Chớ lạm dụng mẹo chữa bệnh dân gian!
Dù đã có rất nhiều khuyến cáo nhưng không ít người vẫn áp dụng các mẹo chữa bệnh dân gian truyền miệng, để lại hậu quả đáng tiếc
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ hướng dẫn học viên thực hiện phương pháp giác hơi trị bệnh Ảnh: HẢI YẾN
Từ sơ khai, khi bị bệnh, con người liền tìm cách chữa trị. Trong đó, họ tìm tới các loại cây, lá để ăn. Vô tình, sau khi ăn thì nhiều người khỏi bệnh và từ đó lưu truyền về sau. Tuy nhiên, họ lại không giải thích được tại sao các loại cây, lá ấy trị được bệnh.
Phân biệt mẹo chữa bệnh dân gian và phương pháp đông y
Mẹo trị bệnh dân gian là cách làm, cách chữa bệnh được truyền lại qua các thế hệ và phổ biến trong cộng đồng. Chúng dựa trên kinh nghiệm và quan sát của người dân trong việc chữa bệnh thông qua các biện pháp tự nhiên, sử dụng những thành phần có sẵn trong môi trường xung quanh; không được chứng minh bằng phương pháp nghiên cứu khoa học và không có cơ sở y học chính thức.
Mẹo trị bệnh dân gian có thể có hiệu quả trong một số trường hợp nhưng cũng có thể không bảo đảm độ an toàn và hiệu quả cho tất cả mọi người.
Trong khi đó, phương pháp trị bệnh theo đông y được xây dựng trên cơ sở lý thuyết y học và hệ thống hóa rõ ràng. Đây là điểm khác nhau lớn nhất với mẹo trị bệnh dân gian. Trong đông y, bệnh được coi là sự mất cân bằng trong hệ thống cơ thể và sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài.
Để điều trị bệnh, đông y sử dụng các phương pháp như thảo dược, châm cứu, xoa bóp… và tuân thủ các quy tắc ăn uống, lối sống lành mạnh. Phương pháp này dựa trên các nguyên lý lâu đời và đã được phát triển, tinh chỉnh qua hàng ngàn năm.
Đáng lưu ý, đến nay, một số mẹo chữa bệnh dân gian vẫn còn được sử dụng phổ biến. Điển hình, một số bệnh nhân đột quỵ đã tham khảo thông tin trên mạng và làm theo bằng cách chích, lể đầu ngón tay. Tuy nhiên, bệnh không thuyên giảm mà còn nặng hơn, khiến họ qua thời gian vàng điều trị.
Video đang HOT
Trong đông y, đột quỵ gây ảnh hưởng tạng can, khiến tay chân mềm nhũn kết hợp với can khí uất kết gây ra tình trạng yếu liệt nửa người. Tình trạng này thuộc phạm vi chứng trúng phong. Đây là cấp cứu của đông y cũng như y học hiện đại. Do đó, cần giải quyết theo sở trường cấp cứu, không đơn thuần chỉ là cấp cứu tại nhà hoặc dùng phương pháp thông thường.
Rủi ro khi áp dụng mẹo chữa bệnh dân gian
Dưới góc độ y khoa, chích là dùng kim đâm vào điểm đau, điểm ứ huyết, huyết độc tự chảy ra ngoài. Lể là véo da lên, dùng kim châm vào nơi có điểm tụ huyết, xuất huyết; máu không tự chảy ra mà cần dùng tay nặn nơi huyết ứ hoặc các huyệt vị, sau đó dùng bầu giác hút ra.
Chích, lể giúp khai thông khí huyết, giải ứ huyết, tà khí, điều hòa âm dương. Đối với một số bệnh nhất định (đau, nhức…), sau chích, lể, giác hơi thì khí huyết lưu thông trở lại, bệnh khỏi rất nhanh.
Tuy nhiên, không phải bệnh nào cũng áp dụng phương pháp này. Đặc biệt, khi áp dụng cần nắm rõ nguyên tắc, thủ thuật, trường hợp cấm kỵ và biện pháp xử lý khi xảy ra tình huống không mong muốn. Do đó, bệnh nhân cần được chẩn đoán đúng bệnh trạng để điều trị. Bởi lẽ, tính an toàn phụ thuộc vào người bệnh, người điều trị và môi trường, dụng cụ điều trị.
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ hướng dẫn học viên thực hiện phương pháp giác hơi trị bệnh Ảnh: HẢI YẾN
Thực tế, những cách trị bệnh được dân gian lưu truyền hiện nay không phải sai hoàn toàn. Một số phương pháp đã và đang được áp dụng, trị bệnh hiệu quả trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, cách trị bệnh dân gian dù phương pháp có hay đến mấy cũng chỉ phù hợp với một bệnh cảnh, một giai đoạn bệnh nhất định. Do đó, nếu cứ thực hiện theo mà không tham vấn ý kiến của chuyên gia thì rất có thể “lợi bất cập hại”.
Ví dụ, một số người mua cây, lá về uống trị đái tháo đường, cao huyết áp. Thực tế, một số loại cây, lá có tác dụng hỗ trợ hoặc hạ đường huyết, hạ huyết áp. Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng mà không tham khảo ý kiến bác sĩ, để tránh tác dụng phụ hạ đường huyết, hạ huyết áp quá mức gây nguy hiểm tính mạng.
Một số người bị phỏng thường đắp mật ong, lá cây vào vết thương hở. Thực tế, các loại này trong đông y đều có thành phần kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên, có thể mang lại cảm giác dịu nhẹ cho vùng thương tổn. Nghiên cứu cho thấy mật ong có thể có lợi trong việc làm lành các vết thương như vết cắt, vết phỏng nhẹ, vết loét; còn hiệu quả của việc đắp lá lên vết thương hở thì chưa được chứng minh bằng nghiên cứu khoa học đáng tin cậy.
Do đó, trong trường hợp các vết thương nghiêm trọng, sâu và có nguy cơ nhiễm trùng cao, nên đến cơ sở y tế uy tín để bảo đảm an toàn và hiệu quả trong điều trị.
8 tác hại khi nhịn ăn để giảm cân
Cập nhật tin tức về những người nổi tiếng, các sự kiện giải trí ở Viêt Nam và Thế giới; cùng với cẩm nang phong cách sống của phụ nữ thời hiện đại.
1. Mất nước
Những người nhịn ăn, bỏ bữa có xu hướng bị mất nước vì cơ thể không nhận được đủ chất lỏng từ thức ăn, đồ uống trong khi vẫn bài tiết một lượng lớn muối, đường qua mồ hôi, nước tiểu. Mất nước gây gián đoạn quá trình chuyển hóa năng lượng, làm chậm tốc độ trao đổi chất, khiến bạn khó giảm cân hơn.
2. Táo bón
Mất nước có thể gây ra tình trạng táo bón ở một số người. Khi nhịn ăn, cơ thể mất đi nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có chất xơ. Thiếu hụt chất xơ làm tăng nguy cơ táo bón, lâu dài dễ gây bệnh trĩ.
3. Hôi miệng
Khi nhịn ăn, cơ thể phải sử dụng chất béo dự trữ để tạo thành năng lượng. Quá trình chuyển hóa chất béo tạo ra acetone. Nồng độ acetone trong máu tăng lên khiến hơi thở có mùi.
4. Thiếu hụt dinh dưỡng
Người nhịn ăn dài ngày để giảm cân thường có biểu hiện mệt mỏi, thiếu sức sống. Nguyên nhân chủ yếu do cơ thể không được nạp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì hoạt động thường ngày. Thiếu hụt dinh dưỡng còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
5. Cuồng đồ ăn hoặc chán ăn
Nhịn ăn kéo dài dễ gây tâm lý cuồng đồ ăn.
Nhịn ăn kéo dài dẫn đến hai trạng thái tâm lý: cuồng đồ ăn hoặc chán ăn. Nếu mắc chứng cuồng ăn, bạn dễ lên cân trở lại và thường tăng nhiều cân, tích tụ nhiều mỡ thừa hơn. Nếu chán ăn, bạn có nguy cơ suy nhược cơ thể, rối loạn trao đổi chất, dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm.
6. Hạ đường huyết
Nhịn ăn kéo dài khiến nồng độ glucose trong máu giảm sút, gây ra hiện tượng chóng mặt, buồn nôn, hạ đường huyết. Biến chứng hạ đường huyết có thể gây rối loạn nhịp tim, ngất xỉu.
7. Suy giảm trí nhớ
Nhịn ăn gây thiếu hụt dinh dưỡng, khiến não bộ không nhận được đủ nguồn năng lượng cần thiết để hoạt động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, gây mất tập trung, suy giảm trí nhớ và nhiều bệnh lý khác.
8. Đau đầu
Nhịn ăn để giảm cân dễ gây đau đầu.
Người nhịn ăn kéo dài thường dễ bị đau đầu. Nguyên nhân do lượng đường trong máu thấp gây biến chứng đau đầu, thường đau ở vùng não trước.
Mách bạn cách ăn tối 'ba ít và một sớm' tốt cho sức khoẻ Bữa ăn tối là một trong ba bữa ăn chính quan trọng trong ngày, vậy nhưng ăn tối như thế nào tốt cho sức khoẻ thì không phải ai cũng biết. Báo Lao động dẫn nguồn trang Sohu cho biết, để ăn bữa tối tốt cho sức khoẻ nhất chúng ta nên áp dụng tiêu chí "ba ít và một sớm" sau đây....