Cho rằng dân công sở Việt đang dần “quen mùi” với việc bị bóc lột, chàng trai được dân mạng ủng hộ nhiệt liệt
“Dường như dân công sở Việt đang tự đánh giá thấp chính mình, tự mình bỏ qua quyền được nghỉ ngơi, được sống đúng nghĩa rồi cứ thế xem việc bản thân bị bóc lột sức lao động là bình thường”.
Giữa hàng loạt các bài viết than khóc kể khổ của dân công sở về môi trường làm việc tệ hại như sếp khó tính, công ty bạc đãi nhân sự, lương thưởng thấp, thời gian quá tải,… được đăng tải mỗi ngày vào trong khắp các hội nhóm diễn đàn lớn nhỏ trên MXH thì mới đây, đã có một bài viết xuất hiện đánh thẳng vào thực trạng này với đại ý mong mỏi hội công sở tuyệt đối không nên bán rẻ sức lao động của mình. Cụ thể, toàn bộ bài viết có nội dung như sau:
“Mọi người có thấy mấy chuyện bóc lột sức lao động đang dần trở thành bình thường không?
Đọc bài viết của nhiều người toàn là làm ngoài giờ không được tính công, không phụ cấp, làm đến 8-10h đêm mới về. Rồi thì ngày nghỉ cũng phải ôm việc về nhà. Đôi khi các bạn mới vào nghề cứ nghĩ mình cố gắng, mình cống hiến, mình chịu khổ chút, nhưng thực tế là tiếp tay cho bóc lột. Dần dần những điều đó trở thành bình thường. Giờ người ta không chỉ đòi hỏi bạn làm hết công suất trong giờ mà còn phải tươi vui nhận việc ngoài giờ lao động. Ôi chuyện gì đang xảy ra thế?
Mình thấy ở đẩu ở đâu cứ chê người Việt làm việc không năng suất các thứ, thế mà cũng đòi giảm giờ làm blah blah. Đúng là có trường hợp lười biếng nhưng các bạn nhìn lại bản thân mình xem, đa phần chúng ta đều đang làm bục mặt ra còn gì?
Hiệu quả, tốc độ đâu kém ai. Dường như người lao động Việt đang tự đánh giá thấp chính mình, tự mình bỏ qua quyền được nghỉ ngơi, được sống đúng nghĩa. Trừ khi các bạn đam mê công việc một cách đặc biệt, không thì mình nghĩ chẳng ai muốn làm ngoài giờ, làm hùng hục mà vẫn bị chê trách, vẫn ren rén sợ sếp không vui đâu.
Mình nghĩ dành 8h/ngày, 5 hoặc 5,5 ngày/tuần cho công việc là đủ, với dân văn phòng nói chung. Hãy cố gắng theo đúng như vậy, đừng đánh đổi thời gian sống để bị bóc lột. Nếu bạn cảm thấy có thể làm thêm, có sự yêu thích thì hãy dành thời gian ngoài giờ cho công việc, còn không, hãy từ chối, đừng biến làm ngoài giờ trở thành nghĩa vụ”.
Câu chuyện sau khi đăng đàn ít lâu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và đồng tình của dân mạng mà nhất là hội “500 anh chị em” công sở. Tuy nhiên, nhiều ý kiến bổ sung bên dưới phần bình luận lại cho biết thêm rằng, chẳng ai có thể bóc lột được sức lao động của ta nếu ta không cho phép. Vì vậy, vấn đề này về bản chất là nằm ở sự lựa chọn của mọi người.
Video đang HOT
“Đúng là ngày nay có quá nhiều người mà mình cảm thấy họ thực sự bị bóc lột ý, nào là làm 9-10 giờ/ngày nhưng không được tính là tăng ca. Nhưng chợt nghĩ, họ chấp nhận như thế còn gì, công ty có quyền gì mà ép uổng, chả lẽ đe dọa bằng vũ lực à? Đã chọn thì phải chịu, than vãn gào khóc suy cho cùng cũng không ai giúp đỡ được”.
“Ở những công ty nhỏ lẻ, hộ gia đình, gia đình trị thì mới như thế, chung quy ra cũng là vì quy mô nhỏ. Còn những công ty có cấu trúc hẳn hoi, bộ máy lớn và lâu năm, không hề có mấy cái chuyện bóc lột xảy ra. Và nếu có, cũng sẽ dễ giải quyết. Hãy làm mới mình, phát triển bản thân và nhảy việc nếu bạn cảm thấy không ổn, dù cho là lí do gì đi nữa. Ai cũng có quyền tìm kiếm môi trường làm việc phù hợp mà”.
“Vấn đề này thường thấy nhất ở những người trẻ, thiếu kinh nghiệm chinh chiến trong môi trường công sở. Do đó, công ty áp cái gì thì nghe cái đó, không biết đòi hỏi quyền lợi. Cho nên, qua đây chị khuyên mấy em nên tìm hiểu về luật lao động cho kỹ, cứ dứt áo ra đi một khi cảm thấy mình bị ‘hà hiếp’ quá đáng”.
Quả thật, thời buổi phát triển, nhiều công ty đã biết quý trọng nhân tài hơn và tạo cho nhân viên của mình một môi trường làm việc sao cho thoải mái nhất với các chính sách, đãi ngộ công bằng, hợp lý; ấy thế bên cạnh đó vẫn còn tồn tại không ít các công ty “xấu” chuyên gia bóc lột sức lao động của “lính” trong khi lương thưởng lại eo hẹp, thậm chí còn tìm cách rút bớt đi.
Thôi thì nếu không may vấp phải trường hợp thứ 2, dân công sở mà nhất là những người trẻ nên tham khảo câu chuyện và các bình luận trên, theo đó lấy động lực, tự tin bước chân ra khỏi công ty “độc hại” để bảo vệ quyền lợi cũng như là sức lao động của bản thân.
Theo toquoc
Kể chuyện "bỏ của chạy lấy người" khỏi công ty Nhật, nàng công sở còn tiết lộ 3 lý do gây bất ngờ
Với sự xuất hiện ngay giữa thời điểm nhiều dân công sở muốn nhảy việc, bên dưới phần bình luận, hàng loạt ý kiến đã được viết ra với hy vọng có thể giúp cho những ai đang thòm thèm nhảy sang công ty Nhật có thêm thông tin tham khảo.
Nhiều người hay kháo nhau rằng, các công ty Nhật Bản chính là môi trường đào luyện tốt nhất để giúp những cá nhân công sở trở nên ưu tú và xuất sắc hơn. Tuy nhiên, có lẽ giống như câu nói "công ty thì có công ty this, công ty that", không phải lúc nào công ty Nhật Bản cũng là môi trường làm việc trong mơ của hội công sở Việt.
Nói có sách mách có chứng, mới đây đã có một nàng công sở Việt đăng đàn chia sẻ về công ty Nhật Bản mà cô vừa "bỏ của chạy lấy người" như sau:
"Nhân dịp thấy câu chuyện nói về công ty Nhật nên mình cũng góp vui về công ty Nhật mà mình đã bỏ của chạy lấy người:
1. Không có lương tháng 13, với tiêu chí công ty đưa ra là, làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu, làm 12 tháng thì nhận lương 12 tháng là đúng rồi. Mình làm HR, đã giải thích với mấy "bác" là hầu hết các công ty đều có lương tháng 13, nhân viên xem đó là chuyện đương nhiên ở Việt Nam rồi, nhưng ở đây thì không, ứng viên phỏng vấn mấy vòng xong đến lúc offer nghe ko có lương tháng 13 thì chạy hết.
2. Vì không có gì để giữ chân nhân viên nên ký hợp đồng bắt buộc nghỉ việc báo trước 60 ngày. Nghe là thấy vô lý rồi nhưng HR vẫn phải ghi vào hợp đồng.
3. Offer lương bèo hơn thị trường, yêu cầu cao hơn người thường, tự cho rằng mình đang tạo cơ hội cho người Việt Nam làm việc có tính thử thách".
Câu chuyện trên sau khi đăng đàn ít lâu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng. Và với sự xuất hiện ngay giữa thời điểm sau Tết khá nhiều dân công sở muốn nhảy việc, bên dưới phần bình luận, hàng loạt ý kiến đã được viết ra với hy vọng có thể giúp cho những ai đang thòm thèm nhảy sang môi trường làm việc kiểu Nhật có thêm thông tin tham khảo.
"Mình đã trải qua công ty Nhật rồi nên đúng là khắc nghiệt nha. Khi đó công ty Nhật cho đi dép lông trong phòng làm việc, giày để bên ngoài, mình đi đôi màu hồng thì bị sếp nhắc nhở là không phù hợp. Rồi đi vệ sinh cũng được yêu cầu mang theo điện thoại vào để không miss cuộc gọi khách hàng. Toàn những điểm nhỏ nhặt thôi, nghe cũng không mấy vô lý nhưng hơi chặt.
Riêng đoạn cuối chủ thớt chia sẻ là trả thấp để tạo công ty mang tính thử thách cho người Việt thì ok đúng luôn, họ có tư duy trời ơi như vậy. Và sau 2 tháng làm thì mình xin bái bai luôn".
"Mình có trải nghiệm một công ty Nhật và phải công nhận là họ có nhiều quy định kỳ quái:
1. Không được để bất kỳ đồ gì lên bàn ngoài màn hình và bàn phím, dùng xong phải cất vào ngăn kéo ngay.
2. Uống nước bằng chai cá nhân, cất ngăn kéo, đến giờ mới được ra ngoài lấy thêm nước.
3. Không ăn trong công ty.
4. Không đeo trang sức".
"Cái này chắc tùy công ty. Chứ 2 công ty mình làm qua rồi thì lương thưởng rõ ràng đầy đủ nên vẫn muốn đầu quân cho Nhật. Việc làm rạch ròi, không có chuyện nhờ vả lẫn nhau, việc ai nấy làm, có tinh thần trách nhiệm cao. Chưa kể sếp còn tâm lý kiểu rất dễ thương ý, nghe mình ốm là gọi điện ngay hỏi tình hình, hỏi mình có muốn ở nhà nghỉ ngơi không, sếp duyệt cho nghỉ,...".
Quả thật, dù đều là những quốc gia phương Đông nhưng môi trường công sở Việt và Nhật vẫn có nhiều sự khác biệt rõ rệt trong văn hóa nội bộ, các quy tắc ngầm cũng như là chính sách đãi ngộ dành cho nhân viên. Cho nên, ôm giấc mơ màu hồng đến với công ty Nhật, không ít người Việt cảm thấy khá sốc tương tự như nàng công sở nhân vật chính và hai bình luận đầu tiên bên trên.
Nói thế không có nghĩa là đánh đồng tất cả các công ty Nhật đều giống nhau, bởi như đã trình bày ở đầu, công ty Nhật cũng có công ty "this" công ty "that", cho nên bên cạnh những công ty gây khiếp sợ vẫn còn tồn tại không ít môi trường khiến dân công sở Việt nào cũng ao ước (như bình luận thứ 3). Đa số các công ty kiểu thế khi về Việt Nam đã chấp nhận Việt hóa đi ít nhiều sao cho phù hợp với văn hóa của người lao động bản xứ.
Theo ttvn.toquoc.vn
So sánh thú vị giữa làm việc trên công ty và ở nhà chỉ ra chân lý: Trong chán ngoài thèm chứ chẳng ở đâu hoàn hảo! Team công sở và team freelancer vào xác nhận xem có đúng như sự thật không nhé! Từ bấy lâu nay hai hình thức làm việc ở công ty và làm việc ở nhà luôn được đem ra đặt lên bàn cân. Người thì cho rằng chị em công sở làm việc sẽ hiệu quả hơn chị em freelancer. Nhưng cũng có kẻ...