Cho đi để nhận lại nhiều hơn
Những người muốn tận hưởng cảm giác được chia sẻ với người khác nhiều nhất sẽ không chia sẻ đơn giản chỉ vì họ có nhu cầu vứt bỏ thứ gì đó. Người tìm thấy niềm vui lớn nhất từ việc cho đi đã học được cách cho từ một nơi sâu xa nhất – cho đi từ trái tim mình.
Phát thanh viên Paul Harvey từng kể câu chuyện về người phụ nữ gọi điện tới Hãng gà tây Butterbal bảo rằng bà ấy có một con gà tây đã để trong tủ lạnh suốt 23 năm. Bà ấy muốn biết con gà ấy còn ăn được không. Người ta bảo với bà vì tủ lạnh có nhiệt độ thấp nhất là 0 độ F, nên có thể con gà tây đó vẫn ăn được. Nhưng họ khuyên bà không nên ăn. Hương vị của nó đã giảm sút đáng kể. Bà bảo: “Tôi cũng nghĩ thế. Và hẳn là chỉ nên đem tặng nó cho nhà thờ”.
Tôi cho rằng có nhiều lý do khiến ta muốn cho đi. Nhưng những người muốn tận hưởng cảm giác được chia sẻ với người khác nhiều nhất sẽ không chia sẻ đơn giản chỉ vì họ có nhu cầu vứt bỏ thứ gì đó. Những người tìm thấy niềm vui lớn nhất từ việc cho đi đã học được cách cho đi từ một nơi sâu xa nhất – cho đi từ trái tim mình.
Ông già Noel trở thành biểu tượng cho đi trên toàn cầu. Hàng triệu trẻ em viết thư cho ông mỗi năm với hy vọng chúng không bị quên mất trong cuộc dạo chơi tặng quà thường niên của ông. Bạn có biết ngành bưu điện Mỹ rốt cuộc đã tìm ra những cách nào để trả lời các bức thư gửi cho ông già Noel không? Họ thường dồn chúng vào một cái gọi là hộp thư chết. Nhưng hiện tại, một số thành phố đã có các chương trình cho phép mọi người lọc ra trong số những lời cầu xin khẩn thiết, những hy vọng và mơ ước được viết tay này và trở thành “ông già Noel” với những người đang cần giúp đỡ. Họ chọn một bức thư và đáp ứng yêu cầu tùy theo khả năng của mình. Ai cũng có thể đóng vai ông già Noel.
Một bức thư có lẽ đã được bỏ đi từ vài năm trước của cậu bé có tên Donny đã tới tay một tình nguyện viên ông già Noel. Cậu bé viết rằng cậu muốn có một chiếc xe đạp trong lễ Giáng sinh và “một ít thức ăn, và điều con cần nhất là tình yêu thương”.
Một tình nguyện viên ông già Noel khác lại đọc được lá thư của một bà mẹ trẻ: “Con mất việc và không thể chu cấp nổi cho hai đứa con của con những thứ chúng cần trong mấy tháng mùa đông”. Tấm lòng hào phóng của vị tình nguyện viên đã giúp đỡ những nhu yếu phẩm cho bọn trẻ. Một “ông già Noel” hân hoan nói: “Tôi thích tới nhà họ vào dịp Giáng Sinh”. Có năm người này đem quà tới cho bốn đứa trẻ và một cái đùi lợn muối cho người mẹ. Và rồi người đó nói thêm: “Cảm giác thật kỳ diệu”.
Video đang HOT
Tôi tin điều đó – không phải lúc nào tôi cũng có cảm giác ấy khi cho đi. Nhưng là vì không phải lúc nào tôi cũng cho đi vì những động cơ tốt đẹp. Đôi khi tôi cho đi từ những xuất phát điểm khác. Đôi khi tôi cho đi vì trách nhiệm xã hội hay vì cảm giác tội lỗi. Hoặc cũng có khi tôi cho đi với hy vọng được nhận lại. Nhưng sẽ là tốt nhất khi tôi cho đi không vì lý do đặc biệt nào, cho đi từ chính trái tim mình mà thôi.
Và điều đó không đúng sao, những cơ hội để cho đi từ trái tim không giới hạn trong một mùa lễ hội riêng biệt hay một truyền thống văn hóa. Bất cứ khi nào ta có thể cho đi thức ăn, tiền bạc, thời gian hay một cái ôm, ta đều có thể làm một cách chân thành và vui vẻ.
Nhưng hãy để tôi lưu ý bạn một điều, nếu bạn chọn cách cho đi từ trái tim, hãy cẩn thận. Cảm giác kỳ diệu nhất có thể sẽ choáng ngợp. Và nếu bạn vẫn tiếp tục như thế, cảm giác đó sẽ là vĩnh cửu!
Theo VNE
Xin "giống" của người khác, nhưng con vẫn giống cha như đúc
Chị Nguyệt và anh Duy lấy nhau hơn 10 năm nhưng vẫn không có con vì anh Duy mắc chứng không có tinh trùng. May mắn, anh chị đã tìm lại được hạnh phúc của mình nhờ một ngươi đàn ông tốt bụng.
Khát khao về tiếng cười con trẻ
Gia đình chị Nguyệt (Phủ Lý, Hà Nam) là bệnh nhân quen thuộc của Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Tình yêu của anh chị khiến nhiều người cùng cảnh ngộ điều trị vô sinh tại đây cảm phục.
Chị Nguyệt và anh Duy là bạn học từ cấp 3. Sau 5 năm yêu nhau, anh chị tiến hành tổ chức đám cưới vào năm 1999. Cuộc sống của anh chị khá êm đềm vì anh là cán bộ cấp Sở, còn chị công tác tại một trường mầm non.
Cả hai vô cùng yêu trẻ thơ nhưng hi vọng có một đứa con ngày càng rời xa anh chị. 1 năm, 2 năm, rồi đến 4, 5 năm chung sống, dù không sử dụng biện pháp tránh thai nào nhưng chị Nguyệt vẫn không thể có thai. Anh chị bàn nhau lên Hà Nội khám bệnh. Kết quả cho thấy, anh Duy mắc chứng không có tinh trùng.
Ban đầu nghe thế, anh Duy chán nản và muốn chia tay với vợ. Chị Nguyệt vì quá yêu chồng đã quỳ xuống cầu xin anh đừng chia cắt hạnh phúc và tình yêu. Hai người nhiều lần lên Hà Nội khám lại và chữa bệnh cho anh Duy. Các bác sĩ đã dùng thuốc sinh tinh trùng cho anh nhưng đâu vẫn hoàn đó. Gần 5 năm đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác, anh Duy đành chấp nhận số phận.
Đúng lúc anh chị dự tính xin con nuôi thì bác sĩ mách nếu muốn có con đẻ, anh cần thuyết phục được người hiến tinh trùng để làm thụ tinh trong ống nghiệm. Anh chị vui lắm nhưng biết kiếm đâu ra ai hào phóng chịu hiến tinh trùng.
Anh Duy lân la lên mạng viết về hoàn cảnh gia đình mình và tình yêu với vợ. Anh tìm kiếm và khẩn khoản mong cầu có người giúp mình được cơ hội làm bố. Sau nhiều lần, anh chị được một thanh niên trú tại TP HCM đồng ý hiến tinh trùng không điều kiện. Người thanh niên này không yêu cầu anh chị phải chi phí bất kì khoản nào. Anh ta chỉ muốn giúp anh Duy có được quyền làm bố.
Nhờ tình yêu, con giống cha như đúc
Anh chị xin nghĩ việc vào miền Nam làm thụ tinh trong ống nghiệm. Ngày vào làm xét nghiệm rồi đến bơm phôi, chị Nguyệt rưng rưng khóc vì cảm giác hạnh phúc khi trong cơ thể chị có một mầm sống. Người thanh niên hiến tinh trùng cho vợ chồng chị là một du học sinh. Cậu ta chỉ mong nếu đứa trẻ sinh ra là con trai sẽ đặt tên Hoàng, con gái đặt tên là Chi. Về sau chị Nguyệt mới biết tên Chi là tên mối tình đầu của người thanh niên tốt bụng.
Mầm sống trong cơ thể của chị đang lớn. Chị cảm giác được hơi thở của một sinh linh mới. Hàng ngày, chị vuốt ve con và kể cho con nghe chuyện tình của chị và anh. Chị lấy những kỷ vật tình yêu của hai người đề khoe với con. Những chiếc thiệp chúc mừng, tấm ảnh, bài thơ có nguồn gốc từ đâu đều được chị kể cho con nghe.
"Tôi nghe người ta nói, khi mang bầu mình nghĩ về người nào nhiều nhất thì đứa trẻ sinh ra sẽ giống người đó lắm. Tôi muốn con mình sinh ra giống chồng" - chị Nguyệt tâm sự.
Nhiều người biết chuyện thì trách chị Nguyệt hão huyền, đứa bé không có máu mủ gì với anh Duy thì làm sao mà giống anh được? Chị để ngoài tai lời người ta nói. Chị tin vào tình yêu của mình, tin vào điều kỳ diệu có thể xảy ra. Ngày chị lâm bồn, một bé trai kháu khỉnh ra đời. Mới thoáng nhìn qua bé Hoàng, ai cũng phải ngạc nhiên vì bé rất giống anh Duy. Nhiều người trêu chị Nguyệt "đẻ thuê" cho chồng. Gương mặt của bé Hoàng, cái mắt sâu dài và mũi tẹt chẳng khác nào anh Duy. Chính chị Nguyệt cũng bất ngờ về điều này, bởi gương mặt của người hiến tinh trùng, chị nhớ rất rõ, nhưng thật lạ là bé Hoàng không mang một đáng vẻ nào của cha ruột. Có lẽ nào, tình yêu của chị đã làm nên điều kỳ diệu như một phép màu như thế?
Nói đến may mắn được làm cha, anh Duy rạng rỡ khoe: "Nhờ tình yêu nên tôi mới đủ can đảm lên tiếng về hoàn cảnh của mình. Làm đàn ông không trọn vẹn tôi cũng tự ái lắm đó. Nhưng giờ thì không sao rồi, Hoàng là kết tinh tình yêu của vợ chồng tôi".
Theo VNE
Chắc không phải là yêu Một sự thật hiển nhiên là anh đã vứt bỏ em như ném đi đồ vật mà anh không cần nữa... Hôm qua em đã gọi điện về nhà anh: "Thưa bác, con gọi anh Dương nhưng thấy máy ảnh không liên lạc được hoài, nên con gọi số này, hỏi thăm tình hình hai bác và ảnh". "Bác biết hai con có...