Cho con ở Tịnh thất Bồng Lai, muốn xin lại phải làm sao?
Vì túng quẫn, người mẹ giao con cho người khác ở Tịnh thất Bồng Lai nuôi, nay bà có nguyện vọng xin lại…
Phản ánh đến Pháp Luật TP.HCM, bà Trần Thị Mỹ Dung (ngụ thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết gần một năm nay bà gần như tuyệt vọng bởi không được gặp đứa con ruột mà trong lúc khó khăn bà đã cho bà Cao Thị Cúc ở Tịnh thất Bồng Lai (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) nuôi dưỡng.
Gian nan chuyện xin lại con đã cho
Theo bà Dung trình bày: Đầu năm 2017, bà Dung sinh được một bé trai, gia đình bà đã đăng ký giấy khai sinh cho bé ở thị trấn Long Hải và đặt tên là GB.
Bà Dung đi cùng với PV đến Tịnh thất Bồng Lai nhưng không ai mở cửa. Bà gọi cho ba số điện thoại (mà trước đây bà hay gọi khi đến thăm con) nhưng đều không có ai bắt máy. Ảnh: HUỲNH THƠ
Năm 2019, lúc bé GB được hai tuổi thì gia đình bà xảy ra biến cố, cuộc sống rất khó khăn. Khi ấy, tình cờ bà xem một chương trình trên sóng truyền hình thấy những chú tiểu được giới thiệu là mồ côi đang sống tại Tịnh thất Bồng Lai. Vì muốn con mình sau này được sống tốt như thế nên bà Dung quyết định tìm đến gửi con.
Tìm đến nơi, bà Dung gặp bà Cao Thị Cúc với mong muốn gửi bé GB vào. Sau khi được bà Cúc nhận lời, bà đã làm thủ tục giao con.
“Lúc chuẩn bị làm thủ tục nhận con nuôi, bà Cúc bảo với tôi khi nào nhớ con thì cứ lên thăm thoải mái. Thế nhưng khi làm xong thủ tục, tôi chỉ đến thăm được vài lần và hiện nay thì không được vào thăm nữa.
Lúc túng quẫn, tôi đã suy nghĩ dại dột. Nay, bà Cúc đang bị tạm giam, tôi có nguyện vọng được nuôi dưỡng con nhưng không biết làm cách nào để đón con về…” – bà Dung chia sẻ.
Thủ tục nhận con nuôi đúng quy định
Ngày 27-9, chúng tôi đã tìm đến UBND xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, Long An để tìm hiểu câu chuyện cho con của bà Dung.
Tại đây, trao đổi với chúng tôi, bà Dương Thị Mon, cán bộ tư pháp xã Hòa Khánh Tây, cho biết vào năm 2019, bà Dung và bà Cúc có đến UBND xã để hỏi về thực hiện thủ tục cho nhận con nuôi. Qua nắm tình hình địa phương cùng với những thông tin xung quanh hoạt động ở Tịnh thất Bồng Lai nên cán bộ xã từ chối thực hiện thủ tục nhận con nuôi đối với bà Cúc.
Bà Dung cho biết gần một năm nay bà gần như tuyệt vọng bởi không được gặp đứa con ruột mà trong lúc khó khăn bà đã cho bà Cao Thị Cúc ở Tịnh thất Bồng Lai nuôi dưỡng.
Video đang HOT
Cùng ngày, chúng tôi đi cùng bà Dung đến Tịnh thất Bồng Lai để gặp và ghi nhận thêm thông tin từ phía người đang nuôi dưỡng bé GB. Tuy nhiên, bà Dung kêu cửa nhưng không ai ra mở cửa, dù có người bên trong.
Trao đổi với PV, một đại diện UBND thị trấn Long Hải thông tin: Ngày 4-6-2020, UBND thị trấn có tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhận nuôi con nuôi của bà Cao Thị Cúc với hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Ngày 15-7-2020, bà Cúc và bà Dung có mặt tại UBND thị trấn để được giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của bên cho và bên nhận con nuôi, hậu quả pháp lý của việc nhận nuôi con nuôi.
Bà Cúc và bà Dung ký tên vào sổ đăng ký nhận nuôi con nuôi và biên bản bàn giao nhận con nuôi.
Công chức tư pháp đã giao giấy chứng nhận và biên bản giao nhận con nuôi cho bà Cúc và bà Dung. Đồng thời, hướng dẫn bà Cúc thực hiện báo cáo tình hình phát triển của trẻ sáu tháng một lần cho UBND thị trấn và nơi UBND xã bà Cúc thường trú.
Tuy nhiên, đến nay UBND thị trấn chưa nhận được báo cáo nào về tình hình phát triển của trẻ từ bà Cúc, số điện thoại của bà Cúc thì không liên lạc được.
Tháng 9-2022 bà Dung có đến UBND thị trấn với ý muốn được xin lại trẻ.
Công chức tư pháp đã hướng dẫn bà Dung liên hệ tòa án đề nghị xin chấm dứt việc nuôi con nuôi nếu trường hợp bà Cúc vi phạm Điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010.
Để đòi lại con: Phải khởi kiện ra tòa
Điều 25 Luật Nuôi con nuôi quy định về căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi như sau: Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong một số trường hợp.
Thứ nhất, con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
Thứ hai, con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
Thứ ba, cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
Thứ tư, vi phạm các hành vi bị cấm như lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em; giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi; phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi; lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số;…
Do vậy, nếu bà Cúc vi phạm một trong các điều nêu trên thì bà Dung có quyền yêu cầu cơ quan chức năng chấm dứt việc nuôi con nuôi đối với bà Cúc.
Tại Điều 10 Luật Nuôi con nuôi và một số điều khoản tại Bộ luật Tố tụng dân sự có quy định tòa án cấp huyện nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.
Được biết hiện nay bà Cúc đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn trong một vụ án hình sự nên trong quá trình giải quyết vụ án, việc triệu tập lấy lời khai của đương sự sẽ được tuân thủ theo quy định pháp luật.
Luật sư HOÀNG ANH SƠN, Đoàn Luật sư TP.HCM
Thủ tướng nhiều lần đốc thúc, 12 tỉnh thành vẫn chưa hỗ trợ đồng nào tiền thuê nhà cho công nhân
Ngày 15-8, gói hỗ trợ thuê nhà cho người lao động theo quyết định 08 (6.600 tỉ đồng) sẽ ngừng nhận hồ sơ đề nghị.
Thủ tướng cũng yêu cầu giải ngân xong trong tháng 8. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng nơi nhanh, nơi chậm, thậm chí chưa chi tiền.
Số tiền hỗ trợ thuê nhà có thể giúp công nhân mua thêm bao gạo, cân thịt cho bữa ăn hằng ngày - Ảnh: HÀ QUÂN
Tính đến 9h ngày 6-8, báo cáo của Cục Việc làm (Bộ Lao động - thương binh và xã hội) nêu rõ còn 12 địa phương chưa thực hiện giải ngân gói hỗ trợ thuê nhà cho người lao động theo quyết định 08 (6.600 tỉ đồng) gồm Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Phú Thọ, Sơn La, Hải Phòng, Hưng Yên, Phú Yên, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh.
Mặc dù Thủ tướng Chính phủ nhiều lần ra công điện đốc thúc các địa phương đẩy mạnh tiến độ hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động và công khai trên báo chí về những địa phương làm tốt và chưa làm tốt nhưng tiến độ giải ngân vẫn rất chậm.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Trần Văn Hà, phó giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội Bắc Giang (địa phương có tỉ lệ giải ngân khoảng 40% tính tới 2-8), cho biết lãnh đạo tỉnh quyết liệt chỉ đạo, trực tiếp đi kiểm tra các sở, ban quản lý khu công nghiệp, UBND cấp huyện, Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Theo ông Hà, người lao động ngoài tỉnh ở trọ tại các khu công nghiệp của tỉnh khoảng 55.000 người nên Sở Lao động - thương binh và xã hội chủ động cử cán bộ xuống tận tuyến huyện để giải quyết hồ sơ dồn lại một thời điểm. Ngoài ra, các huyện cũng chủ động bố trí trước kinh phí giải ngân trong khi chờ ngân sách từ trung ương phân bổ về.
"Sở cũng lập các nhóm Zalo với nhân sự của các doanh nghiệp và gửi sẵn mẫu giấy tờ, đôn đốc hằng ngày để kịp tiến độ triển khai", ông Hà cho hay.
Còn ở Thái Bình, ông Tăng Quốc Sử, trưởng phòng lao động việc làm Sở Lao động - thương binh và xã hội Thái Bình, cho biết đến ngày 4-8, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt hỗ trợ tiền thuê trọ cho 144 trường hợp tại TP Thái Bình và huyện Tiền Hải.
Ngay khi có quyết định phê duyệt danh sách, hai địa phương sẽ làm thủ tục chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng cho người lao động. Các huyện như Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Đông Hưng và Vũ Thư vẫn đang tiếp tục tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị chi hỗ trợ để trình UBND tỉnh phê duyệt.
Trong khi đó, ông Hoàng Đức Trọng, giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội Nam Định, cho biết người lao động bên ngoài tỉnh rất ít, chủ yếu là người lao động tại địa phương nên không phải thuê nhà trọ. Sở đã đẩy mạnh xét duyệt và giải ngân được 76% tổng số hồ sơ (tính đến ngày 4-8).
"Qua cập nhật của đơn vị thì tại Nam Định chỉ có mấy trăm hồ sơ của công nhân phải thuê nhà trọ và có đến đâu chúng tôi đều tiếp nhận, tập trung giải quyết để hỗ trợ kịp thời cho người lao động" - ông Hoàng Đức Trọng cho hay.
Nhiều gia đình công nhân "ngóng" hỗ trợ tiền thuê nhà từng ngày - Ảnh: NGUYỄN HIỀN
Là địa phương có nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp lớn của cả nước, ông Lê Khắc Nam - phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng - cho biết Hải Phòng đang bắt đầu triển khai việc giải ngân tiền hỗ trợ thuê nhà trọ cho công nhân sau khi rà soát các hồ sơ mà doanh nghiệp gửi lên.
Đồng thời, lãnh đạo thành phố cũng chỉ đạo Sở Lao động - thương binh và xã hội Hải Phòng tiếp tục tập trung rà soát, khẩn trương trình danh sách để thành phố thông qua nhằm hỗ trợ người lao động.
Theo ông Nam, đơn vị chức năng đã tập hợp hồ sơ của các doanh nghiệp gửi về để chuyển UBND TP xem xét, tiến hành rà soát và phê duyệt đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng.
Về việc giải ngân hỗ trợ, vị lãnh đạo này giải thích do vướng mắc từ khâu trình từ doanh nghiệp lên UBND cấp huyện.
Việc này cần phải rà soát hồ sơ hết sức thận trọng, chính xác nhằm tránh trường hợp trục lợi chính sách, trùng lắp đối tượng, ông Nam cho hay.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 3-8, Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung cho biết dự kiến có khoảng 3,4 triệu lao động hưởng chính sách từ gói 6.600 tỉ đồng.
Ông Dung cho hay Chính phủ đã có 4 công điện chỉ đạo đơn giản hóa các thủ tục để tiền hỗ trợ sớm đến tay người lao động, nhưng thực tế 29 địa phương chưa giải ngân được đồng nào.
Tuy nhiên có cấp ủy, chính quyền địa phương còn thờ ơ dẫn tới việc giải ngân rất chậm. Việc buộc bổ sung thêm giấy tờ như hợp đồng thuê nhà, giấy tạm trú, tạm vắng... không đúng quy định của quyết định 08, ông Dung lưu ý.
Tính tới 9h ngày 6-8, có 11.667 doanh nghiệp với 768.931 lao động được giải ngân với số tiền khoảng 542 tỉ đồng (đạt 8,36% so với dự kiến).
Khẩn trương giải ngân hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động Ngày 15/8 tới là hạn cuối thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động gặp khó khăn sau đại dịch Covid. Tuy nhiên, đến thời điểm này, mới có khoảng 1/3 tổng số hồ sơ được duyệt và vẫn còn 29 tỉnh chưa giải ngân cho người lao động. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương...