Cho Thế giới Di động thuê mặt bằng, Trần Anh lãi hơn 6 tỷ đồng trong 9 tháng
Trong 9 tháng, CTCP Thế Giới Số Trần Anh (UPCoM: TAG) ghi nhận 104 tỷ đồng doanh thu thuần. Sau khi trừ các chi phí liên quan, Công ty có hơn 6 tỷ đồng lãi sau thuế.
Quý 3/2019, doanh thu thuần mà Trần Anh ghi nhận chỉ hơn 34 tỷ đồng, giảm đến 97% so với con số thực hiện của quý 3/2018. Kỳ này, doanh thu mà Công ty ghi nhận hoàn toàn đến từ hoạt động cho thuê (cấp quyền sử dụng thương hiệu cho CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HoSE: MWG) mà không đến từ hoạt động bán hàng.
Theo định hướng kinh doanh đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019, Trần Anh sẽ tiếp tục sử dụng lợi thế mặt bằng lớn để cho thuê lại hoặc hợp tác kinh doanh, đảm bảo tổng doanh thu cho thuê lại hoặc thu nhập từ hợp tác kinh doanh cao hơn tổng giá thuê.
Vì không thực hiện bán hàng nên các khoản mục chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng ở mức rất thấp với vài chục triệu đồng.
Với việc tiết giảm tối đa chi phí cùng việc nhận về 3 tỷ đồng từ lãi tiền gửi, Trần Anh đã có lãi sau thuế gần 3 tỷ đồng, trong khi quý 3/2018 ghi nhận lỗ hơn 2 tỷ đồng.
Trong 9 tháng, Trần Anh ghi nhận tổng cộng 104 tỷ đồng doanh thu thuần. Sau khi trừ các chi phí liên quan, Công ty mang về hơn 6 tỷ đồng lãi sau thuế.
Như vậy, sau khi chính thức bị Thế giới Di động chi phối đến 90% từ đầu năm 2018, Trần Anh đang dần hồi phục “ sức khỏe” và dần có lãi nhẹ. Lỗ lũy kế tính đến ngày cuối của quý 3/2019 giảm dần còn hơn 51 tỷ đồng.
Tại ngày 30/9, Trần Anh có ghi nhận khoản phải thu của Thế giới Di động 5,6 tỷ đồng, trong đó có khoản hơn 3 tỷ đồng là từ việc bán hàng hóa. Tổng tài sản của Trần Anh ghi nhận gần 238 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Nợ phải trả gần 26 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so hồi đầu năm.
Trần Anh chỉ ghi nhận doanh thu cho thuê mặt bằng trong quý 3/2019.
Video đang HOT
Trần Anh từng là chuỗi siêu thị điện máy có quy mô lớn nhất tại Hà Nội. Giai đoạn 2005-2006, đây là nhà phân phối lớn nhất trong lĩnh vực thiết bị tin học và điện máy tại thị trường miền Bắc, lợi nhuận hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Tuy nhiên, việc mở rộng cửa hàng quá nhanh cùng sự xuất hiện của nhiều đối thủ lớn đã khiến hoạt động của chuỗi này sa sút. Đến cuối năm 2017 (trước thời điểm bị bán lại cho Thế giới Di động), Trần Anh lỗ ròng hàng chục tỷ đồng.
Sau khi bị Thế giới Di động thâu tóm, tất cả cửa hàng điện máy Trần Anh đều đã thay đổi nhận diện thương hiệu thành Điện Máy Xanh.
Anh Nhi
Theo Vietnamdaily.net.vn
Lợi nhuận Thế Giới Di Động giảm tháng thứ 5 liên tiếp, Bách Hóa Xanh thiếu nguồn cung do trời mưa
Thế Giới Di Động cho biết, quý 3 là mùa thấp điểm nên doanh thu giảm, đồng thời công ty lại mở rộng mạnh thời gian gần đây nên chi phí bán hàng tăng cao, khiến lợi nhuận cũng liên tục giảm.
Công ty cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng 2019. Theo đó, doanh thu thuần hợp nhất đạt 76.763 tỷ đồng (tăng trưởng 17%) và lợi nhuận sau thuế đạt 2.976 tỷ đồng (tăng trưởng 36%) so với cùng kỳ năm 2018. Luỹ kế 9 tháng, MWG hoàn thành 71% kế hoạch doanh thu và 83% kế hoạch LNST cả năm.
Doanh thu và lợi nhuận tháng 9 cùng giảm
Tính riêng tháng 9, Thế Giới Di Động đạt doanh thu 7.908 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 279 tỷ đồng. Cả 2 con số này đều thấp nhất trong vòng 6 tháng qua. Trong đó, lợi nhuận của công ty đã giảm tháng thứ 5 liên tiếp.
Thế Giới Di Động cho biết, theo chu kỳ kinh doanh, doanh số bán hàng quý 3 thường thấp hơn hai quý cao điểm đầu năm. Lợi nhuận giảm do chi phí bán hàng tăng mạnh. Quý 3 là thời điểm Thế Giới Di Động mở rộng mạnh nhất từ trước đến nay khi có thêm 257 cửa hàng các loại.
Theo quan sát số liệu năm ngoái, doanh thu của công ty cũng liên tục giảm từ tháng 6 cho tới tháng 11, tương tự năm nay nhưng trái lại, lợi nhuận vẫn giữ được đà tăng.
Tính đến cuối tháng 9/2019, Thế Giới Di Động có tổng cộng 2.706 cửa hàng, tốc độ mở rộng trung bình là 2,8 cửa hàng/ngày. Trong đó, chuỗi Thế giới Di Động có tròn 1.000 cửa hàng, Điện Máy Xanh 907 cửa hàng, Bách Hóa Xanh 788 cửa hàng và điện thoại siêu rẻ là 11 cửa hàng. Điện Máy Xanh hiện đã vượt mục tiêu 900 cửa hàng đặt ra cho cả năm 2019.
Ngoài ra, Thế Giới Di Động đã hoàn tất thay đổi trưng bày cho thêm 125 cửa hàng Điện Máy Xanh mini trong quý 3/2019, mục tiêu trong 3 tháng cuối năm Công ty sẽ nâng cấp gần 150 cửa hàng Điện Máy Xanh mini layout cũ còn lại.
Mở rộng bán laptop, mỗi ngày bán 1.000 chiếc
Thế Giới Di Động hiện mới chỉ chiếm hơn 20% thị phần laptop, trong khi ngành hàng này đang tăng trưởng 2 chữ số. Vì vậy, từ tháng 9/2019, Công ty bắt đầu triển khai 26 trung tâm laptop, đặt tại hầu hết các tỉnh thành lớn trong cả nước và tập trung tại những khu vực có nhiều trường học. Đây vừa là showroom trưng bày mẫu sản phẩm, đồng thời cũng đóng vai trò là kho phân phối để phục vụ việc bán hàng online.
Trung bình, mỗi ngày trong tháng 9 có khoảng 1.000 laptop được bán ra tại các trung tâm và cửa hàng của chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh. Dự kiến, ngành hàng laptop sẽ mang về cho Công ty từ 2.700 đến 3.000 tỷ đồng doanh thu năm nay, tăng trưởng 25%-30% so với năm 2018.
Tháng 9 bán 50 ngàn chiếc đồng hồ
Tính đến hết ngày 30/9/2019, Thế Giới Di Động có 134 cửa hàng kinh doanh đồng hồ (so với 85 cửa hàng cuối tháng 8). Tổng số sản phẩm công ty bán ra trong tháng 9 khoảng 50 ngàn chiếc (bao gồm đồng hồ thời trang và đồng hồ thông minh). Luỹ kế sau 7 tháng, đã có hơn 150 ngàn sản phẩm đồng hồ các loại được bán ra tại cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh. Dự kiến, ngành hàng đồng hồ sẽ đóng góp từ 500 đến 600 tỷ đồng doanh thu cho Thế Giới Di Động cả năm 2019.
Mỗi cửa hàng Điện thoại Siêu rẻ thu trung bình 500 triệu đồng/tháng
Sau 2 tháng thử nghiệm kinh doanh cửa hàng Điện Thoại Siêu Rẻ, doanh thu trung bình 1 cửa hàng Điện thoại Siêu rẻ đạt hơn 500 triệu đồng/tháng trong khi chi phí vận hành được tiết kiệm tối đa (cửa hàng có diện tích 15-20m2 và chỉ có 1 nhân viên làm việc từ A đến Z). Sau kết quả kinh doanh ban đầu Thế Giới Di Động cho biết sẽ tiếp tục thử nghiệm mô hình này tại thị trường tỉnh trong thời gian tới.
Doanh thu bình quân của Bách Hóa Xanh giảm mạnh do thiếu nguồn cung
Theo phân loại cửa hàng, Bách Hóa Xanh có 137 cửa hàng lớn 300m2, chiếm khoảng 17% tổng số cửa hàng, là 788.
Doanh thu bình quân mỗi cửa hàng trong tháng 9 đạt mức 1,3 tỷ đồng/tháng (tính cho các cửa hàng khai trương trước ngày 01/09/2019). Trước đó, doanh thu bình quân trong tháng 8 là 1,5 tỷ đồng.
Nguyên nhân doanh thu Bách Hóa xanh giảm là do tính mùa vụ, trong các tháng mưa (tháng 8 - 11), chất lượng nguồn cung hàng hoá và tình hình tiêu thụ hàng tươi sống vào các khung giờ cao điểm buổi chiều tối bị ảnh hưởng.
Để giảm sự ảnh hưởng của mùa vụ Bách Hóa Xanh đã thử nghiệm tăng cường khu vực hàng đông lạnh tại các cửa hàng chuẩn và cửa hàng lớn 300m2. Tại các cửa hàng được nâng cấp này (dự kiến đợt 1 là hơn 50 cửa hàng trong tháng 10/2019), số lượng SKU mặt hàng đông mát được kinh doanh sẽ gấp 5 lần so với cửa hàng thường.
Theo Hà My/Trí thức trẻ
Tăng trưởng doanh thu chậm dần, MWG 'thúc' tốc độ mở mới cửa hàng lên mức kỷ lục Trong bối cảnh tăng trưởng doanh thu chậm dần (giảm từ mức 77% của năm 2016 xuống 49% trong năm 2017, xuống 30% năm 2018 và tiếp tục giảm về 17% trong 9 tháng năm 2019), MWG đã "thúc" tốc độ mở mới cửa hàng lên mức kỷ lục trong quý III/2019, trung bình 2,8 cửa hàng mới mỗi ngày. Tăng trưởng doanh...