Chợ nổi Cái Răng là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
Trong 7 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia mới được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch công bố có văn hoá chợ nổi Cái Răng nổi tiếng ở thành phố Cần Thơ; chữ viết cổ của người Thái (Sơn La).
Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch vừa công bố thêm 7 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Có 4 lễ hội truyền thống được công nhận gồm: Nghinh Ông (xã Bình Thắng, Bình Đại, Bến Tre); nữ tướng Lê Chân (Lê Chân, TP Hải Phòng); Cầu Ngư (còn gọi là lễ hội Cá Ông) của ngư dân TP Đà Nẵng và lễ hội Trương Định (xã Gia Thuận, Gò Công Đông, Tiền Giang).
Nghề thủ công tre trúc Xuân Lai (xã Xuân Lai, Gia Bình, Bắc Ninh); chữ viết cổ của người Thái (Sơn La); đặc biệt văn hoá chợ nổi Cái Răng (TP Cần Thơ) cũng nằm trong danh sách di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Video đang HOT
Văn hoá Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) vừa lọt vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Ảnh: An Nhơn.
Cái Răng là một trong số chợ nổi lớn và sầm uất nhất đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi ngày nơi đây có gần 400 ghe, tàu của người dân khắp nơi đến buôn bán kinh doanh, nhất là các mặt hàng nông sản, đặc sản miền Tây. Khu chợ gắn bó với văn hoá sông nước này là một trong những điểm du lịch nổi tiếng.
Trước đó ngày 19/1, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành quyết định bổ sung 15 di sản vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Trong danh sách này, có nhiều lễ hội, nghề truyền thống của các dân tộc như: lễ hội cầu năm mới, cầu mùa của người Dao (Bắc Kạn); đền Hát Môn, đền Và (Hà Nội); nghề gốm Phù Lãng, chạm khắc Phù Khê, gò đồng Đại Bái (Bắc Ninh)… Hội pháo làng Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) cũng được ghi tên trong danh sách.
Quỳnh Trang
Theo VNE
Đưa lên mạng lấy ý kiến người dân về bảo tồn chợ nổi
Đây là ý kiến của ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ, tại hội thảo "Bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng" do UBND TP.Cần Thơ tổ chức ngày 11.11.
Chợ nổi Cái Răng - Ảnh: Đình Tuyển
Sự kiện này nhằm lấy ý kiến của lãnh đạo các sở ngành, quận, huyện, nhà khoa học, doanh nghiệp đóng góp cho dự thảo Đề án bảo tồn và phát triển chợ nổi do Viện Kinh tế xã hội TP.Cần Thơ đưa ra.
Theo ông Lê Văn Tâm, Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ, chợ nổi Cái Răng có vai trò rất quan trọng với Cần Thơ không chỉ là tài nguyên du lịch có tiếng tầm quốc tế mà còn là nét văn hóa đặc trưng của địa phương. Tuy nhiên, gần đây số lượng ghe tàu ở chợ nổi giảm, hàng loạt vấn đề phát sinh như ô nhiễm môi trường, không đảm bảo an toàn thực phẩm, sản phẩm hàng hóa nghèo nàn... Chính vì vậy cần phải tìm giải pháp bảo tồn phát triển chợ nổi này càng sớm càng tốt.
Dự thảo Đề án bảo tồn chợ nổi của Viện Kinh tế xã hội Cần Thơ đưa ra 3 phương án là "Bảo tồn nguyên trạng"; "Bảo tồn kết hợp giữa nguyên trạng và có can thiệp sắp xếp"; "Di dời chợ nổi đến vị trí mới...". Hầu hết, các sở ngành, địa phương đều thống nhất với phương án "Bảo tồn kết hợp giữa nguyên trạng và có can thiệp sắp xếp". Tổng kinh phí dự kiến để làm đề án này là trên 63,5 tỉ đồng.
Trước mắt, Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ yêu cầu các cơ quan chức năng phải làm trước những việc dễ, ít tốn kém như thu gom rác, hỗ trợ người dân về học hành miễn phí, y tế, nước sạch, vận động người dân có ý thức giữ vệ sinh, điều chỉnh nhà vệ sinh trên ghe xuồng đảm bảo mỹ quan. Bổ sung vào đề án các tour tuyến du lịch liên quan đến chợ nổi để cùng phát huy. Thu hồi đất 2 dự án kém hiệu quả để làm công trình phục vụ chợ nổi. Đặc biệt, Q.Cái Răng, ngân hàng chính sách phải nới rộng việc hỗ trợ vốn cho cư dân chợ nổi và không nhất thiết là người địa phương mà tất cả ai tham gia buôn bán ở chợ nổi đều được xem xét hỗ trợ làm ăn, đóng ghe tàu mới, làm bè, nhà ở mới.
Đình Tuyển
Theo Thanhnien
Đăk Lăk quây bạt để đâm trâu tại lễ hội Nhằm tránh hình ảnh phản cảm nhưng vẫn giữ được lễ hội truyền thống, tỉnh Đăk Lăk sẽ đâm trâu ở góc sân, che bạt, để người dân không chứng kiến. Ngày 25/2, ông Vũ Minh Thoại - Trưởng phòng Văn hóa huyện Buôn Đôn (Đăk Lăk) - cho biết, Lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc của địa phương năm...