‘Chợ online’ đắt khách trước giờ giãn cách
Dịch vụ “đi chợ online” trên nhiều ứng dụng tăng trưởng đột biến, người mua thậm chí không tìm được tài xế.
9h sáng 8/7, Quế Chi, ngụ quận 8, mở ứng dụng Now để đi chợ online nhưng không thể tìm được tài xế. “30 phút trôi qua vẫn không tài xế nào nhận đơn. Mình phải chuyển qua một số ứng dụng khác, nhưng vẫn không đặt được hàng. Đến khi tìm được tài xế, cửa hàng không còn đủ thực phẩm, mình buộc phải huỷ đơn”, Quế Chi nói.
Trên G Kitchen – ứng dụng chuyên bán các loại thịt cá tươi, lượng đặt hàng tăng vọt khi có tin TP HCM thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ từ 0h ngày 9/7. Bình thường người đặt mua có thể nhận hàng nhanh nhất trong 3 tiếng hoặc qua ngày hôm sau. Tuy nhiên, hiện hệ thống này đã thông báo hết sạch hàng và chưa biết khi nào có hàng trở lại.
Nhiều mặt hàng tươi sống trên một ứng dụng mua sắm online đồng loạt bị hết hàng do nhu cầu mua sắm của người dân tăng vọt.
Các ứng dụng Grab, Be, Now, Baemin… cũng ghi nhận lượng đơn từ dịch vụ đi chợ tăng đột biến vài ngày qua. Quang Thuần, tài xế của một ứng dụng giao hàng, cho biết: “Hôm qua và nay, từ 6h sáng đã có khách đặt dịch vụ đi chợ. Khi đến siêu thị, hàng dài tài xế đã xếp hàng chờ đến lượt. Có lúc mình nhận đơn, xếp hàng vào siêu thị nhưng lại phải huỷ vì kệ hàng trống trơn dù mới nửa buổi sáng”, Quang Thuần nói. Các tài xế giao hàng công nghệ khác cũng cho biết nhu cầu “đi chợ online” của người dân TP HCM cao bất thường khi thành phố có thông báo áp dụng Chỉ thị 16.
Các trang thương mại trực tuyến như Lazada, Shopee, Tiki cũng ghi nhận nhu cầu mua sắm tăng cao, đặc biệt với các nhu yếu phẩm và thực phẩm tươi sống. Đại diện Lazada cho biết, chỉ trong ngày 7/7, doanh số ngành thực phẩm tươi sống bằng cả tháng cùng kỳ năm ngoái. “Để đáp ứng nhu cầu tăng vọt của người dân, chúng tôi phải tăng cường nhân sự, giao hàng liên tục 7 ngày trong tuần. Đồng thời đẩy mạnh AI vào việc thiết kế lộ trình di chuyển của tài xế để giao được nhiều đơn hàng nhất, với thời gian ngắn nhất”, đại diện Lazada chia sẻ.
Các dịch vụ đi chợ online không chỉ đắt khách trên ứng dụng di động, các nền tảng mua bán trực tuyến của hệ thống siêu thị Vinmart, Sagon Co.op, Big C, Go! Bách Hóa Xanh, Lottemart… cũng ghi nhận mức tăng trưởng từ 2 đến 10 lần so với ngày thường. Người dùng thậm chí không thể đăng nhập do hệ thống quá tải.
Video đang HOT
Đại diện MM Mega Market xác nhận lượng đơn đặt hàng online quá nhiều. “Chúng tôi đặt mua hàng trực tiếp từ các vựa và tại các trang trại nên nguồn hàng luôn dồi dào. Việc giao hàng chậm là do người dân đổ xô đặt mua cùng một thời điểm nên nhân sự không thể đáp ứng ngay lập tức”, người này nói.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều chợ truyền thống phải đóng cửa để đảm bảo giãn cách an toàn, TP HCM đã triển khai nhiều ứng dụng công nghệ, giúp người dân ổn định cuộc sống và phòng chống dịch bệnh.
Gần đây, thành phố Thủ Đức đã ra mắt “Ứng dụng mua sắm an toàn”, giúp người dân tìm kiếm địa điểm mua bán đang hoạt động gần mình kèm thông tin chỉ đường hoặc đặt hàng trực tuyến. Sau khi truy cập, bản đồ sẽ tự động xác định vị trí của người dùng và liệt kê 20 điểm mua sắm gần nhất đang mở cửa, bao gồm cửa hàng tiện lợi, siêu thị và chợ. Các địa điểm mua sắm được sắp xếp và đánh số thứ tự theo khoảng cách ước tính từ vị trí của người dùng. Các nhà chức trách cũng khẳng định hàng hóa, nhu yếu phẩm vẫn được bán tại siêu thị trong những ngày giãn cách theo Chỉ thị 16.
Mua hàng Tiki, Lazada, Shopee tăng cao mùa dịch
Các nền tảng thương mại điện tử đều ghi nhận mức tăng trưởng trong mùa dịch, trong đó chủ yếu có mặt hàng thiết yếu, chăm sóc sức khoẻ, điện tử...
Dịch bệnh khiến nhu cầu về hàng hoá thiết yếu lên cao. Xu hướng mua hàng qua mạng cũng tăng rõ rệt. Nhất là khi TP.HCM áp dụng lệnh giãn cách từ 31/5, nhu cầu mua sắm online cao hơn ngày thường.
Nhân viên làm việc bên trong một kho hàng thương mại điện tử.
"Trong thời gian diễn ra dịch Covid - 19, người dân được khuyến khích ở nhà và thực hiện giãn cách xã hội. Do đó, chúng tôi thấy nhiều người Việt Nam chuyển sang sử dụng các nền tảng trực tuyến cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của họ, thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu đối với tất cả các danh mục ngành hàng", ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Shopee Việt Nam trả lời PV.
Trong đó, nổi bật là các mặt hàng tiêu dùng nhanh, sản phẩm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp, đồ điện tử và đồ gia dụng.
Phía Tiki cho biết, trong 2 ngày cuối tuần vừa qua, mức độ tăng trưởng trên toàn sàn lên 30%. Đồng thời xu hướng tìm kiếm của người tiêu dùng trên Tiki cũng có dấu hiệu tăng rõ rệt ở những nhóm ngành hàng, sản phẩm phục vụ cho công việc và hoạt động của bản thân và gia đình trong giai đoạn giãn cách xã hội.
Cụ thể là những ngành hàng như: hàng tiêu dùng nhanh, thực phẩm, hàng tươi sống, nhà cửa đời sống, mẹ-bé, dụng cụ thể thao, hàng điện tử và phụ kiện.
Trong khi đó, phía Lazada cho biết, trải qua ba làn sóng Covid-19, người dân đã làm quen với việc mua sắm các nhu yếu phẩm cần thiết qua các kênh online, thay vì lo lắng tích trữ hàng hóa quá mức như trước đây.
Một số ngành hàng ghi nhận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ. Chẳng hạn, các mặt hàng tươi sống và đông lạnh ghi nhận mức tăng trưởng hơn 10 lần.
Mặt hàng khẩu trang, nước sát trùng tay hay các vật dụng bảo hộ vẫn nhận được sự quan tâm lớn từ người tiêu dùng. Tuy nhiên, do nguồn cung đã ổn định và người tiêu dùng không còn tâm lý tích trữ nên không xảy ra tình trạng cháy hàng hay khan hiếm hàng hóa.
Do đã có kinh nghiệm từ trước, các sàn đều chuẩn bị nguồn cung ngay từ khi dịch chuẩn bị bùng phát.
Tiki đẩy mạnh nguồn cung hàng hóa ở hầu hết các ngành hàng, dự kiến tăng lên đến 50%, đặc biệt ở những ngành hàng nhu yếu phẩm, ngành hàng thực phẩm tươi sống, cũng như ngành hàng công nghệ với những mặt hàng hỗ trợ làm việc và giải trí tại nhà trong thời gian giãn cách...
Riêng nguồn cung đối với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tăng gấp 3 lần, đặc biệt sản phẩm nước rửa tay tăng gấp 25 lần.
Trong thời gian dịch bệnh, các nền tảng cũng đưa nhiều chương trình hỗ trợ nông dân bán hàng trên ứng dụng. Chẳng hạn Lazada đưa vải Hải Dương lên sàn. Shopee mở bán nông sản Sơn La và Tiền Giang.
Đối với nhà bán nói chung, các bên đều có chương trình hỗ trợ. Như Shopee hỗ trợ chạy quảng cáo để tăng cường nhận diện, giảm giá một số gói quảng cáo bên trong nền tảng này. Lazada tung gói hỗ trợ thúc đẩy doanh số, dự kiến tiếp cận 100.000 nhà bán.
Trong thời kỳ dịch bệnh, các nền tảng cũng phải bảo đảm an toàn cho nhân viên làm việc tại kho lẫn nhân viên giao hàng. Đây là nhóm đối tượng làm việc toàn thời gian để đáp ứng nhu cầu gia tăng trong giai đoạn giãn cách.
Phía Tiki triển khai khử khuẩn liên tục vào mỗi ngày tại các khu vực kho hàng và khu sinh hoạt chung (khu văn phòng, phòng ăn...) nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho lực lượng lao động.
Đối với việc giao hàng cho khách trong mùa dịch, Lazada đã triển khai việc giao hàng không tiếp xúc, đẩy mạnh việc thanh toán thông qua các kênh gián tiếp như: hình thức trả trước, ZaloPay...
Riêng khách hàng tại các khu vực theo Chỉ thị 16 Thủ tướng Chính phủ, Lazada khuyến khích đặt hàng từ các nhà bán hàng cùng khu vực, để việc vận chuyển được thuận tiện và nhanh hơn.
Săn sale trên Shopee, Lazada cư dân mạng như được xem Gala cười Nhằm thu hút người tiêu dùng, các gian hàng trên Shopee, Lazada... sử dụng những hình ảnh "cười không nhặt được mồm". Shopee, Lazada... những ứng dụng mua sắm online nổi bật, đang hot rần rần vì giá rẻ - tiện ích - hiện đại. Tết sắp đến rồi, mà đứng giữa một app mua sắm thứ gì cũng có và giá rẻ...