‘Chở người’ không phải mục tiêu cuối cùng, MyGo nằm ngoài vòng xoáy ‘cắt máu’ giành thị phần
Viettel Post chi cho ứng dụng gọi xe MyGo khoảng 1 tỷ đồng trong quý 3. Ứng dụng này hiện đã thu hút được 120.000 tài xế đăng ký, trong đó có trên 80% tài khoản đang hoạt động.
Ứng dụng gọi xe MyGo hiện có 120.000 tài xế
Theo một báo cáo nhanh từ Tổng công ty Cổ phần bưu chính Viettel, ứng dụng gọi xe MyGo do doanh nghiệp này phát triển hiện có khoảng 120.000 tài xế tham gia với khoảng 80% tài khoản đang hoạt động. Con số này nằm trong tương quan so sánh với khoảng 200.000 tài xế Grab và 30.000 tài xế của ứng dụng be.
Sự tăng trưởng sau 2 tháng ra mắt không quá bất ngờ khi ngay thời điểm ra mắt, MyGo tuyên bó đã có hơn 100.000 tài xế trong đó chủ yếu là tài xế xe máy.
Đạt được sự tăng trưởng đáng kể nhưng báo cáo này cũng chỉ ra chi phí cho MyGo chỉ khoảng 1 tỷ đồng.
Video đang HOT
Con số này không quá bất ngờ bởi MyGo gần như không tham gia vào cuộc chạy đua “cắt máu” để giành thị phần như cách mà các ứng dụng gọi xe đang thực hiện trong cuộc chiến giành thị phần và giữ chân tài xế. Phía Viettel Post cho biết mục tiêu cuối cùng của MyGo không phải “chở người”
Viettel Post đã công bố 2 dự án kinh doanh mới là Voso.vn (nền tảng thương mại điện tử) và MyGo (ứng dụng gọi xe công nghệ) vào đầu tháng 7/2019. Dự án xuất phát từ mục tiêu tối ưu hóa hệ sinh thái dịch vụ mà Viettel Post đang cung cấp cho khách hàng đồng thời tạo cơ hội phát triển chuỗi giá trị của dịch vụ giao hàng mở rộng sang dịch vụ sàn thương mại điện tử, dịch vụ chở người.
Đối với ứng dụng MyGo, mặc dù là một ứng dụng gọi xe công nghệ, mục tiêu của MyGo là tối ưu dịch vụ giao hàng hiện có cho Viettel Post, xã hội hóa lực lượng nhân công giao hàng và xa hơn là xử lý quá trình giao hàng cho tất cả đối tác giao nhận.
Trong số 120.000 tài xế đăng ký ứng dụng có cả các đối tác vãng lai và nhân viên thuê ngoài chưa ký hợp đồng của doanh nghiệp. Định hướng này giúp MyGo không cạnh tranh trực tiếp với các ứng dụng vận chuyển hành khách như Grab, Be hay GoViet, qua đó không bị rơi vào vòng xoáy giảm phí dịch vụ để chiếm thị phần.
Cũng theo một con số được công bố trước đó, Viettel Post sẽ chuyển giao dần mảng giao hàng qua ứng dụng. Lượng đơn hàng thông qua MyGo hiện nay khoảng 70.000 đơn/ngày (chiếm 20% tổng đơn hàng của Viettel Post). Doanh nghiệp có mục tiêu nâng tỷ lệ này lên 40% vào cuối năm 2019. Nhờ đó, Viettel Post có thể tập trung nguồn lực để phát triển khách hàng đầu gửi lĩnh vực thương mại điện tử Nền tảng Voso.vn ra đời với mục tiêu phát triển kênh bán hàng cho các khách hàng đang sử dụng dịch vụ giao nhận hiện có của Viettel Post.
Hiện nay Voso.vn vẫn chưa thu phí với các chủ hàng, đồng thời thực hiện một số chương trình giảm giá khuyến mại. Tuy nhiên, khác với MyGo được phát triển dựa trên nền tảng dịch vụ giao hàng hiện đang có thị phần cao, nền tảng thương mại Voso.vn lại là 1 dịch vụ khá mới đối với Viettel Post, được phát triển trong bố cảnh các sàn thương mại điện tử vẫn đang cạnh tranh rất gay gắt.
Theo ITC News
Viettel Post chuyển toàn bộ mảng giao hàng cho đối tác MyGo, các đối thủ cũng có thể thành khách hàng
Theo thống kê, trung bình mỗi ngày có khoảng 70.000 bưu gửi được giao thành công qua ứng dụng MyGo, thu hút hơn 10.000 đối tác tham gia giao hàng. Viettel Post đặt mục tiêu đến cuối năm nay, toàn bộ 100% bưu gửi sẽ được giao thông qua ứng dụng MyGo.
Toàn bộ các đơn hàng của Viettel Post sẽ được chuyển qua giao trên ứng dụng MyGo.
Đại diện Viettel Post cho biết doanh nghiệp này đã hoàn thiện toàn bộ quy trình giao bưu gửi của Viettel Post qua ứng dụng MyGo và sẽ chính thức triển khai rộng rãi từ tháng 9/2019.
Thời gian tới, toàn bộ phần giao hàng của Viettel Post sẽ được chuyển cho đối tác MyGo trên phạm vi toàn quốc. Theo đó, tất cả các Bưu cục của Viettel Post sẽ thực hiện công tác tạo đơn hàng trước khi đối tác MyGo giao hàng qua ứng dụng này.
Để đảm bảo an toàn cho cho hàng và tiền thu hộ, các đối tác MyGo sẽ thực hiện việc đặt cọc số tiền tương ứng với giá trị hàng hóa bưu gửi. Số tiền này không quá 3 triệu đồng mỗi lần giao hàng. Sau khi hoàn thành việc giao hàng, các đối tác quay trở lại Bưu cục thực hiện bàn giao, tiếp đó đối tác MyGo có thể tiếp tục nhận hàng đi phát, hoặc nhận lại số tiền đã đặt cọc.
Theo kế hoạch, Viettel Post đưa 20% tổng lượng bưu gửi cho MyGo của 30 chi nhánh trên toàn quốc. Theo thống kê, trung bình mỗi ngày có khoảng 70.000 bưu gửi được giao thành công, thu hút hơn 10.00 đối tác tham gia với tỷ lệ phát thành công lên đến 84,33%. Việc thực hiện thí điểm giao hàng qua MyGo nhằm mục đích hoàn thiện quy trình, kết hợp với đào tạo và hướng dẫn nghiệp vụ cho các đối tác.
Với việc chuyển đổi này, một lượng lớn hàng hóa của Viettel Post sẽ được đối tác MyGo giao. Riêng với các bưu tá giao hàng của Viettel Post trước đây sẽ được chuyển đổi chức danh thành nhân viên bán hàng hoặc có thể trở thành đối tác MyGo. Đây là một trong những chiến lược phát triển MyGo mà Viettel Post hướng tới nhằm xã hội hóa hoạt động giao hàng của Viettel Post.
Bằng việc đưa ứng dụng công nghệ MyGo vào thực hiện nhiệm vụ cốt lõi là giao hàng, không chỉ các bưu cục của Viettel Post mà tất cả các đơn vị chuyển phát khác như Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm... đều có thể trở thành khách hàng của MyGo.
Trong tháng 8 vừa qua Viettel Post đã thực hiện thí điểm giao hàng bằng đối tác MyGo ở một số chi nhánh và địa phương. Theo kế hoạch, tháng 9 Viettel Post sẽ thực hiện giao hàng qua đối tác MyGo trên toàn bộ 63 tỉnh thành và nâng tổng số lượng bưu gửi giao qua đối tác MyGo lên con số 40% trên tổng lượng bưu gửi của toàn hệ thống. Viettel Post đặt mục tiêu đến cuối năm nay, toàn bộ 100% bưu gửi sẽ được đẩy cho lực lượng tài xế xã hội đi giao thông qua ứng dụng MyGo.
Theo ITC News
Không chạy đua 'cắt máu', MyGo có vũ khí nào để cạnh tranh với Grab, be, Go-Viet? MyGo sẽ không tham gia cuộc đua 'cắt máu' trong lĩnh vực gọi xe, ứng dụng này tận dụng được lượng tài xế xã hội để vừa giao hàng và chở người, đồng thời cho phép tài xế nhận và trả hàng nhiều điểm trong cùng một chặng đường để tối ưu chi phí. Không "đốt tiền", ứng dụng gọi xe MyGo cạnh...