Cho em cơ hội hiểu anh, được không!
Em muốn hiểu thấu được những nỗi buồn và những giọt nước mắt của anh mỗi khi một mình. Có thể em chẳng thể làm gì được cho anh nhưng em sẽ buồn cùng anh. Một nỗi buồn đồng cảm.
Để yêu một người thì dễ thôi anh ạ nhưng để hiểu hết được một con người thì khó vô cùng. Người ta phải mất cả cuộc đời để có thể hiểu được ai đó nhưng có người mãi mãi chỉ dừng lại ở một chữ yêu mà chẳng thể hiểu. Anh có nhiều người yêu anh, có nhiều người để anh yêu. Em biết điều đó. Có thể em là một trong những người yêu anh và chưa hẳn là người để anh lựa chọn và yêu. Nhưng anh ạ, em muốn được hiểu anh hơn là yêu anh, em muốn được có cơ hội hiểu anh hơn là được anh yêu!
Người ta có thể dễ dàng tìm cho mình niềm vui từ một cô gái đẹp, từ một cô việc tốt hay từ những đam mê, thú vui khác trên người. Nhưng để tìm được một người có sự đồng điệu, thấu hiểu về tâm hồn, suy nghĩ thì khó vô cùng. Có những người phải chịu sự cô độc về tâm hồn đến tận cuối cuộc đời. Đó là nỗi buồn chẳng thể gọi thành tên, là nỗi buồn cháy âm ĩ khiến người ta héo mòn và đơn độc. Em không muốn anh như vậy, mãi mãi mong thấy nụ cười nở trên môi anh một cách hạnh phúc và thoải mái nhất. Vậy nên, nếu có thể thì anh cho em cơ hội được hiểu anh được không? Có thể em chẳng làm gì để giúp anh vượt qua những nỗi buồn ấy nhưng em hứa sẽ buồn cùng anh. Em không thể giúp anh ngăn những giọt nước mắt của đàn ông nhưng sẽ giúp anh lau chúng đi hoặc khóc cùng anh. Đơn giản thế thôi được không anh?
Có những khi anh vui vẻ, sống nhiệt tình và hết mình với công việc, với bạn bè. Ai cũng nói anh là người thật may mắn khi chẳng phải lo lắng hay bận tâm đến nỗi ưu phiền gì. Anh cũng chỉ cười thật sảng khoái để giúp tất cả mọi người được an lòng, vui vẻ. Nhưng đêm về, em thấy anh trầm tư bên bao thuốc lá mà chẳng ý thức được là mình đã hút hết bao nhiêu điếu. Rồi anh thở dài, đôi mắt u buồn. Vẻ u buồn chẳng nhiều người có thể thấy được ở anh. Có chăng anh đang rất buồn?
Cho em có cơ hội được hiểu anh nhé (Ảnh minh họa)
Anh có thể dùng mọi khả năng của mình mà chẳng hề tiếc sức lực, tiền bạc để giúp đỡ bạn bè hoặc những người chẳng quen biết. Nhưng anh lại luôn thấy bất an, lo lắng cho bản thân mà lại chẳng thể nói cho ai. Anh không sợ mình nghèo khổ, không sợ mình phải vất vả với cuộc sống cơm áo gạo tiền, bon chen thường nhật là sợ mình đơn côi, sợ bị bỏ rơi lại phía sau. Phải không anh?
Ai cũng cứ ngỡ anh được hạnh phúc, vui vẻ nhưng mấy ai biết được rằng anh phải mượn men rượu để quên đi những muộn phiền của cuộc sống riêng mình anh. Anh say nhưng vẫn ý thức được nỗi cô đơn của mình, anh khóc, khóc như chưa bao giờ khóc. Thật đau đớn là anh giấu mình một góc khóc, để gặm nhấm nỗi đau ấy một mình.
Video đang HOT
Anh biết không, điều làm em khó chịu nhất không phải là việc anh vui cười, ôm ấp bên một người con gái khác. Không phải là việc anh có chút lạnh nhạt, thờ ơ với em mà chính là việc nhìn thấy anh phải cô đơn, nhìn thấy anh lẻ loi trong chính cảm xúc của mình. Em không chịu được khi thấy anh buồn, thấy anh đơn côi mà lại chẳng thể đến gần, chẳng thể làm gì cả. Em thấy mình vô dụng khi chẳng thể là bờ vai để anh tựa vào khi mệt mỏi, chẳng là nơi đủ tin tưởng để anh có thể sẻ chia bớt những nặng nề, những u sầu và chẳng phài là người để anh trao cho cơ hội để được hiểu anh.
- Anh lại buồn chuyện gì sao?
- Anh đâu có buồn, anh đang rất vui mà.
- Đừng tự hành hạ bản thân mình nữa, cho em có cơ hội được hiểu anh được không?
- Em không đủ sức để hiểu đâu! Anh còn không hiểu được mình thì sao em hiểu được.
- Chỉ cần anh cho em cơ hội thì em có thể làm được.
Cho dù điều ấy có khiến em phải tổn thương, đau khổ thì em vẫn xin chấp nhận. Bởi em biết rằng mình không chỉ yêu anh mà yêu anh rất nhiều. Em không chịu được cái cảm giác nhìn người mình yêu phải cô đơn, phải chịu u uất, sầu não một mình. Hãy cho em được hiểu anh hơn là yêu, được không anh?
Theo Blogtamsu
Những nữ CSGT thân thiện
Từ đầu tháng 10.2013 đến nay, Công an TP.Hà Nội huy động nhiều nữ cảnh sát giao thông (CSGT) tham gia điều tiết giao thông trên các tuyến phố nội thành.
Nhân kỷ niệm 52 năm ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân (20.7.1962 - 20.7.2014), phóng viên Thanh Niên đã tiếp cận những hình ảnh mới của CSGT thủ đô, gây được nhiều thiện cảm cho người đi đường.
Nữ cảnh sát đứng phân làn như thường lệ. Cô cho biết, rất vinh dự được tham gia điều tiết
giao thông vào dịp thi đại học, góp phần nhỏ bé của mình nhằm giảm ùn tắc
Thiếu úy Nguyễn Mai Huyền, đội CSGT số 2 - thuộc phòng CSGT Công an Hà Nội điều tiết
giao thông tại ngã tư Liễu Giai-Kim Mã dưới mưa lạnh - Ảnh: Kiên Quyết
Nguyễn Phương Dung sinh năm 1994, hiện đang là chiến sĩ thực tập tại đội 3, Phòng CSGT
Công an Hà Nội. Hằng ngày cô có mặt tại đội từ 5 giờ sáng để nhận nhiệm vụ
Nhiệm vụ chính của Dung là làm việc tại tổ chỉ huy, tiếp dân, xử lý hành chính các vi phạm.
Buổi chiều cô hướng dẫn giao thông, phân làn đường tại ngã tư Ô Chợ Dừa - Xã Đàn
Ảnh: Hải Xuân
Theo TNO