Khi đi máy bay và đặc biệt bay đường dài, chúng ta có nguy cơ bị lây bệnh rất cao nếu ngồi chính giữa hai hàng ghế có người bị nhiễm bệnh . Để bảo vệ mình, bạn có thể làm ba việc sau.
Shutterstock
Trong chuyến bay 14 tiếng từ Dubai đến New York (Mỹ) vừa qua, 100 hành khách và phi hành đoàn đã phàn nàn họ có những triệu chứng ho và sốt, theo Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC).
Trong đó, có ít nhất 3 hành khách và 7 người trong phi hành đoàn đã được đến bệnh viện để chẩn đoán thêm.
Bác sĩ Oxiris Barbot, Ủy viên Ủy ban y tế của thành phố New York (Mỹ), cho biết, các triệu chứng trên cho thấy họ có thể mắc bệnh cúm .
Vì vậy, làm cách nào có thể bảo vệ bản thân mình khỏi bị lây bệnh khi đi máy bay?
Theo hướng dẫn của bác sĩ Kirsty Short, một nhà nghiên cứu về cúm và các bệnh do vi rút gây ra của Đại học Queensland (Úc), được chia sẻ trên ABC News: Đầu tiên, bạn có thể cố gắng đeo khẩu trang. Có một vài nghiên cứu chứng minh đeo khẩu trang rất hiệu quả nhưng phải biết cách đeo cho đúng.
Việc làm thứ hai là bạn có thể xịt mũi để ngăn chặn vi rút lây lan. Sau đó, bạn rửa tay bằng nước hoặc dung dịch sát khuẩn.
Theo bác sĩ Short, cách tốt nhất để phòng ngừa cúm hiệu quả là tiêm vắc xin.
Theo thanhnien.vn
Trẻ mới đi học chắc chắn sẽ nhiễm bệnh!
"Trẻ mới đi học chắc chắn sẽ nhiễm bệnh, phụ huynh đừng mong bé của mình không mắc bất kỳ bệnh gì bởi điều đó là không thể. Chủ động giải quyết các bệnh vặt, hạn chế nguy cơ bệnh nặng cho trẻ là điều cần làm", BS Trương Hữu Khanh cho hay.
Cha mẹ bất an vì con nhiễm bệnh khi đi học
Con đi học được vài ngày thì đổ bệnh, sốt, ho, sổ mũi, mệt nhiều nên chị Kiều Ngân quyết định để bé ở nhà chăm sóc. Người mẹ trẻ lo lắng và bối rối vì thời gian tới con sẽ phải đi học trở lại, chị không biết phải làm cách nào để bảo vệ con trước nguy cơ bệnh liên tục tấn công.
Tương tự chị Ngân là trường hợp của chị Huyền Trang, do công việc cả 2 vợ chồng đều bận nhưng không có người chăm sóc con nên khi bé mới được 8 tháng tuổi, chị Huyền Trang phải cho đi nhà trẻ. Tuy nhiên, từ khi đi học, bé thường xuyên bị bệnh, gần như tháng nào cũng đi bác sĩ vài lần.
Chị tâm sự: "Mỗi khi trong lớp có 1 trẻ bị bệnh là bé nhà em nhiễm theo. Bệnh của bé hay kéo dài, các bé khác khỏi từ lâu, riêng con em thường phải mất một tuần sức khỏe mới bình phục. Vợ chồng em đi làm nhưng lúc nào cũng lo con đau bệnh trên lớp".
Tâm trạng của 2 người mẹ ở trên là nỗi lo chung của hầu hết các bậc phụ huynh khi con em họ bước vào tuổi đi học.
Trẻ nhiễm bệnh khi đến trường khiến hầu hết phụ huynh lo lắng
Đề cập đến những loại bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong mùa tựu trường, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho rằng: "Trẻ mới đi học chắc chắn sẽ nhiễm bệnh, phụ huynh đừng mong bé của mình không mắc bất kỳ bệnh gì bởi điều đó là không thể. Tuy nhiên, cần chủ động giải quyết các bệnh vặt và hạn chế nguy cơ mắc bệnh nặng cho trẻ".
BS Hữu Khanh chỉ ra ở nhóm trẻ mầm non, các bệnh khiến trẻ rất dễ bị lây nhiễm gồm: hô hấp, tay chân miệng, cúm, bệnh sởi... Lý giải nguyên nhân trẻ dễ nhiễm bệnh, BS Hữu Khanh cho rằng: "Đối tượng dễ bị bệnh tấn công là những trẻ chưa có đủ miễn dịch trước khi đến trường. Tiếp xúc trong môi trường đông người sẽ có các tác nhân gây bệnh giao lưu với nhau, trẻ sẽ nhiễm bệnh bắt đầu với các biểu hiện, nóng, ho, sổ mũi, rối loạn tiêu hóa, đi cầu..."
Vào mùa bệnh, do tác nhân vi rút nếu không có giải pháp kiểm soát kịp thời thì vi rút sẽ lây lan dễ dàng với tốc độ nhanh hơn. Bệnh do vi rút thường gặp ở trẻ trong mùa tựu trường là tay chân miệng, hoặc cúm. Chỉ cần trong lớp có 1 trẻ mắc bệnh thì có thể lây cho cả lớp.
Đáng lưu ý, gần đây nhiều ca bệnh sởi đã xuất hiện, đang lưu hành ở một số khu vực, những trẻ trong vùng bệnh lưu hành nếu chưa được chủng ngừa đầy đủ thì chỉ cần 1 bé mắc bệnh có thể lây cho nhiều bé khác.
Cần chủ động phòng bệnh cho trẻ
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh ở trẻ, BS Hữu Khanh cho rằng, trước khi đưa trẻ đến trường, phụ huynh phải chuẩn bị cho bé cả về tâm lý và bệnh lý. Cụ thể, phụ huynh cần đưa trẻ đi chích ngừa đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh ; tập cho bé thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân .
Chủng ngừa là một trong những giải pháp tăng cường miễn dịch cho trẻ
Người chăm sóc trẻ cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ nhà cửa thông thoáng, rửa tay dưới vòi nước sạch bằng xà bông trước khi tiếp xúc với trẻ.
Khi trẻ từ trường về nhà nếu có biểu hiện nhảy mũi, chảy nước mũi cần phải rửa mũi bằng nước muối sinh lý, thay quần áo, rửa tay chân, tắm cho trẻ bằng nước ấm, giữ ấm cơ thể bằng khăn khô ngay sau khi tắm để tránh trẻ bị nhiễm lạnh , đồ chơi và khu vực vui chơi của trẻ cần được khử khuẩn thường xuyên.
Chế độ ăn ngủ của trẻ là khâu đặc biệt quan trọng để duy trì nền tảng sức khỏe của trẻ. Phụ huynh và nhà trường cần đảm bảo cho trẻ ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, thay đổi món ăn theo bữa, tăng cường hàm lượng rau củ quả, đa dạng thức ăn sẽ tăng cảm giác ngon miệng giúp trẻ ăn được lượng nhiều hơn.
Trường hợp trẻ không may mắc phải những bệnh truyền nhiễm do vi rút như tay chân miệng, sởi... phụ huynh cần cho trẻ nghỉ học ở nhà điều trị đến khi có xác nhận trẻ đã khỏi bệnh hoàn toàn của bác sĩ mới cho trẻ trở lại trường.
Khi phát hiện trẻ bị bệnh, phụ huynh cần thông báo cho nhà trường để có giải pháp vệ sinh khử trùng , phòng tránh nguy cơ lây nhiễm cho các bé khác.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Ăn sáng sao cho đúng cách Nhiều người thường có thói quen bỏ bữa ăn sáng mà không biết lợi ích của bữa sáng quan trọng như thế nào đối với sức khỏe con người. Tác hại của việc không ăn sáng là gì? Chúng ta vẫn thường nghe câu: "Bữa sáng ăn cho mình, bữa trưa cho bạn bè, và bữa tối cho kẻ thù", nhưng rất nhiều...
Tin mới nhất
BS dinh dưỡng tiết lộ cách ăn dầu mỡ lành mạnh: Ăn quá lượng này là sinh nhiều bệnh
09:45:52 21/01/2021
Theo chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta không thể kiêng chất béo, nhưng cũng không được ăn quá nhiều dầu mỡ. Đây là mức khuyến nghị nên áp dụng để không gây hại cơ thể.
Mẹ sinh mổ liên tục trong 10 năm, bác sĩ lo lắng khi tử cung mỏng như giấy
09:21:25 21/01/2021
Thai phụ này đã mang thai 6 lần liên tiếp trong chưa đầy 10 năm và 5 lần sinh trước của cô đều thực hiện bằng phương pháp mổ lấy thai.
Thường xuyên thức khuya khiến bạn phải đối mặt với 4 vấn đề ảnh hưởng đến cả nhan sắc lẫn vóc dáng
07:11:38 21/01/2021
Nếu còn đang giữ thói quen này hàng ngày, bạn nên sửa ngay càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.
Gầy như que củi vẫn sợ béo, căn bệnh chán ăn tâm thần gây nhiều biến chứng nguy hiểm
05:53:06 21/01/2021
Theo các bác sĩ, chán ăn tâm căn (chán ăn tâm thần) có thể dẫn đến tử vong do suy kiệt nhưng nhiều người mắc bệnh này không biết và họ vẫn sợ béo, không ăn nhằm giảm cân dù thân hình gầy như que củi.
TP.HCM có thêm một khu lọc máu chất lượng cao tiêu chuẩn Nhật
05:52:42 21/01/2021
TP.HCM có hàng ngàn người bệnh suy thận cần lọc máu định kỳ với nhu cầu lọc máu rất lớn.
Cẩn trọng kẻo bị nhược cơ
05:51:32 21/01/2021
Nhược cơ (Myasthenia gravis) là bệnh lý thần kinh cơ mạn tính đặc trưng với tình trạng yếu cơ xảy ra từng đợt hoặc liên tục với nhiều.
Dinh dưỡng cho người viêm gan cấp
05:50:26 21/01/2021
Gan là một cơ quan lớn của cơ thể có nhiều chức năng quan trọng như: chuyển hoá các chất dinh dưỡng, tiết ra mật, ngăn chặn các chất độc…
Kịp thời cứu cụ ông 83 tuổi bị vỡ phình động mạch chủ bụng
23:09:34 20/01/2021
Tại bện viện, các cận lâm sàng cần thiết ngay lập tức được tiến hành. Kết quả chụp cắt lớp vi tính mạch máu phát hiện bệnh nhân có túi phình lớn (gần 7cm) tại vị trí động mạch chậu chung bên phải, có di...
Mắc tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật nặng vẫn sinh 2 con khỏe mạnh
23:07:21 20/01/2021
Sản phụ mang song thai, được phát hiện bị tiền sản giật nặng từ tuần thứ 32 của thai kỳ. Tuy nhiên, sản phụ đã được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội mổ sinh thành công ở tuần 35 của thai kỳ.
Nam thanh niên bị ngã vỡ sọ não
23:03:44 20/01/2021
Các bác sĩ chuyên ngành phẫu thuật thần kinh cột sống, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, vừa cấp cứu thành công nam bệnh nhân H.V.M., 21 tuổi, ở Hương Khê, Hà Tĩnh, nguy kịch sau khi ngã từ trên cao xuống.
Sản phụ dị ứng thuốc tê, bác sĩ vẫn tiêm gây liệt nửa người?
23:01:24 20/01/2021
Sản phụ khai từng dị ứng thuốc tê 2 lần và khám tiền phẫu nên được quyết định cho gây mê nhưng khi vào mổ, bác sĩ lại tự ý đổi thành gây tê.
Những câu hỏi thường gặp về đau thần kinh tọa
22:29:42 20/01/2021
Những bệnh lý về cột sống do sai tư thế, ít vận động ngày càng tăng trên nhóm đối tượng trẻ tuổi. Kéo theo đó là những tác động xấu tới sức khỏe, trong đó có đau thần kinh tọa.
Quảng Nam: Cứu sống một bệnh nhân dị dạng mạch máu não nguy hiểm
22:26:51 20/01/2021
Ngày 20/1, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Quảng Nam cho biết, dưới sự hỗ trợ của các bác sĩ Khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ của bệnh viện này đã cứu sống một trường hợp dị dạng mạch máu não nguy hiểm gây biến chứng xuất ...
Mắc ung thư nghi do dùng nước uống nhiễm kim loại suốt nhiều năm mà không biết
21:37:47 20/01/2021
Sau hơn 20 năm sử dụng nước giếng khoan không qua xử lý, toàn thân người đàn ông nổi mụn. Khi đi khám bác sĩ chẩn đoán bị ung thư da, nghi ngờ nguyên nhân do nguồn nước chứa kim loại nặng.
Nuốt một viên thuốc mà không uống nước có hại như thế nào?
21:27:03 20/01/2021
Bạn đã từng nuốt một viên thuốc mà không uống nước chưa? Sẽ có lúc chúng ta gặp phải tình huống này do quá lười hoặc bận rộn và thậm chí là khi không tìm thấy nước.
Trị hôi miệng triệt để từ bên trong
21:21:58 20/01/2021
Hôi miệng không phải là bệnh có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng khiến người mắc cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp. Bệnh để lâu có thể trở thành mạn tính và rất khó điều trị.
Sai lầm khi giữ ấm cho trẻ nhỏ khiến trẻ dễ ốm
21:17:54 20/01/2021
Vào mùa lạnh, trẻ thường dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên không phải cách giữ ấm nào cũng đúng để phòng tránh bệnh cho trẻ.
Muốn kéo dài chân thêm 10cm có được không?
21:09:27 20/01/2021
Hiện nay, tổng chi phí tăng chiều cao bằng cách kéo chi với phẫu thuật dự kiến khoảng 80-100 triệu đồng. Thời gian nằm viện khoảng một tuần, nhưng thời gian tái khám kéo dài chân đến chiều dài có thể đạt được và đến khi lành xương có th...
Đủ kiểu tai biến do làm đẹp dịp tết
21:06:11 20/01/2021
Dịp cuối năm, nhu cầu làm đẹp tăng nhưng tai biến cũng không ít do nhiều chị em chọn làm đẹp tại các cơ sở thẩm mỹ giá rẻ, kém chất lượng, dẫn đến mắt bị lộn mí, tắc mạch do tiêm filler…
Xử trí khi trẻ bị cảm lạnh
20:36:37 20/01/2021
Trẻ bị cảm lạnh chưa cần đến viện ngay, phụ huynh có thể theo dõi tại nhà, cho uống nước ấm pha mật ong trước khi ngủ, vệ sinh mũi đúng cách.
Măng tây: Thực phẩm giải độc gan không nên bỏ qua
20:14:14 20/01/2021
Măng tây từ lâu đã được sử dụng trong y học như một loại thảo dược có khả năng hỗ trợ làm sạch các cơ quan nội tạng cơ thể một cách hiệu quả.
Trứng ngỗng và trứng gà, loại nào tốt hơn?
20:08:51 20/01/2021
Phụ nữ mang thai hay ăn trứng ngỗng vì quan niệm ăn vào con sẽ khỏe đẹp, thông minh. Tuy nhiên, thực tế giá trị dinh dưỡng trứng ngỗng không thể so sánh với trứng gà.
Ăn ít đồ chiên rán cũng gây nên nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ
20:03:33 20/01/2021
Ăn thực phẩm chiên rán có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim nặng và đột quỵ, theo một nghiên cứu được CNN công bố.
Cảnh báo nguy cơ vỡ thận trên nền bệnh lý sỏi thận
20:01:57 20/01/2021
Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng vừa phẫu thuật cấp cứu một bệnh nhân bị chấn thương nghiêm trọng khiến thận vỡ, gãy cung bên xương sườn 6,7,9,10 bên phải.
Các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới được quảng cáo sai sự thật
19:29:25 20/01/2021
Bộ Y tế, Quỹ Phòng chống Tác hại thuốc lá vừa tổ chức Hội thảo kỹ thuật về phòng chống tác hại của thuốc lá với các đối tác của Sáng kiến Bloomberg Việt Nam.
Hy hữu: Bé gái 8 tháng tuổi mang "u dạng thai" nặng 2kg
19:28:46 20/01/2021
Thông tin từ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, bệnh viện vừa phẫu thuật thành công một trường hợp thai trong thai cực hiếm gặp ở bệnh nhi 8 tháng tuổi.
Cứu 2 bệnh nhân ngừng tuần hoàn hô hấp do nhồi máu cơ tim
17:02:54 20/01/2021
Thông tin từ Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cho 2 trường hợp bị nhồi máu cơ tim có biến chứng ngừng tuần hoàn hô hấp.
Cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa tân dược trái phép, nguy hại cho người dùng
16:43:56 20/01/2021
Cục An toàn thực phẩm có thông tin cảnh báo sản phẩm giảm béo MONE Macha Cocoa có chứa Sibutramine, là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Bị đau cổ dữ dội 8 năm do não trượt xuống đốt sống cổ mà không biết
16:40:38 20/01/2021
Suốt nhiều năm, ông Karl Johnston bị đau cổ dữ dội mà không rõ nguyên nhân. Cuối cùng, bác sĩ phát hiện nguyên nhân khiến ông đau cổ là do não đang trượt xuống đốt sống cổ.