Chó mèo có thể gây bệnh nguy hiểm cho người như thế nào?
Mang lại nhiều lợi ích nhưng chó mèo cũng có thể gây bệnh cho con người. Có biện pháp phòng ngừa là rất thiết để đảm bảo sức khỏe và phòng tránh rủi ro mắc bệnh từ những vật nuôi này.
Một trong những cách giúp hạn chế thú cưng lây truyền bệnh cho người là tiêm ngừa cho chúng – SHUTTERSTOCK
Nuôi chó mèo được chứng minh là có thể giúp giảm huyết áp, căng thẳng và trầm cảm, đặc biệt ở người già. Tuy nhiên, mọi người cũng cần phải lưu ý vì vật nuôi có thể gây bệnh cho chúng ta theo các cách sau:
Cơ thể chó mèo có thể chứa nhiều loại ký sinh trùng khác nhau và hoàn toàn có khả năng lây cho người, chẳng hạn như giun móc và giun tròn, theo Reader’s Digest.
Một trong những cách tốt nhất để ngừa ký sinh trùng là phải rửa sạch tay sau khi chạm vào chó mèo.
Một số con thú cưng mang nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng hơn những con khác. Chó con có thể chứa nhiều ký sinh trùng và có thể truyền cho người, các chuyên gia cho biết, theo Reader’s Digest.
Biến chứng thai kỳ
Video đang HOT
Để chó liếm vào vết thương hở có thể gây nhiễm trùng. Bất kỳ điều gì ảnh hưởng đến thai phụ cũng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Nếu thai phụ bị nhiễm trùng do tiếp xúc với thú cưng thì thai nhi cũng có thể bị lây bệnh và từ đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, Reader’s Digest dẫn ý kiến chuyên gia thú y Satesh Bidaisee tại Đại học St.George (Anh).
Nhiễm trùng và nấm
Vi khuẩn và nấm có thể lây từ thú cưng sang người. Bệnh hắc lào do nấm và bệnh leptospirosis do vi khuẩn gây ra là hai bệnh do động vật truyền sang người thường thấy.
Hắc lào sẽ làm phát ban và ngứa da. Bệnh leptospirosis sẽ gây sốt, đau đầu, ói mửa, thậm chí dẫn đến suy thận và gan, theo Hiệp hội Y tế Thú y (Mỹ).
Vật trung gian lây truyền bệnh từ thú cưng sang người là bọ ve. Bọ ve có thể rơi ra từ lông thú cưng và bò lên da người.
Bọ ve thường phát triển nhiều nhất vào mùa hè. Việc dắt chó đi dạo ngoài trời, nhất là ở những nơi nhiều cây cối, có thể khiến chúng dễ bị nhiễm bọ ve.
Cách tốt nhất để hạn chế chó mèo lây bệnh sang cho người là tiêm các loại vắc xin phòng bệnh cần thiết cho chúng cũng như đưa đến bác sĩ thú y khám định kỳ.
Đặc biệt, cần phải tiêm ngừa bệnh dại cho chó mèo, theo Reader’s Digest.
Theo thanhnien.vn
Trẻ nhỏ dễ bị nhiễm giun sán khi chơi với chó mèo
Trẻ ôm ấp chó mèo khiến ấu trùng giun sán xâm nhập qua da vào cơ thể gây bệnh sán dây, giun đũa.
Cơ thể bé Nguyễn Dũng Phong (Nghệ An) 4 tuổi nổi nốt mẩn ngứa, tay chân miệng bị bầm tím. Bác sĩ bệnh viện địa phương chuyển bé đến Bệnh viện Nhi Trung ương rồi Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, vẫn không tìm ra bệnh. Suốt 6 tháng trời, chị Trần Thị Kim Năng, mẹ bé Phong và gia đình sống trong nỗi lo sợ "con mang trọng bệnh". Sau đó bác sĩ Bệnh viện Sốt rét Ký sinh trùng Trung ương chẩn đoán bé Phong bị nhiễm giun sán từ chó mèo. Mẹ bé khi đó mới nhớ cháu ở nhà thường xuyên chơi với chó mèo.
Trẻ con ôm chó mèo khiến ấu trùng giun xâm nhập qua da vào cơ thể gây bệnh. Ảnh: PetMD
Bé Nguyễn Kim Anh 3 tuổi ở Ninh Bình cũng thích chơi với mèo. Bé thường xuyên đau bụng, đi ngoài phân sống và chậm lớn. Bác sĩ Bệnh viện Sốt rét Ký sinh trùng Trung ương xác định bé bị nhiễm giun sán chó mèo.
Tình trạng trẻ con nhiễm giun sán do tiếp xúc gần với vật nuôi rất phổ biến hiện nay. Khoa khám bệnh của Bệnh viện Sốt rét Ký sinh trùng Trung ương hàng ngày có đến hơn 70% số bệnh nhi đến khám và điều trị giun sán.
Bác sĩ Trần Huy Thọ, Trưởng khoa Khám bệnh của Viện cho biết trẻ dưới 5 tuổi rất dễ bị nhiễm giun sán từ chó mèo vì các bé thích chơi đùa, vuốt ve, ôm ấp vật nuôi. Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ nhiễm sán dây ít hơn so với nhiễm giun đũa.
Chó mèo bị nhiễm giun sán sẽ phát tán trứng giun sán qua phân ra môi trường. Trứng nhiễm vào thực phẩm hoặc bám trên lông con vật. Người ăn phải thực phẩm có trứng giun, tiếp xúc với chó mèo tạo điều kiện ấu trùng chui qua da vào cơ thể.
"Không dễ dàng phát hiện tình trạng nhiễm giun sán", bác sĩ Thọ cho biết. Có người biểu hiện đầu tiên chỉ là những nốt mẩn ngứa dưới da, một số phát ban trên da, nổi mề đay. Bệnh nhân ngứa nhiều ngày không hết nhầm là bệnh da liễu hay bệnh máu nên điều trị sai bệnh.
"Nhiễm giun sán nếu lâu ngày rất nguy hiểm", bác sĩ cảnh báo. Giun sán là loại ấu trùng di chuyển trong nội tạng. Nó có thể gây tổn thương trong cơ tim, gan, đường ruột.
Trẻ xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ dưới da nhiều ngày khong khỏi cần đến ngay cơ sở y tế khám chữa.
Hai thể thường gặp nhất là ấu trùng di chuyển trong nội tạng và ở mắt. Ở nội tạng, bệnh nhân có các triệu chứng sốt, gan to và bị hoại tử, lách to, hô hấp giống như hen suyễn. Giun sán vào mắt, triệu chứng thường gặp là giảm thị lực một bên mắt hoặc đôi khi bị lé. Mức độ suy giảm thị lực tùy thuộc vào vùng bị thương tổn (võng mạc, điểm vàng), có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, người bệnh bị viêm cơ tim, viêm thận, hệ thần kinh trung ương có thương tổn với biểu hiện co giật, triệu chứng tâm thần kinh hay bệnh lý ở não. Thế giới cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp tử vong do ấu trùng di chuyển đến não.
Bác sĩ cho biết, ăn chín uống sôi là một trong những biện pháp phòng chống bệnh. Trẻ nhỏ phải rửa tay bằng xà phòng, nhất là sau khi chơi với chó mèo. Nên uống thuốc tẩy run định kỳ 6 tháng một lần. Gia đình hàng tuần cần dọn dẹp sạch nơi chó mèo nằm, phân được chôn lấp hoặc bỏ vào thùng rác. "Nên tẩy giun định kỳ cho chó mèo", bác sĩ cho biết.
Thúy Quỳnh
Theo Vnexpress
Bàn tay đột nhiên tê ngứa, mất cảm giác có thể là do những vấn đề sức khỏe sau đây gây ra Bất kỳ dấu hiệu khác thường nào trên bàn tay cũng có thể ngầm cảnh báo những vấn đề sức khỏe mà bạn đang có nguy cơ mắc phải. Cơ thể của chúng ta có thể ẩn chứa rất nhiều căn bệnh mà mắt thường đôi khi không thể nhìn thấy được. Trong đó, tình trạng tê cứng ở một số bộ phận...