Cho giáo viên làm đề thi của học sinh để kiểm tra chất lượng?
Trong đợt thi học kỳ 2 của học sinh khối 12 Trường THPT Cao Thắng (TP Huế) vào tháng 4 vừa qua, cô Hoàng Thị Mai -hiệu trưởng nhà trường đã đột xuất yêu cầu các giáo viên môn Toán, Anh Văn, Địa, Sinh cùng làm đề thi của các em để đánh giá chất lượng.
Việc làm thử nghiệm này ít nhiều đánh giá được tức thời một phần thực chất của giáo viên (GV) khối 12 – khối trọng điểm với nhiệm vụ hướng dẫn học sinh (HS) thi tốt để vượt qua ngưỡng cửa cấp 3. Tuy nhiên cũng gây một số khó chịu nhất định với GV, vốn lâu nay được đánh giá chất lượng bởi nhiều hình thức khác, chứ không phải đi làm bài thi của HS.
PV Dân trí vừa có cuộc trao đổi với hiệu trưởng Hoàng Thị Mai về phương pháp thử nghiệm “lạ” này.
Xin cô cho biết thêm về việc Trường THPT Cao Thắng yêu cầu đột xuất GV khối 12 làm đề thi của HS?
Trước đây, vào mỗi kỳ thi học kỳ khối 12, chúng tôi vẫn thường hay làm là cho GV cốt cán đọc đề chung của Sở GD-ĐT (vì đề thi học kỳ của HS 12 do Sở GD-ĐT ra), từ đó đánh giá xem HS làm được bao nhiêu phần trăm. Tuy nhiên, GV chưa đánh giá đúng thực chất của các em. Ví dụ như đánh giá đề tương đối dễ, sẽ có trên 65% HS khối 12 làm điểm trên trung bình, nhưng khi chấm thì ngược lại, có trên 65% HS làm bài dưới trung bình.
Vì vậy, muốn để chắc chắn, chúng tôi đã có ý nghĩ, cho GV làm đề thi của HS công khai tại trường, song song với buổi làm bài thi học kỳ của các em. Để thử nghiệm, chúng tôi đã yêu cầu 15 GV khối 12 của 4 môn là Toán, Anh Văn, Sinh, Địa trong đợt thi học kỳ 2 vừa qua, sau khi xem đề xong thì cho vào ngồi cùng 1 phòng và làm đề thi lớp 12 theo từng môn mình phụ trách. Những GV này được miễn coi thi, và được thay thế bằng các người khác. Nhưng vẫn được tính tiết coi thi. Trong phòng làm bài, GV được theo dõi nghiêm ngặt bởi ban giám hiệu.
Bài làm xong, được chúng tôi rọc phách và chấm công bằng. Kết quả, các GV Toán làm bài rất chuẩn, chỉ hơn 50% thời gian đã xong. Điểm cao nhất là 10, thấp nhất là 9,5 điểm. GV Anh văn có phần lúng túng hơn dù có người cũng làm rất chuẩn, điểm dao động từ 7,5 đến 9,5 điểm. GV Địa và Sinh cũng chuẩn. Có GV cùng 10 điểm, nhưng chúng tôi đánh giá cao hơn người nào làm bài nhanh hơn.
Từ kết quả này, tổ bộ môn sẽ biết được phần nào năng lực của từng GV. Chúng tôi sau khi công bố điểm đã họp lại và thưởng động viên mỗi người 100.000 đồng, làm bài điểm cao hay thấp gì cũng thưởng cho vui vẻ. Tổng tiền thưởng cho 15 GV là 1,5 triệu đồng do tôi tự trích tiền túi ra.
Bài làm của 1 giáo viên Toán ở Trường THPT Cao Thắng (TP Huế) sau khi làm xong được cắt phách, ghi số hiệu để chấm khách quan như bài làm của học sinh.
Video đang HOT
Tâm lý của các GV ra sao khi có kết quả điểm, thưa cô?
Những người làm bài cao thì thấy hãnh diện so với những người khác trong tổ. Những người điểm thấp cũng có phần xấu hổ với ban giám hiệu.
Xin cô cho biết lợi ích của việc cho GV làm đề thi của HS?
Sau khi làm bài thi HS xong, các GV trong từng bộ môn phải hội ý lại để bàn về đáp án. Cho nên sẽ thuộc đáp án để chấm điểm nhanh cho HS sau đó, không cần mất thời gian cho việc ngồi lại một lần để bàn đáp án nữa. Thứ hai, sẽ tạo sự cạnh tranh trong GV.
Trong giờ chào cờ, chúng tôi có nói với HS khối 12 là trong lúc các em làm bài thi học kỳ 2 đợt vừa qua, thì các thầy cô em cũng được làm bài luôn. GV Toán chỉ làm 50% thời gian và được 10 điểm. Các em phải noi gương các thầy cô. Điều này đã làm cho HS rất phấn chấn.
Đây cũng là 1 điều ngấm ngầm cho ban giám hiệu chúng tôi là qua kết quả này, để có một phần cơ sở đánh giá GV chủ chốt dạy khối 12 trong năm sau. Tất cả điều chúng tôi làm đều không đưa vào quá trình thi đua của GV.
Học sinh trường THPT Cao Thắng sau kỳ thi mới biết là trong lúc mình làm bài thì các thầy cô cũng làm cùng đề thi để kiểm tra chất lượng.
Có những phản ứng nào từ phía GV không, thưa cô?
Có những người yếu thì có vẻ bực bội. Nhưng tôi làm việc này là để nâng cao trách nhiệm, chuyên môn GV chứ không có ý gì xấu cả.
Theo cô, những GV thấp điểm là do đâu?
GV trong trường đa phần đều tốt, họ làm thấp điểm có thể do tâm lý trong ngày đó, hoặc do không được chuẩn bị trước việc phải làm đề thi của HS.
Năm tới cô có định áp dụng hình thức này tiếp tục với GV không?
Đây là năm làm thử nghiệm và mang tính đột xuất. Cái này do mình lao động, sáng tạo nên nảy ra ý tưởng. Cái gì cũng có tính hai mặt của nó. Không biết mình làm thế này cấp trên biết được có ý kiến la rầy gì không nữa. Nhưng năm tới, nếu tiếp tục cho GV làm đề thi của HS thì mình sẽ báo cho GV trước để có sự chuẩn bị tốt hơn về tâm lý.
Cô Hoàng Thị Mai – hiệu trưởng Trường THPT Cao Thắng (TP Huế).
Xin cô cho biết nguyên nhân sâu xa của việc thử nghiệm này?
Vấn đề dạy thêm học thêm từ lâu nhiều người đã nói rồi, nên tôi nghĩ không “đánh” từ gốc thì làm sao mà giải quyết được. Căn nguyên của việc dạy thêm là thầy cô nào dạy HS được điểm cao thì được nhiều em tới học. Những GV trong trường, lúc trước, khi trường ra đề và giao đề thi, đề kiểm tra 1 tiết, 15 phút xuống tổ bộ môn thì ít nhiều cũng biết cấu trúc đề một vài phần. Nên họ đem về dạy HS đang học thêm chỗ họ. Khi thi, HS đương nhiên được cao điểm.
Giờ đề của trường chỉ có tôi và một số rất ít người biết, chứ không giao về bộ môn nữa. Lần đầu làm, GV cũng “đảo chính” tôi, vì đó chính là cơm áo gạo tiền của họ. GV dạy lớp nào thì cứ “lùa” HS nhiều về nhà họ dạy. Nhưng sau khi quản lý đề, các HS thấy học ở GV dạy trên lớp mà điểm vẫn thấp thì tỏa ra đi học thêm ở những thầy cô giỏi ở trong toàn thành phố. Chứ không học nhiều ở GV dạy mình như trước đây.
Điều này đã khiến trình độ các em nâng lên cao hơn. Chứng tỏ trong kỳ thi tốt nghiệp 3 năm qua, 100% HS đậu toàn bộ. Trong năm 2012, đậu tốt nghiệp loại Khá, Giỏi đã tăng với hơn 30%. Thi đại học vượt trên điểm sàn có 76,4%. Đậu nguyện vọng 1 đại học, trường có hơn 150 em, chiếm một nửa số HS lớp 12 đi thi. Trước đây, trường chúng tôi có đầu vào lớp 10 đứng gần chót trong các trường cấp 3 ở Huế. HS học ở đây yếu nhiều. Nhưng do làm chặt, hiện tượng này đã giảm hẳn.
Chúng tôi cũng có một điểm nữa là 1 tuần chào cờ đến 3 lần, mỗi lần chào cờ cho mỗi khối để nói được với các em nhiều vấn đề sâu hơn. Dù mệt hơn nhưng tôi nghĩ mình phải dành tâm huyết cho học sinh. Tôi có chiếu trên máy chiếu cho toàn trường xem mỗi thầy cô dạy HS tương ứng với bao nhiêu em được điểm yếu, trung bình hay khá, giỏi qua các bài kiểm tra, bài thi để toàn bộ đánh giá khách quan năng lực của mình.
Việc kiểm tra đột xuất khi cho GV thi đề của HS như vừa qua cũng là một cách làm mới để góp phần nâng cao chất lượng GV trong trường mà thôi. Và tôi cũng mong cách làm của mình được nhiều người ủng hộ.
Xin cảm ơn cô!
Theo Dantri
Sa Pa xuất hiện băng tuyết ở điểm cao từ 2.000m
Tin từ trạm Kiểm lâm Núi Xẻ, Vườn Quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai), vào khoảng 9h30, trên dọc tuyến quốc lộ 4D từ Sa Pa đi Lai Châu, khu vực giáp ranh với địa phận tỉnh Lai Châu ở độ cao 2.000m so với mặt biển đã xuất hiện băng tuyết tương đối dày.
Đây là đợt xuất hiện băng tuyết đầu tiên từ đầu đông đến nay tại Sa Pa. Khu vực này hiện nhiệt độ giảm sâu dưới 1 độ, sương mù dày đặc kèm theo mưa phùn nhỏ tạo khối băng đá đông kết mỏng trên mặt đường, khiến các phương tiện giao thông cơ động rất khó khăn vì sương mù và mặt đường trơn.
Các bạn trẻ thích thú với tuyết ở Sapa (Ảnh: Ngọc Bằng)
Bất chấp thời tiết giá lạnh, nhiều du khách đang có mặt nghỉ Tết tại thị trấn du lịch Sa Pa vẫn dùng các phương tiện xe gắn máy, hoặc thuê ôtô lên vùng Trạm Tôn, Núi Xẻ để được ngắm băng tuyết và chờ dịp may để được chứng kiến tuyết rơi.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia về thời tiết, do còn có mưa nhỏ và sương mù nên khó có khả năng tuyết rơi trong ngày. Những hiện tượng băng tuyết bám trên cây chỉ là hiện tượng đông kết của nước mưa sau khi gặp không khí lạnh ngưng lại thành đá mà thôi.
Theo anh Nguyễn Bá Diện, cán bộ Vườn Quốc gia Hoàng Liên, đỉnh Phan Xi Păng có độ cao 3.143 m so với mặt biển, do ảnh hưởng của không khí lạnh từ đêm 29 đến sáng nay, kể từ độ cao 2.000m trở lên, "nóc nhà Đông Dương" đã bị bao phủ một lớp băng giá khá dày.
Trạm đã khuyến cáo du khách leo núi phải chuẩn bị đầy đủ tư trang hành lý như túi ngủ đủ ấm, thức ăn dự trữ và vải mưa để chống giá lạnh khi cần thiết.
Theo Dantri
GDP Hà Nội tăng khoảng 8,1% UBND TP Hà Nội cho biết, dự báo, tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) quý IV-2012 ước tăng 8,6%. Tính chung cả năm 2012, GDP Hà Nội đạt 8,1%, thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch và mức tăng cùng kỳ các năm trước. Tuy nhiên, xu hướng của năm 2012 là tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước (quý I, II,...