biết được trái đất có hình tròn thay vì hình dẹt?
Và liệu có ai đủ khả năng để nhận định một ý tưởng là “gàn dở” hay là bước đột phá quan trọng?
Cùng thời gian máy bay và tàu ngầm tự chế của Việt Nam bị cơ quan chức năng xử lý, ở nước Anh, một cậu bé 13 tuổi đã thử nghiệm thành công phản ứng hạt nhân. Cậu được hỗ trợ tài chính, và cho phép tạo ra một lò phản ứng tự chế trong trường. Dễ tưởng tượng ý tưởng của cậu sẽ có số phận như thế nào ở nước ta.
Nói như vậy không phải để phủ nhận vai trò của Nhà nước trong việc thúc đẩy sáng tạo. Thực tế cho thấy nhiều phát minh quan trọng của nhân loại ít nhiều có đóng góp của Nhà nước hay quân đội, ví dụ gần đây nhất là sự ra đời của máy tính và mạng internet.
Chính sách đúng đắn của các chính phủ ở các quốc gia cũng là nhân tố quyết định để chuyển hóa nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghệ cao chỉ trong vài thập kỷ. Có thể thấy như ở Hàn Quốc và Đài Loan.
Tuy nhiên, các nước nói trên nhìn chung chỉ nỗ lực tạo ra môi trường phù hợp để sáng tạo từ đó nảy mầm, thay vì cưỡng ép, thúc đẩy bằng mệnh lệnh hành chính. Và không quốc gia nào cấm đoán người dân nghiên cứu chế tạo sản phẩm không gây hại cho xã hội. Ngay cả Trung Quốc, nước nổi tiếng về tính kỷ luật, gần đây cũng cho phép một người nông dân thử nghiệm chiếc máy bay tự chế ở Sâm Châu, Hồ Nam, với điều kiện nó đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật.
Nhiều ý kiến cho rằng sự can thiệp của Nhà nước sẽ hỗ trợ hoạt động sáng tạo phát triển có định hướng và phù hợp với thực tiễn hơn. Nhưng ranh giới can thiệp để “hỗ trợ” hay “hạn chế” là rất mong manh. Và nhiều khi sự nhiệt tình thái quá cộng với thiếu hiểu biết dễ trở thành phá hoại.
Sự can thiệp quá mức dễ làm mất đi thành tố quan trọng nhất của sáng tạo: Sự tự do. Người phát minh, sáng chế có thể không cần hỗ trợ tài chính, nhưng tự do là điều kiện tiên quyết. Muốn loài chim bay lên, phải cho nó bầu trời.
Khắc Giang
Bài cùng tác giả: Thờ ơ nhìn người bị nạn, xúm vào xem đánh nhau Sự bàng quan, “sống tạm” gây nên thói vô cảm, thấy người gặp nạn thì thờ ơ, nhưng thấy đám đánh nhau thì xúm vào… xem. Nếu Kennedy còn sống, chiến tranh Việt Nam sẽ khác? Nửa thế kỉ sau ngày vị tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ bị ám sát, nhiều giả thuyết cho rằng John F. Kennedy đã có ý định rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam. Di sản Mandela: Hòa bình không chỉ xây bằng xương máu Di sản đáng quý nhất để của Nelson Mandela là bài học về sự khoan dung để thống nhất một dân tộc bị chia rẽ.
Theo_VietNamNet
Hàng trăm tỷ đồng sai phạm ở Từ Liêm chưa được xử lý
Ít ai biết rằng phía sau một bản đề án tách quận "sạch sẽ", huyện Từ Liêm lại có hàng loạt những sai phạm chấn động với mức thiệt hại lên đến hàng trăm tỷ đồng... mặc dù hai quận mới đã có quyết định thành lập.
Dính líu nhiều cán bộ lãnh đạo
Ngày 1/4/2014 được xem là thời khắc quan trọng của TP. Hà Nội khi bộ máy hành chính, cơ sở vật chất của hai quận mới là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm chính thức vận hành. Thời điểm này, quyết định thành lập hai quận mới đã được công bố. Tuy nhiên, sau quyết định chưa ráo mực, có một sự thật đã cũ nhưng chấn động, đó là những sai phạm trong công tác giải phóng mặt bằng lên đến hàng trăm tỷ đồng do Thanh tra TP. Hà Nội phát hiện ở huyện này trước ngày tách quận.
Lãnh đạo huyện Từ Liêm (cũ) vẫn chưa làm tròn trách nhiệm trước khi tách quận.
Theo kết luận thanh tra được phát đi hồi giữa năm 2013 của Thanh tra TP. Hà Nội cho thấy rất nhiều sai phạm của các cá nhân, lãnh đạo huyện Từ Liêm trong việc chấp hành pháp luật trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giải phóng mặt bằng (GPMB) trên địa bàn huyện Từ Liêm trong những năm gần đây.
Kết quả thanh tra chỉ rõ những sai phạm của huyện Từ Liêm trong công tác GPMB từ chi tiền không đúng đối tượng, vượt định mức, xác nhận không đúng về nguồn gốc đất, bồi thường, hỗ trợ về đất sai số lên đến gần 100 tỷ đồng, xin phương án giao đất tái định cư sai quy định đồng thời đề nghị kiểm điểm xử lý hàng loạt cán bộ, trong đó có ông Phó Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm, nhiều trưởng, phó phòng ban, chuyên môn...
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, gần như những người có trách nhiệm chính vẫn đang làm ngơ trước những sai phạm chấn động trong GPMB mà Thanh tra TP. Hà Nội phát hiện, đề nghị xử lý trước đó.
Điển hình là Dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng tuyến quốc lộ 32 (đoạn Cầu Diễn - Nhổn) được Bộ trưởng bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 1384/QĐ-BGTVT ngày 11/5/2007; phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư tại Quyết định số 1925/BGTVT-KHĐT ngày 30/8/2011 với tổng kinh phí là 2.072,64 tỷ đồng bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và ngân sách UBND TP. Hà Nội.
Qua kiểm tra công tác bồi thường hỗ trợ (BTHT) và tái định cư (TĐC) dự án, Thanh tra TP. Hà Nội phát hiện những tồn tại, sai phạm của Ban chỉ đạo GPMB thành phố (thay mặt liên ngành) trong việc tham mưu, đề xuất văn bản đặc thù trái với các quy định của Nhà nước trong việc xét giao đất TĐC; của Hội đồng BTHT và TĐC dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng quốc lộ 32 (đoạn Cầu Diễn- Nhổn); Trung tâm PTQĐ huyện, Ban BTGPMB huyện, phòng TN và MT huyện trong việc áp dụng chính sách của Nhà nước để lập phương án BTHT sai quy định; UBND các xã, Công an xã Minh Khai, Phú Diễn, thị trấn Cầu Diễn và thanh tra Xây dựng huyện Từ Liêm.
Theo đó, trong việc xác định nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất, việc ăn ở tại nơi GPMB của một số hộ dân chưa đúng và đã buông lỏng quản lý trật tự xây dựng để các hộ dân tiếp tục xây nhà trên đất còn lại sau GPMB không đủ điều kiện xây dựng; một số tổ chức cá nhân còn có hành vi làm sai lệch hồ sơ giao đất, xác nhận không đúng về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất,...
Sai nhưng chưa... xử?!
Dẫn nguồn kết luận thanh tra TP. Hà Nội chỉ rõ, phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Chính phủ đã yêu cầu tiến độ hoàn thành dự án Cải tạo, nâng cấp mở rộng quốc lộ 32 (đoạn Cầu Diễn - Nhổn) trong quý III/2010. Tuy nhiên, đến thời điểm kiểm tra còn 39,24m2 của một hộ dân và gần 2.120 m2 đất do trường đại học Công nghiệp Hà Nội quản lý, sử dụng đã được bồi thường hỗ trợ vẫn chưa GPMB và bàn giao cho các đơn vị có liên quan.
Thanh tra TP. Hà Nội nhấn mạnh, trách nhiệm thuộc Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư dự án, Ban bồi thường GPMB huyện và Trung tâm Phát triển quỹ đất (PTQĐ) huyện Từ Liêm.
Thêm vào đó, việc Hội đồng Bồi thường hỗ trợ và tái định cư dự án đã tự đề ra chính sách không đúng so với quy định. Trong quá trình đền bù GPMB đường 32, ngoài việc áp dụng các chính sách của Nhà nước, Hội đồng Bồi thường hỗ trợ và tái định cư dự án đã họp thống nhất hỗ trợ theo đơn giá đất ở cho các hộ sử dụng đất vi phạm Luật Đất đai.
Đó là những trường hợp đất bị thu hồi là đất lưu không đường 32, các hộ tự lấn chiếm, sử dụng và xây dựng nhà trái phép. Từ việc làm trên đã dẫn đến sai phạm nghiêm trọng là hỗ trợ tiền đất không đúng cho 219 hộ, với số tiền là gần 52 tỷ đồng.
Ngoài ra, Hội đồng Bồi thường hỗ trợ và tái định cư dự án đã giao đất trái thẩm quyền cho 45 hộ có đất bị thu hồi là đất lưu không đường 32, đất nông nghiệp tự chuyển đổi trước ngày 15/10/1993 được đền bù theo đơn giá đất ở (gồm xã Xuân Phương 9 hộ; xã Phú Diễn 32 hộ; xã Minh Khai 4 hộ), từ đó dẫn đến đền bù không đúng về đất ở với số tiền gần 8,4 tỷ đồng.
Thanh tra TP. Hà Nội nhấn mạnh, tổng số tiền bồi thường hỗ trợ về đất sai này là hơn 60 tỷ đồng và cần phải thu hồi về ngân sách Nhà nước. Đồng thời chỉ rõ, trách nhiệm sai phạm này thuộc UBND huyện Từ Liêm, Hội đồng BTHT và TĐC dự án, Ban BTGPMB huyện.
Trách nhiệm trực tiếp thuộc về lãnh đạo UBND huyện, ông Nguyễn Kim Vinh - Phó Chủ tịch UBND huyện; ông Nguyễn Tiến Thành, Trưởng Ban BTGPMB huyện; bà Nguyễn Thị Nga, Phó GĐ Trung tâm phát triển quỹ đất huyện; bà Nguyễn Thị Sơn, Trưởng phòng TN và MT huyện và các thành viên khác của hội đồng BTHT và TĐC dự án.
Thế nhưng đến nay, việc xử lý sau kết luận thanh tra vẫn chưa được huyện Từ Liêm (cũ) tiến hành. Những cán bộ bị xác định sai phạm vẫn tại vị và đang chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới khi tách quận. Vậy hàng trăm tỷ đồng của Nhà nước bị thất thoát ai sẽ chịu trách nhiệm hay mọi việc sẽ lại rơi vào quên lãng khi huyện Từ Liêm biến mất?
Trong một diễn tiến mới nhất có liên quan, Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Đề án số 08-ĐA/TU về việc thành lập tổ chức bộ máy và nhân sự cán bộ chủ chốt của hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và 23 phường trực thuộc. Theo đề án, thành ủy yêu cầu nguyên tắc tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ phải tuân thủ đúng pháp luật; bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển; tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế theo chủ trương cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài của hai quận mới. Trong khi đó, dư luận đang hoài nghi về việc lấp liếm sai phạm ở huyện này trước ngày tách quận.
Đề án nhân sự cho hai quận mới cơ bản hoàn tất Dẫn nguồn Đề án 08-ĐA/TU cho thấy, Thành ủy Hà Nội giao cho ban Tổ chức Thành ủy tham mưu với ban Thường vụ trong việc thành lập đảng bộ hai quận mới và đảng bộ của 23 phường, phương án nhân sự, các chức danh lãnh đạo chủ chốt của hai quận mới theo đúng quy trình, quy định. Huyện ủy Từ Liêm căn cứ tình hình cán bộ hiện tại và cán bộ trong quy hoạch của huyện Từ Liêm báo cáo, tham mưu quá trình triển khai quy trình về công tác cán bộ chủ chốt thuộc diện ban Thường vụ Thành ủy quản lý của hai quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm.
Theo ĐSPL
Giáp mặt kẻ sát hại dã man 5 phu trầm trong trại giam Chúng tôi đã có dịp vào Trại giam Công an Quảng Trị, trực diện 2 kẻ sát nhân máu lạnh vùng biên... Kẻ sát nhân Hồ Văn Công (phải): Em nhớ vợ con quá, cán bộ ơi! Em nhớ vợ con lắm... Trại giam Công an tỉnh Quảng Trị ở phường Đông Lương, dân bản địa quen gọi Cọ Dầu, tọa lạc một...