Chợ hoa Hàng Lược và những ký ức muôn năm cũ
Cứ ngày 23 tháng Chạp hàng năm, chợ hoa Hàng Lược lại nhộn nhịp, tấp nập kẻ bán người mua.
Nếu ai đó đã từng đi chợ hoa Hàng Lược nhiều năm trước, sẽ có cảm nhận chợ hoa này rất khác so với những chợ hoa mới mở phục vụ Tết vài năm gần đây. Ở đây, người Hà Nội bán mọi thứ phục ngày Tết.
Chợ nằm trong phố cổ, nên cái gì cũng nhỏ. Người Hà Nội xưa cũng chỉ sống quanh phố cổ, nhà nhỏ, phố nhỏ, những cây cối như đào, quất, mai, thủy tiên… cũng chỉ là những chậu cây rất nhỏ, chỉ đủ đặt trên bàn uống nước hoặc trên bàn thờ.
Không như bây giờ, Hà Nội mở rộng, nhà to, đường lớn, nhu cầu cái gì cũng lớn nên những chợ hoa chuyển dần ra ngoại ô, đào, quất … có cây cao đến 3m.
Ông Nguyễn H., một người sống quanh phố cổ cho biết, năm nào, sau 23 Tết, ông cũng phải dạo quanh chợ một lần, để nhớ những cái Tết đã qua và lại sắp đón một năm mới. Giờ hàng hóa phục vụ Tết nhiều quá, rất khác xưa, nhưng ông cũng chỉ mua 1 cành đào be bé để cắm lên bàn thờ, vì nhà ông không rộng lắm. Đối với ông, có cành đào là có không khí Tết rồi.
Chợ hoa Hàng Lược thì vẫn vậy, giờ vẫn bán mua những thứ nhỏ nhắn, tinh tế… và chỉ phục vụ những người Hà Nội trong phố cổ là chính.
Ngày nay, người người, nhất là giới trẻ, nghe tiếng chợ hoa Hàng Lược đổ về, nhưng họ chỉ dạo quanh một lượt ngắm hoa, chụp ảnh, mua những thứ lạ lạ, chứ không mua hoa đào hay quất…
Chợ hoa Hàng Lược có từ hơn 100 năm nay. Hàng năm, cứ vào khoảng Tết ông Công, ông Táo cho tới tận chiều tối ngày 30 Tết, chợ hoa họp ngay trên đường phố, tấp nập và đông vui. Chợ hoa được họp trên phố Hàng Lược và các ngõ phố phụ cận quanh đấy đã đi vào tiềm thức, nỗi nhớ của mọi người Hà Nội, bởi không chỉ là nơi bán mua vẻ đẹp tinh thần mà chợ hoa này đã đi vào thơ ca, nhạc họa như một nét sống động đầy sắc màu của nhịp sống Hà Nội.
Năm nay, thời tiết giáp Tết lạnh nên đào, quất, các loại hoa khác đều rất đẹp, giá từ 200.000-500.000 đồng/cành đào.
Video đang HOT
Cây quất này, tuy nhỏ nhưng có đủ quả xanh, vàng, lộc, hoa nên ông chủ hét giá 500.000 đồng.
Năm nay, một loại hoa nhỏ li ti, màu trắng (tuyết mai), đỏ hồng (tùng tuyết mai) rất được giới trẻ yêu thích, giá 200.000 – 250.000 đồng/10 cành.
Những chậu cây si cảnh nhỏ xíu cũng được bày bán.
Tết của người Hà Nội không thể thiếu một bình hoa thủy tiên.
Thậm chí, năm nay người ta còn bán cả chậu cây lúa đang làm đòng, mong cho gia chủ một năm no ấm. Giá 40.000 đồng/chậu.
Đến hoa giấy rực rỡ sắc màu cũng không thiếu.
Dưa hấu, bưởi khắc chữ Tài, Lộc…
Nhiều mứt Tết làm từ hoa quả cho khách hành lựa chọn.
Đồ thờ cúng chẳng thiếu thứ gì.
Đồ trang trí nhà cửa có chữ chúc phúc, bao lì xì, pháo bông… khiến khu phố cổ thêm nhộn nhịp những ngày cuối năm.
Vân Nhi
Theo kinhtenongthon.vn
Đà Nẵng: Bến xe vắng bất ngờ, tàu hỏa cháy vé
Những ngày giáp Tết, Bến xe trung tâm TP.Đà Nẵng (quận Liên Chiểu) bất ngờ vắng khách so với mọi năm trong khi tàu hỏa lại cháy vé.
Theo ghi nhận của PV Dân Việt,sáng 18/1 (24 tháng Chạp), phòng vé Bến xe trung tâm Đà Nẵng đã không còn cảnh chen chúc, xếp hàng từ rạng sáng như những ngày đầu mở bán vé xe Tết. Thay vào đó là cảnh thưa thớt người hỏi mua vé xe. Tuy vậy, nhân viên bán vé các hãng xe tại đây vẫn tất bật nghe điện thoại tổng đài, tư vấn vé xe cho khách .
Một nhân viên quầy vé xe Hiếu Hoa (chặng Đà Nẵng - Nghệ An) cho biết, hầu như vé đã bán sạch những ngày trước Tết, duy chỉ còn ngày 20/1 (26 tháng Chạp) là còn một ít vé.
Bến xe trung tâm TP.Đà Nẵng) bất ngờ vắng khách.
"Để phục vụ nhu cầu đi lại trong dịp tết của người dân, nhà xe Hiếu Hoa đã tăng cường chạy 12 chuyến/ngày, với phương án cho xe quay đầu ngay. Một số hãng xe khác cũng còn vé những ngày trước tết nhưng rất ít, đều đang tính toán nhu cầu khách để xin xe tăng cường", nhân viên này nói.
Bà Phan Thị Ngọc Lan - Giám đốc Xí nghiệp Bến xe trung tâm Đà Nẵng cho hay, trong năm qua, các hãng xe tại Bến xe trung tâm Đà Nẵng mở thêm nhiều chốt, tài mới nên khả năng phục vụ rất tốt. "Khách ít hơn mấy năm. Năm ngoái, đến sáng 29 Tết mới hết khách, năm nay chắc chiều 28 là hết khách. Giờ xe cá nhân nhiều, đi chặng ngắn, tình hình không có gì đáng lo lắng", bà Lan nhận định.
"Vé vẫn còn, khách lên bến mua đều có. Đơn vị nào có nhu cầu tăng cường xe thì lập danh sách gửi Sở Giao thông Vận tải để được cấp phù hiệu. Hiện chưa có nhiều hãng xin tăng cường xe", bà Lan thông tin thêm.
Trái ngược với bến xe, hiện, Ga Đà Nẵng chỉ còn rất ít vé đi trong các ngày 28, 29/2 (mùng 4, 5 Tết) và từ ngày 3/2 (tức mùng 10 Tết) trở đi.
Trao đổi với PV, bà Lê Thị Tuyến - Đội trưởng Đội khách vận (chi nhánh vận tải đường sắt Đà Nẵng) cho hay, vé tàu tại Ga Đà Nẵng những ngày cao điểm đã hết sạch. "Sau Tết, từ Đà Nẵng đi TP.HCM nhu cầu cao hơn nên cháy vé, vé xe Đà Nẵng ra Bắc thì còn nhiều", bà Tuyến nói.
Vé tàu cho những ngày cao điểm hiện đã bán hết.
Trước đó, Ban An toàn giao thông TP.Đà Nẵng đã có công văn đề nghị Sở Giao thông Vận tải TP yêu cầu các đơn vị chủ động bố trí phương tiện sẵn sàng chuyển tải hành khách quá tải hoặc hành khách trên xe vi phạm bị tạm giữ tại bến xe.
Sở Giao thông Vận tải cũng yêu cầu Bến xe trung tâm TP tăng cường kiểm tra việc bán vé xe vào các ngày cao điểm trong dịp Tết Nguyên đán. Đồng thời, bến xe phải tuyên truyền, vận động hành khách vào bến mua vé để đảm bảo quyền lợi và an toàn giao thông.
Theo danviet
Dạy quản lý tiền bạc nhờ bao lì xì Tết Tết là cơ hội dạy con những khái niệm tài chính cơ bản, từ đó trẻ có thể xây dựng tư duy ban đầu về tiền bạc, cách quản lý tiền. Là nhà văn tự do, Rohith Murthy, sống tại Singapore, chia sẻ phương pháp dạy con về tiền bạc nhờ những hoạt động ngày Tết. Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều...