Chợ đánh nhau cầu may đầu năm
Cứ mùng 6 tháng Giêng hàng năm, hàng nghìn người dân lại kéo về chợ Chuộng (Thanh Hóa) để mua may, bán rủi và đặc biệt để… đánh nhau cầu may.
Vào ngày mùng 6 tháng Giêng, người dân các huyện Đông Sơn, Thiệu Hóa, Triệu Sơn… ở xứ Thanh đều đón chờ một phiên chợ đặc biệt, chợ “mua may bán rủi” và “choảng nhau” cầu may. Khu đất họp chợ là một bãi đất bồi ven bờ đê sông Hoàng, thuộc thôn 5, xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn.
Từ mờ sáng, những con đường nhỏ dẫn vào chợ Chuộng đã tấp nập người ra vào, càng về trưa chợ càng đông. Người dân thường dùng xe máy, chèo thuyền…
… hoặc đi bộ trên cây cầu tre bắc tạm qua con sông đào để di chuyển đến chợ.
Tại phiên chợ Chuộng, không có những thứ hàng hóa đắt đỏ mà chủ yếu là các sản vật địa phương như táo, ổi, bánh đa, bánh đúc và mấy món đồ chơi dân gian như trống bỏi, những con gà được nặn bằng đất… Cà chua là mặt hàng được bày bán nhiều nhất ở chợ Chuộng để làm “vũ khí” đánh nhau.
Phiên chợ chỉ diễn ra đúng một ngày, nhưng mỗi năm ước tính có tới cả chục nghìn người tham gia. Dân trong vùng còn truyền tụng câu ca, “Chết bỏ con, bỏ cháu/ Sống không ai bỏ mùng 6 chợ Chuộng”, điều này cho thấy phiên chợ đã có lịch sử rất lâu đời và mang một ý nghĩa thiêng liêng.
Rau xanh là mặt hàng rất được ưa chuộng dịp đầu năm. Tuy nhiên giá cả ở đây thường rất rẻ và người bán mua cũng không cần mặc cả.
Bé gái này tỏ ra thích thú vì lần đầu được ngắm nghĩa món đồ chơi dân gian lạ mắt.
Tò he, trống bỏi… là những món hàng dân gian được nhiều người yêu thích. Món hàng này do chính các nghệ nhân trong làng làm ra.
Video đang HOT
Nhiều người dân tranh thủ mua bán cây, con giống chuẩn bị cho vụ mùa năm mới.
Tương truyền, vào thời khởi nghĩa Lam Sơn, có một vị tướng đánh giặc chạy ngang qua làng thì bị kẻ địch vây bắt, hôm ấy đúng ngày mùng 6 Tết. Để tránh bị địch phát hiện, vị tướng đã huy động dân làng ra bờ sông họp chợ nhằm che mắt quân thù. Vũ khí được giấu trong những gánh quà bánh, trong nồi bánh chưng xanh…
Sau đó, quân địch đi tới nhưng cứ nghĩ đó chỉ là một phiên chợ quê bình thường, mất cảnh giác nên khi vị tướng phát lệnh, dân làng và quân lính bất ngờ tấn công trở lại làm quân địch không kịp trở tay và bị tiêu diệt gần hết, người chết nằm như ngả rạ. Để tưởng nhớ chiến công đó, về sau cứ đến ngày mùng 6 Tết, nhân dân quanh vùng lại tụ họp về đây để ôn lại sự kiện lịch sử và cầu cho một năm mới bình an, làm ăn phát tài…
Năm nào cũng vậy, trong phiên chợ bao giờ cũng xảy ra đánh nhau nên nhiều người đã gọi trại ra thành “chợ choảng”. Vũ khí chính là những quả cà chua, quả táo… Người dân địa phương quan niệm hễ ai bị “dính đạn” càng nhiều, năm đó càng có nhiều lộc.
Tuy nhiên, phong tục này gần đây đã bị biến tướng. Một số thanh niên, gia đình lợi dụng phong tục truyền thống để giải quyết mâu thuẫn cá nhân. Chính quyền địa phương cho biết, trước đây ở phiên chợ chỉ xảy ra vài vụ đánh nhau lẻ tẻ do mâu thuẫn của đám trai làng vì tình cảm trai gái, nhưng mấy năm gần đây nó đã thành nơi để giải quyết ân oán giữa các nhóm người ở các làng, các xã lân cận. Quanh khu chợ, nhiều đám thanh niên tụ tập mang theo vũ khí sẵn sàng lao vào ẩu đả, đánh nhau bằng dao, kiếm. Chính quyền địa phương đã rất vất vả mới có thể giữ được an ninh.
Theo Datviet
Chùm ảnh: Công an phường đi tuần, ông đồ ôm chữ chạy
Không được cấp thẻ hoạt động trong hồ Văn (Hà Nội), nhiều ông đồ đành viết chữ trên vỉa hè. Thấy bóng dáng công an phường đi tuần, họ lại ôm đồ nghề bỏ chạy.
Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp Tết Nguyên Đán là "phố ông đồ" trên vỉa hè quanh Văn miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) lại tấp nập người cho chữ, người đến xin chữ. Tuy nhiên năm nay, Sở Văn hóa Hà Nội quyết định chuyển "phố ông đồ" vào khu vực hồ Văn, đối diện với cổng Văn Miếu. Hơn 30 khung nhà sắt, mái vải được dựng lên để các ông đồ sáng tác thư pháp, cho chữ. Những người được chọn vào ngồi được cấp thẻ hoạt động, giá bán được niêm yết rõ ràng.
Tuy nhiên, theo quan sát của PV, tại khu vực này chỉ có một số ông đồ ngồi và không được nhiều người quan tâm.
Trong khi đó, một số ông đồ không được dựng lều trong khu vực hồ Văn, không được cấp thẻ hoạt động lại bày bàn đành viết chữ trên vỉa hè và sẵn sàng ôm đồ nghề chạy khi công an phường đi tuần.
Ngồi cho chữ ở khu Văn Miếu hơn 10 năm nay, cụ Cung Khắc Lược cho biết: "Tôi ngồi vỉa hè vốn đã quen, giờ người ta cấm không cho viết chữ ở đây nữa, tôi vừa viết chữ vừa lo bị dẹp". Cụ Lược cho rằng những khung nhà sắt, mái vải ở hồ Văn không phù hợp cho sáng tác thư pháp.
Chùm ảnh ông đồ ôm chữ chạy khi gặp công an phường:
Năm nay, một số ông đồ không biết thông tin bị cấm ngồi ở vỉa hè Văn Miếu nên vẫn bày bàn viết chữ cầu may cho mọi người.
Không có tên trong danh sách ngồi trong hồ Văn, "dị nhân" Văn Thùy (quê Hưng Yên) đành ngồi vỉa hè Văn Miếu viết thư pháp
Mỗi khi lực lượng an ninh phường đi tuần tra, cả "phố ông đồ" nháo nhào, người ôm ghế, người ôm bút, giấy đỏ, mực tàu... bỏ chạy
Ông Thùy chỉ có một mình nên khá vất vả khi ôm tất cả đồ nghề
Người đến xin chữ hay đi qua khu vực này đều thấy bất ngờ khi thấy các "ông đồ" ôm đồ nghề bỏ chạy
Một cảnh lộn xộn chạy an ninh trật tự ngay tại vỉa hè Văn Miếu
Một số "ông đồ" vội quá, đánh rơi cả đĩa đựng mực tàu
Các ông đồ bày bàn cho chữ tại đây hầu hết là người ngoại tỉnh nên họ mang theo rất nhiều đồ đạc
Đồ đạc được chất lên chiếc xe máy để chạy an ninh phường
Những gì còn sót lại trên vỉa hè Văn Miếu sau khi các ông đồ chạy lực lượng chức năng
Cách đó không xa, đối diện cổng Văn Miếu là hơn 30 khung sắt, mái vải được dựng lên để cho các ông đồ ngồi ở ở đây. Tuy nhiên có rất ít ông đồ vào đây ngồi, người đến xin chữ cũng hiếm hoi.
Ông đồ Lại Văn Đông (hội thư pháp Chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Nội) cho biết : "Đã 2 ngày nay chỉ được một khách. Giá thuê một ki ốt là 5 triệu đồng. Nhưng nếu không có khách thì tôi tự thu dọn đồ nghề về quê vì ở trên này tốn kém lắm".
Người dân tập thể dục trong Dù ngoài cổng "Phố ông đồ"
Một ki ốt không một bóng người
Đã cuối giờ chiều mà không có khách vào xin chữ, các ông đồ lại gói ghém đồ đạc để về nhà
Góc thư pháp đã "khép lại".
Theo Khampha
Kỳ lạ lễ hội ôm tảng băng lớn trong giá rét để cầu may Bất chấp nhiệt độ xuống còn 6 độ C, khoảng 100 người đã tập trung tại một đền thờ ở trung tâm Tokyo, Nhật Bản để tham gia nghi lễ ôm tảng băng kỳ lạ. Lễ hội Kanchu Misogi được tổ chức tại ngôi đền cổ Teppozu Inari Shinto hôm 11/1/2014 yêu cầu những người tham gia phải thực hiện nghi thức đứng...