Cho con đi máy bay, bố mẹ hãy nhớ vị trí các “ổ” vi khuẩn không nên cho bé chạm vào
Khi cho con đi máy bay, bố mẹ hãy lưu ý danh sách các “ổ” vi khuẩn mang mầm bệnh không nên cho trẻ tiếp xúc hoặc chạm vào.
Đi du lịch cùng trẻ nhỏ là “thử thách” không phải cha mẹ nào cũng xử lý được, đặc biệt là trên các chuyến bay đường dài. Ngoài các vấn đề thường gặp với trẻ nhỏ trên mỗi chuyến bay như trẻ quấy khóc, nghịch ngợm thì còn có một vấn đề khác cha mẹ cũng cần hết sức lưu ý trong mỗi chuyến bay, đó chính là đảm bảo công tác phòng bệnh, lây nhiễm vi khuẩn tại các sân bay và trên máy bay. Nếu trẻ không may bị ốm, nhiễm bệnh do tiếp xúc với vi khuẩn tại đây, chắc chắn chuyến đi của cả gia đình cũng sẽ bị ảnh hưởng và thậm chí là bị gián đoạn.
Đảm bảo công tác phòng bệnh, lây nhiễm vi khuẩn tại các sân bay và trên máy bay giúp trẻ hạn chế nguy cơ mắc bệnh (Ảnh minh họa).
Các khu vực chính như máy bay, phòng chờ, phòng vệ sinh được cho là ẩn chứa nhiều virus, vi khuẩn gây bệnh nhiều nhất. Theo Tiến sĩ Alison Galdy, khoa Phòng chống nhiễm trùng thuộc Đại học Minnesota (Mỹ), máy bay có thể là một nguyên nhân góp phần làm gia tăng sự lây lan của virus H1N1 trong năm 2009. Chính vì vậy, việc phòng tránh lây nhiễm bệnh tại các sân bay là việc làm quan trọng, đặc biệt với các gia đình có trẻ nhỏ đi theo.
Cha mẹ cần lưu ý một số điểm nóng được cho là “ổ” vi khuẩn tại các cảng hàng không để phòng tránh cho bé nhà mình mỗi khi cho con đi máy bay như sau:
- Tay nắm phòng vệ sinh, tay nắm cửa.
- Ghế tựa ở sân bay, phòng chờ hoặc trên máy bay.
Video đang HOT
- Màn hình tại các gian hàng.
- Tay vịn cầu thang, thang cuốn.
- Tuy nhiên, vị trí bẩn nhất trong các sân bay được cho là khay để đồ trong quá trình kiểm tra đồ đạc do hành khách có thể vứt bỏ bất cứ thứ gì vào khay từ bàn chải đánh răng đến cả tã lót trẻ em, mà hầu như khay đựng đồ ở sân bay không bao giờ được khử trùng.
Một số vị trí chứa nhiều vi khuẩn có thể kể đến như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, ghế tựa, khay kiểm đồ… (Ảnh minh họa).
Bà Brenda Powell, một chuyên gia về y học du lịch đến từ Mỹ cho biết: “Trên máy bay, mọi người liên tục chạm vào những thứ mà hàng trăm người khác cũng đã và đang chạm vào. Trong khi đó, loại virus gây cảm lạnh có thể sống trên một vật thể vô tri vô giác trong thời gian dài và có thể truyền sang cho bất cứ ai chạm phải nó”. Còn theo Mayo Clinic – một trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận có tiếng tại bang Minnesota, Mỹ, virus cúm là một tác nhân gây bệnh nặng. Nó có thể tồn tại trên các bề mặt khắc nghiệt như thép không gỉ, nhựa và các vật liệu cứng khác trong hơn 48 giờ. Khả năng tồn tại này làm tăng nguy cơ lây truyền virus sang người do phơi nhiễm mà không được bảo vệ.
Virus cảm cúm có thể tồn tại khá lâu ở môi trường bên ngoài và gây bệnh cho trẻ trong quá trình di chuyển (Ảnh minh họa).
Để phòng tránh cho bé bị phơi nhiễm với các loại virus, vi khuẩn, mầm bệnh tại khu vực sân bay và trên máy bay, cha mẹ cần lưu ý và thực hiện những thao tác phòng bệnh cho con như sau:
- Tránh để trẻ chạm vào các bề mặt trên máy bay và trong các khu vực tại sân bay.
- Nhắc trẻ không chạm vào các tay nắm cửa trước hoặc sau khi đi toilet. Thay vào đó, lấy một chiếc khăn giấy để lót và mở nắm cửa.
- Hạn chế sờ, chạm hoặc nắm vào ghế ngồi khi di chuyển ở lối đi trên máy bay. Nếu có tiếp xúc, hãy cho bé rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn sau khi trở lại chỗ ngồi của mình.
- Nhắc trẻ không sờ tay lên mặt, mắt hay miệng, bởi vi khuẩn từ tay có thể dính lại và lây lan bệnh nhanh chóng.
- Nếu trẻ bị ốm nhưng vẫn phải di chuyển bằng máy bay, hãy dạy trẻ ho vào khuỷu tay thay vì ho hay hắt hơi vào lòng bàn tay.
- Xịt cho trẻ một chút nước muối vào mũi trước khi máy bay cất cánh và sau khi hạ cánh. Không khí trên máy bay thường khô và làm khô màng nhầy trong mũi trẻ, làm giảm sức đề kháng, việc giữ ẩm cho màng nhầy mũi bằng nước muối sinh lý có thể giúp hạn chế nguy cơ lây bệnh.
- Cho trẻ đeo khẩu trang, vừa bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ lây bệnh vừa không làm phát tán mầm bệnh nếu trẻ đang bị ốm.
- Cho trẻ rửa tay bất cứ khi nào có thể.
Nguồn: CNN, WebMD, Parent
Bệnh phổi và nguy cơ suy giảm nhận thức
Những người ở độ tuổi trung niên mắc bệnh phổi dễ có nguy cơ suy giảm nhận thức sau này.
ShutterStock
Các nhà khoa học thuộc Đại học Minnesota (Mỹ) cho biết bệnh phổi có liên quan đến chứng mất trí nhớ, bao gồm bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức nhẹ.
Nguyên nhân có thể là do bệnh phổi tạo ra lượng ô xy trong máu thấp, do đó có thể dẫn đến tình trạng viêm và tổn thương các mạch máu của não, các nhà nghiên cứu lưu ý.
Trong nghiên cứu này, các chuyên gia khảo sát hơn 14.000 người với độ tuổi trung bình là 54.
Kết quả được công bố trên chuyên san American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine cho thấy nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ ở những người mắc bệnh phổi cao hơn từ 33 - 58% (tùy theo dạng bệnh phổi) so với những người không mắc bệnh phổi.
Theo thanhnien
Chạm vào 4 thứ này ở sân bay, bạn hãy rửa tay ngay! Đây là những thứ mà bất kỳ ai lui tới sân bay đều thường xuyên tiếp xúc. Chính vì vậy, các bề mặt ấy có thể chứa rất nhiều vi khuẩn, vi rút và trở thành trung gian lây bệnh, theo MSN. Rửa tay bằng xà phòng giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh - SHUTTERSTOCK Tay cầm hay nắm cửa Cho dù...