Cho phép người dùng đeo khẩu trang mở khóa FaceID, Apple thể hiện sự vượt trội của công nghệ nhận diện khuôn mặt trong mùa dịch
Các nhà sản xuất Android không thể tung ra một bản cập nhật nào để cho phép các bác sỹ mở khóa điện thoại khi đang… đeo găng tay bảo hộ.
Đã 3 năm trôi qua kể từ khi iPhone X được phát hành, công nghệ nhận diện khuôn mặt đã thực sự trở nên quen thuộc với người dùng smartphone. Thiết kế “tai thỏ” – loại thiết kế bắt buộc phải có để hỗ trợ nhận diện khuôn mặt, cũng đã có phần lỗi thời trước các thiết kế “giọt nước’ hay “lỗ khuyên” của nhà Android. Ngoại trừ Google và Huawei, phần lớn các nhà sản xuất khác cũng đã từ bỏ hoàn toàn công nghệ nhận diện khuôn mặt giống FaceID, chuyển sang sử dụng cảm biến vân tay đặt dưới màn hình.
Tuy vậy, trong một bước đi chắc chắn sẽ được các y bác sĩ đón nhận tích cực, Apple đã chứng minh ưu thế tuyệt đối về mặt công nghệ và trải nghiệm của FaceID.
Bản cập nhật iOS mới sẽ cho phép người dùng có thể mở khóa bằng FaceID ngay cả khi đeo khẩu trang.
Cụ thể hơn, trên bản beta (thử nghiệm) của iOS 13.5, người dùng có thể mở khóa iPhone mà không cần phải bỏ khẩu trang. Bước đi này được Apple thực hiện một cách khá kín kẽ, không công bố rộng rãi. Theo dự kiến, bản iOS 13.5 chính thức có thể sẽ đến tay người dùng các tuần lễ sắp tới, đưa thay đổi FaceID đến tay tất cả người dùng iPhone.
Thay đổi này đã thể hiện rõ ràng sự vượt trội của FaceID: Apple đã có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu của người dùng bằng một bản cập nhật phần mềm thay vì phải thực hiện thay đổi qua phần cứng. Đây là cách nhanh nhất, dễ dàng nhất để người dùng iPhone có FaceID có thể tiếp tục sử dụng smartphone một cách tiện dụng.
Video đang HOT
Bạn khó có thể làm điều tương tự với cảm biến vân tay. Rõ ràng, các mẫu điện thoại sử dụng cảm biến vân tay sẽ không thể nhận cập nhật để nhận diện… qua găng tay phòng hộ trong mùa dịch.
Điện thoại dùng cảm biến vân tay không có cách nào để thích ứng trong mùa dịch.
Thực chất, khả năng cập nhật để nhận diện khuôn mặt dưới khẩu trang không phải là không thể nghĩ đến. Từ cách đây nhiều tuần, một số người dùng đã tìm ra cách “điều chỉnh” FaceID để công nghệ này có thể dần dần chuyển sang nhận diện mặt người dùng khi đeo khẩu trang. Theo nhận định của chúng tôi, bản chất của bản cập nhật chính thức từ Apple và cách chỉnh “không chính thức” từ người dùng khá giống nhau: hướng sự chú ý của AI bên trong vào phần mặt không đeo khẩu trang.
Đây chính là lợi thế của AI so với các công nghệ truyền thống. Nếu như các công nghệ truyền thống sử dụng dữ liệu đầu vào khá rõ ràng, ít thay đổi (như vân tay) thì trí tuệ nhân tạo cho phép hỗ trợ dữ liệu có thể thay đổi theo thời gian. Dấu vân tay của người dùng sẽ thay đổi rất ít trong cả cuộc đời, nhưng khuôn mặt người dùng có thể thay đổi theo tuổi tác, khi đeo kính hoặc khẩu trang, khi nhắm mắt hoặc mở miêng v…v… Công nghệ AI cho phép hỗ trợ nhận diện một cách dễ dàng, không đòi hỏi bất kỳ thay đổi nào về phần cứng.
Với bản cập nhật mới, rất có thể Apple đã thực hiện một thay đổi nhỏ để hỗ trợ người dùng phải đeo khẩu trang: thay đổi phần nhận diện từ phần lớn khuôn mặt còn phần mặt không bị khẩu trang che khuất. Từ khía cạnh công nghệ, việc duy nhất Apple cần làm chỉ là thay đổi mã nguồn cho FaceID mà không cần thực hiện bất kỳ thay đổi nào về phần cứng.
FaceID: An toàn hơn và dễ tùy biến hơn cảm biến vân tay.
Cũng cần phải chỉ ra rằng nhận diện khuôn mặt 3D không phải là không có điểm yếu: khi Face ID mới ra mắt, người dùng đã chỉ ra nhiều tình huống người trong gia đình có thể mở khóa thay nhau. Tuy vậy, đây là “cái giá” phải trả nếu muốn có sự thích nghi nhanh chóng trong mùa dịch. Quan trọng hơn, chỉ cần người dùng sử dụng trong một thời gian đủ lâu, dữ liệu cho AI sẽ được đào tạo chuẩn xác để hỗ trợ một người duy nhất. Đến nay, đây vẫn là công nghệ bảo mật sinh trắc an toàn nhất do không thể mở khóa được nếu không có sự tham gia của “nạn nhân” vào quy trình tạo mặt nạ.
Ngược lại, vân tay tồn tại rất nhiều điểm yếu. Ngay cả cảm biến vân tay an toàn bậc nhất là siêu âm cũng có thể bị bẻ khóa khi người dùng để lại dấu vân tay của mình trên thân máy. Không phải vô cớ mà ngay cả ông chủ của Android là Google cũng đã chuyển sang dùng nhận diện khuôn mặt 3D thay vì ở lại với vân tay như các đối tác sản xuất: hơn ai hết, ông lớn đi đầu về AI này thừa hiểu về tiềm năng to lớn của AI trong các lĩnh vực công nghệ.
Dữ liệu 20.000 khuôn mặt đeo khẩu trang rò rỉ
Không lâu sau khi công nghệ nhận diện khuôn mặt mới được triển khai ở Trung Quốc, ảnh của 20.000 người đeo khẩu trang bị rao bán công khai.
Economic View phát hiện kho dữ liệu khuôn mặt đeo khẩu trang được rao bán công khai trên mạng Trung Quốc. Người bán tuyên bố sở hữu hàng nghìn ảnh, giá mỗi bức ảnh là 0,05 nhân dân tệ.
Hệ thống giám sát và nhận diện khuôn mặt ngày càng phổ biến ở Trung Quốc. Khi Covid-19 bùng phát, các công ty công nghệ cải tiến thuật toán giúp hệ thống có thể nhận diện được những người đeo khẩu trang như một phần trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh. Theo SCMP, đầu tháng 3, công ty Hangwang ở Bắc Kinh công bố hệ thống của họ "chỉ mất một giây để nhận diện bất kỳ ai trong đám đông với tỷ lệ chính xác 95%".
Một số ảnh khuôn mặt đeo khẩu trang được thu thập trên các trang web và mạng xã hội.
Ngoài dữ liệu khuôn mặt đeo khẩu trang, người này còn cung cấp thuật toán nhận diện. "Chúng tôi thường dùng dữ liệu này để đào tạo hệ thống nhận diện người đeo khẩu trang. Nếu mã nguồn hệ thống và thuật toán nhận diện trùng khớp, bạn có thể mua với giá 1.000 nhân dân tệ. Nếu bạn chỉ quan tâm đến dữ liệu, giá của gói 20.000 ảnh là 1.000 nhân dân tệ. Tất cả đều được lưu trữ sẵn trên web", người bán nói.
Một nửa trong số 20.000 ảnh bị rò rỉ là được thu thập trên các trang web và mạng xã hội. Số còn lại là ảnh quét khuôn mặt của những người ra vào văn phòng hoặc khu dân cư.
Ming Cheng, chuyên gia về công nghệ nhận diện hình ảnh trên các sàn thương mại điện tử, giải thích: "Hiện nay có các công cụ tự động thu thập ảnh khuôn mặt có sẵn trên Internet. Một tổ chức nghiên cứu nước ngoài cho phép tải miễn phí gói dữ liệu khuôn mặt. Ngoài ra, ảnh có thể tìm thấy trên mạng xã hội như Weibo. Những người bán này có thể xây dựng kho dữ liệu trong nhiều tháng, bằng cách thu thập, trao đổi với nhau hoặc trực tiếp mua chúng".
Các chuyên gia cũng cho rằng Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ rò rỉ dữ liệu do sử dụng rộng rãi công nghệ nhận diện khuôn mặt. Hàng loạt vụ lộ dữ liệu đã xảy ra tại quốc gia đông dân nhất thế giới trong thời gian qua.
Hồi tháng 1, chuyên gia bảo mật GDI Foundation phát hiện kho dữ liệu khuôn mặt, thông tin cá nhân của học sinh và giáo viên thuộc một trường trung học ở Tứ Xuyên bị rò rỉ trên Internet. Cuối năm ngoái, đài CCTV cảnh báo về trường hợp 5.000 dữ liệu khuôn mặt bị rao bán công khai với giá 10 nhân dân tệ.
Theo cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu bảo mật thông tin cá nhân Nandu trên 6.152 người, 79% bày tỏ lo ngại về nguy cơ rò rỉ dữ liệu khuôn mặt, 65% nghi ngờ dữ liệu khuôn mặt bị lạm dụng và 50% sợ trở thành nạn nhân trong vụ lừa đảo và trộm cắp danh tính.
"Dữ liệu khuôn mặt gắn liền với danh tính của từng người. Do đó, các vụ rò rỉ có thể gây hậu quả nghiêm trọng", Giáo sư Xuen Jun tại Đại học Luật Bắc Kinh đánh giá. "Để bảo vệ quyền riêng tư, điều quan trọng là các công ty phải được người dân chấp thuận, trước khi thu thập dữ liệu sinh trắc học nhạy cảm".
Việt Anh
Các hãng giám sát 'ăn nên làm ra' mùa dịch Covid-19 Các công ty công nghệ giám sát nói rằng kinh nghiệm của họ có thể giúp chính phủ theo dõi sự lây lan thầm lặng của dịch Covid-19. Ảnh chụp màn hình CNBC Các công ty công nghệ giám sát đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây khi cơ quan thực thi pháp luật trên khắp thế giới tìm kiếm...