Cho “thuê” CMND mua hàng miễn thuế – Kỳ 2: Công khai mua bán giấy tờ tùy thân
Để có nhiều giấy CMND, các “cò” đã tìm đến tiệm cầm đồ mua về “tân trang” lại, rồi ra Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) cho thuê.
30.000 đồng/CMND, mua bao nhiêu cũng có
Trong những ngày đầu tháng 9.2012, tôi theo chân T., chuyên thu gom CMND trên địa bàn Tây Ninh và Bình Dương về bán lại cho công nhân (giả hồ sơ xin việc làm) và giới “cò” (cho thuê CMND) ở cửa khẩu Mộc Bài. Ra vẻ sành sỏi, T. tự tin phán khi tôi đề nghị được theo để “tậu” vài giấy CMND hành nghề: “Mỗi cái đúng giá 30.000 đồng. Nếu không đặt hàng trước thì các chủ tiệm cầm đồ ít dám bung “hàng” đâu”.
Hàng được thu gom và đóng thùng trở lại sau khi ra khỏi siêu thị – Ảnh: Giang Phương
Để chứng minh, T. đưa tôi rảo quanh hàng chục tiệm cầm đồ tại khu vực TX.Tây Ninh (Tây Ninh) tìm mua giấy CMND mà không thông báo trước với các chủ tiệm. Khi nghe chúng tôi hỏi mua CMND, nhiều chủ tiệm tỏ vẻ e dè và hỏi ngược lại “mua để làm gì?”, rồi cuối cùng tuyên bố “không bán được”. Một chủ tiệm tên M. còn thẳng thắn khi chúng tôi ra giọng năn nỉ: “Tôi đã bảo giấy tờ này không bán được. Mà không hiểu tại sao gần đây nhiều người như mấy ông cứ đến hỏi mua làm cái gì không biết. Lỡ mấy ông lấy giấy CMND của người ta đi làm bậy bạ thì sao?”. Tương tự, nhiều chủ tiệm cầm đồ tại Gò Dầu, Trảng Bàng, Bến Cầu… cho biết gần đây một số người đã đến thu mua CMND mà không còn để bán.
Video đang HOT
Không để cho tôi thất vọng, T. tiếp tục tìm đến tiệm cầm đồ K. nằm trên đường CMT8 (thuộc P.4, TX.Tây Ninh). Không chút ngần ngại, ông chủ hẹn chúng tôi trở lại vào buổi chiều để có thời gian soạn lại vì “CMND cũ, thứ này nhiều đến nỗi phải chất thành đống”. Chiều cùng ngày, khi chúng tôi trở lại thì ông này đem ra một xấp khoảng 50-70 CMND đặt lên bàn và bảo chúng tôi nếu cần nữa sẽ vào soạn thêm. Khi T. bảo mua trước 4 giấy, ông này tỏ vẻ bực dọc nói giá 150.000 đồng/4 giấy. Không phải tay vừa, T. nói: “Đúng giá chỉ 30.000 đồng/cái, bán thì mua, không thì thôi” và còn yêu cầu 4 CMND phải là giới tính nam, tuổi từ 22 đến 30 và quê tại Tây Ninh. Lựa ra khá nhanh chóng, ông chủ cầm đồ ném 4 CMND với tên P.Q.D (26 tuổi, ngụ KP.2, P.1, TX.Tây Ninh), V.H.D (26 tuổi, ngụ xã Tân Bình, TX.Tây Ninh), N.V.T (29 tuổi, ngụ xã Long Thành Trung, H.Hòa Thành) và N.D (30 tuổi, ngụ KP.4, TT.Hòa Thành, H. Hòa Thành) lên bàn. Vừa lấy tiền, ông này bực dọc nói: “Tôi cầm cho tụi nó tới 300.000 đồng/giấy, giờ chỉ bán được có 30.000 đồng thôi. Đã mua rẻ rề mà các ông còn lựa giới tính, năm sinh, quê quán, nhiều chuyện quá”.
Mánh “tân trang” CMND
Trước đó, tôi được một “cò” tên H. hướng dẫn “tân trang” lại giấy tờ tùy thân trước khi ra kiếm sống. H. khoe vừa mua được mấy cái CMND, đang làm mới lại nên gọi tôi đến để chỉ dẫn.
Lựa một tấm hình kích thước 2×3 trong bóp, H. hí hoáy bóc một cạnh lớp plastic bên góc trái của giấy CMND rồi lấy tấm ảnh ra ngoài, sau đó nhét ảnh của mình vào bên trong. Thấy tôi nghiêng ngó quan sát, H. cười khẩy móc thêm 2 giấy CMND cùng gương mặt nhưng với 2 tên khác nhau, tự tin nói: “Trong này có 1 giấy CMND “ma”, đố mày chỉ ra được”. Cầm 2 giấy CMND, tôi không thể phân biệt được đâu là thật, đâu là giả. H. hí hửng: “Giấy “ma” này tao sống cả mấy năm nay rồi chứ không phải khoe cho vui đâu”. Một “cò” khác ngồi bên khoái chí tiết lộ thêm: “Nếu chỉ xem sơ qua thì đố ai phát hiện được là giấy “ma”, bởi nó vốn là giấy CMND thật hết”. Nhìn tôi mân mê cái CMND “ma” không dấu mộc nổi trên tấm ảnh, H. phì cười, giọng kẻ cả: “Ở đây người ta chỉ cần mình có mặt đúng với giấy CMND thôi chứ cần mộc mẹc gì đâu. Còn nếu sợ thì tao chỉ cho một chiêu khác”. Nói đoạn, H. lục tìm đồng xu 200 đồng trong túi xách người bán nước, dùng tay ịn thật mạnh vào tờ CMND “ma” rồi đưa lại tôi xem: “Dấu đây, còn cần gì nữa không?”.
Trên thực tế, những ngày hành nghề tại cửa khẩu, chúng tôi đều phát hiện các “cò” sử dụng trót lọt những CMND “ma” để tuồn hàng ra ngoài mà không hề bị cơ quan chức năng phát hiện. Trước mắt, những người này chỉ sử dụng CMND “ma” để cho thuê mua hàng miễn thuế. Nhưng theo “cò” T.: “Trước đây, có cả công nhân mua lại để làm hồ sơ giả đi làm. Hỏi ra, họ nói để lỡ có chuyện gì thì chuồn êm, chẳng ai biết gốc gác đâu mà tìm. Có người còn mua CMND tại các vùng giáp biên giới để qua lại khu vực biên giới thuận tiện hơn. Chưa biết, họ có làm chuyện bậy bạ gì không”…
Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Ông Th., một chủ tiệm cầm đồ tại Trảng Bàng (Tây Ninh), khẳng định bây giờ nhiều tiệm cầm đồ ngại cầm CMND vì người cầm thường xuyên bỏ luôn, đi làm giấy mới. “Chẳng lẽ có 300.000 đồng mà mình đi tìm nhà họ đòi, mà có đi tới chưa chắc đã tìm được. Nên cái nào bỏ, ai mua thì bán bớt cho trống, thu lại được đồng nào hay đồng đấy”, ông Th. nói.
Theo một cán bộ Đội Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an H.Bến Cầu (Tây Ninh), đối với những hành vi sử dụng CMND của người khác không đúng quy định như đi thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn bán CMND tự ý sửa chữa, tẩy xóa CMND sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng vi phạm mức độ nặng hơn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trước đây, Công an H.Bến Cầu từng xử phạt hành chính hơn 10 trường hợp cho thuê CMND trái quy định tại cửa khẩu Mộc Bài.
Theo TNO
Đề xuất quản lý công dân trên một loại giấy
Đó là ý kiến của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu và một số ý kiến thảo luận về dự án Luật Hộ tịch, sáng 13/9. Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nên tập trung thống nhất các loại giấy tờ liên quan yếu tố nhân thân của công dân vào một loại.
Dự thảo Luật Hộ tịch quy định (Khoản 1 Điều 10) về số định danh công dân (cấp một lần và duy nhất cho mỗi công dân Việt Nam sinh ra theo Luật này), được ghi vào Sổ hộ tịch, Sổ hộ tịch cá nhân và các giấy tờ khác theo quy định của Chính phủ.
Bộ Công an sẽ quản lý kho số định danh công dân, phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc cấp, quản lý số định danh công dân. Ủy ban Pháp luật cho rằng, ở nước ta, người dân được cấp nhiều giấy tờ, trong đó có các mã số khác nhau (Chứng minh nhân dân, số Hộ chiếu, số Giấy phép lái xe, số thẻ Bảo hiểm y tế, số sổ Bảo hiểm xã hội, mã số thuế thu nhập cá nhân...).
"Việc cấp số định danh công dân cần phải tiến tới mỗi người dân chỉ có một mã số quản lý duy nhất dùng chung cho các giấy tờ cá nhân, do cơ quan nhà nước cấp, nếu không thì chỉ thêm tốn kém, gây thêm phiền hà cho người dân" - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nhấn mạnh.
Giải đáp thêm, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng, hiện nay bất cập về hộ tịch quá lớn, có bị cáo có tới 3 tờ giấy khai sinh ngày tháng năm sinh khác nhau, rất khó xử lý, dễ lọt tội.
Cũng theo ông Cường, sổ hộ khẩu chỉ xác định nơi cư trú của người dân, còn sổ hộ tịch sẽ tiện lợi hơn, mỗi công dân chỉ cần một sổ có mã số duy nhất. Nếu Luật Hộ tịch được thông qua, có hiệu lực từ năm 2015, người sinh từ 0h ngày 1/1/2015 sẽ có một cuốn sổ cùng 1 mã số duy nhất, sẽ không có giấy khai sinh nữa.
Mỗi người dân đang phải sử dụng hơn 10 loại giấy tờ liên quan cá nhân gây phiền phức
Khó cho dân và cơ quan quản lý
Tuy nhiên, một số ý kiến lo ngại dự án Luật Hộ tịch sẽ đẻ thêm thủ tục hành chính, giấy tờ. "Sổ hộ tịch sẽ làm tăng thêm một giấy tờ, cần tính phương án quản lý hộ tịch bằng cơ sở dữ liệu điện tử để thay thế bằng cuốn sổ hộ tịch" - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh niên thiếu niên & nhi đồng Đào Trọng Thi nói.
"Thống kê sơ bộ, hiện tại người dân phải sử dụng hơn 10 loại giấy tờ khác nhau, phải tính xem sổ hộ tịch thay thế được những giấy tờ gì không?"- Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường phát biểu.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lo ngại, mỗi một dự án luật ra đời người dân lại có thêm một cuốn sổ mới, điều này chưa giải quyết vấn đề giảm phiền hà về thủ tục hành chính cho dân. Một số đại biểu cho rằng, luật này sẽ gây khó cho cả người dân và cơ quan quản lý.
Bởi việc sử dụng sổ hộ tịch cá nhân sẽ thêm phức tạp, rắc rối, mà tính khả thi chưa cao.
"Nên thống nhất mỗi công dân chỉ có một số định danh duy nhất, một giấy tờ duy nhất" - Ông Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc kiến nghị. Theo Chủ nhiệm UBPL Phan Trung Lý, Chính phủ cần có chiến lược tổng thể, có đề án để thống nhất về quản lý giấy tờ liên quan nhân thân của công dân.
Dự án luật này sẽ được tiếp tục hoàn thiện, trình QH tại kỳ họp thứ 5 (2013).
Theo 24h
Nạn nhân của pháp đình - Kỳ 2: Vô gia cư vì tòa Rất nhiều những vụ kiện dân sự, tòa cấp dưới làm sai, tòa cấp trên hủy án yêu cầu xét xử lại, nhưng để có được kết quả này thì người dân phải ròng rã kiện tụng hàng năm trời và nhiều người lâm cảnh tán gia, bại sản. Từ tháng 8.2005 - 11.2005, bà Lê Thị Ngọc Thanh (ngụ Long An) nhiều...