Chờ con dâu đi vắng, mẹ chồng ăn vụng thịt gà
Về nhà sớm hơn dự định, chị Vinh uất lên khi biết mẹ chồng nhân lúc chị đi vắng mới gọi con gái sang thịt gà để ăn. “Đây không phải là chuyện con gà, chuyện miếng ăn, mà là chuyện bụng dạ con người ăn ở với nhau”, chị Vinh, 41 tuổi, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, chưa hết cay đắng khi nhắc chuyện cũ.
Tuyệt tình vì con gà
Tuy đã xây nhà mới trên nền đất cũ được chia nhưng cuối cùng, thuận theo lời thuyết phục của đại gia đình, nhất là anh trai chồng mới chuyển nhà lên thành phố, chị Vinh đồng ý về sống cùng mẹ chồng. Làm dâu 12 năm, sống cách nhau có vài chục bước chân, Vinh và mẹ chồng vốn có quan hệ tốt, hai bên quý nhau.
“Đến khi ở cùng thì mới biết mình tưởng bở. Bố bọn trẻ chỉ hắt hơi sổ mũi, bà đã cuống lên như cháy nhà, anh ấy uống thuốc, ngủ ngon rồi mà nửa đêm bà còn bắt tôi dậy nấu cháo giải cảm. Còn tôi ốm liệt giường vẫn phải gượng dậy phục vụ cả nhà, ăn xong mệt quá vứt bát đấy để mai rửa còn bị bà mắng là lười nhác”, Vinh tố khổ.
Điều làm Vinh hậm hực nhất là bất cứ việc lớn nhỏ nào trong nhà, cả việc riêng của vợ chồng chị, mẹ chồng cũng chỉ bàn với con đẻ chứ không bao giờ nói với con dâu một tiếng. Có lần chú em họ chồng sang gặp Vinh bảo chị đưa 2 chỉ vàng, Vinh ngơ ngác chẳng hiểu gì thì chú ta giải thích: “Chị Loan (em gái chồng Vinh) bảo em là anh chị cho vay, lúc nào có thì trả”.
Vinh vẫn chưa hiểu ra sao thì mẹ chồng từ trong buồng đi ra thủng thẳng bảo: “Nó làm nhà còn thiếu một ít, hôm qua mẹ với con Loan bàn nhau là vợ chồng mày có 2 chỉ vàng, cho nó vay. Anh em phải giúp nhau. Thế chồng mày chưa bảo gì à?”.
Chị Vinh tức nghẹn. Hai chỉ vàng bố mẹ đẻ cho hồi cưới, chị vẫn cất kỹ sau này cho con trai lấy vợ, hoặc phòng khi bất trắc, hồi làm nhà túng thiếu cũng không dám bán. Vậy mà mẹ chồng, em gái chồng tự ý hứa cho vay vàng của riêng chị, cứ như chị là cục đất vậy. Vinh bảo tại mẹ không hỏi con hẵng hứa, vàng ấy bán mất rồi. Mẹ chồng khăng khăng “tao biết là vẫn còn”.
Chú em họ hầm hầm ra về. Mẹ chồng nhảy lên nhiếc móc. Vì chuyện này, cả họ nhà chồng lên án Vinh hẹp hòi, keo kiệt. Còn Vinh thì ngày một chán ngán khi thấy mình bị coi là người thừa, “công dân hạng hai” trong gia đình.
Nỗi uất ức của Vinh lên đến đỉnh điểm vào cái ngày chị báo với mẹ chồng là có việc, chiều tối mới về. Nhưng việc không như dự định, chị về lúc 12h thì thấy cả nhà đang ăn uống vui vẻ, có cả cô em chồng. Mẹ chồng bảo con gái: “Con gà này mẹ muốn để dành bồi dưỡng cho mày, con Vinh cứ đòi thịt mấy lần rồi nhưng mẹ gạt đi bảo để bữa khác. May hôm nay nó đi vắng, chứ con gà bé tẹo, cả đống người ăn chả bõ”.
Vinh ném thịch cái túi xuống nền nhà khiến ai nấy giật nảy. Chị đay nghiến: “Nếu bà không muốn cho con dâu ăn thịt gà thì cứ nói thẳng là không được ăn, việc gì phải chờ con đi vắng cho sốt ruột”, rồi quay sang chồng: “Nhìn anh vui nhỉ? Con gà ấy vợ anh nuôi từ khi mới nở đấy, thế mà vẫn phải lừa vợ con đi vắng để thịt ăn với nhau à?”.
Mẹ chồng sau phút đơ máy vì xấu hổ, đã phản công bằng cách mắng con dâu có miếng ăn thôi mà cũng làm ầm ĩ lên. Vinh bảo: “Bà ạ, miếng ăn chả là gì, nhưng nhờ nó mà con thấy, bà luôn coi con là người ngoài, một miếng ngon nếu cho con ăn bà cũng thấy phí. Bà đã không coi con là con thì con cũng chả dám coi bà là mẹ. Từ hôm nay mấy mẹ con con dọn về nhà mình, anh ta có về hay không thì tùy”.
Nhục mặt với vợ nên cuối cùng chồng Vinh cũng chịu dọn về nhà cũ. Từ đó chị rất hiếm khi qua nhà mẹ chồng và cũng không gọi bà một tiếng “mẹ” nào nữa”.
Video đang HOT
&’Thóc đâu mà đãi gà rừng”
Những nàng dâu như chị Vinh thường được gọi là ghê gớm vì dám ra mặt so đo với mẹ chồng. Có điều nếu không có nhà riêng để về thì cũng chưa chắc chị đã dám làm um lên rồi bỏ đi. Các nàng dâu gặp trường hợp bị gạt ra rìa như chị vốn rất nhiều nhưng đa số phải chấp nhận.
Chị Vân, sống ở ngay Hà Nội, cũng thất vọng và đau buồn khi biết hóa ra mình không thực sự được coi là con cái trong nhà, nhưng chẳng dám “đấu tố”, thậm chí còn chẳng dám tâm sự với chồng vì sợ sinh chuyện. Chị chỉ âm thầm.
Không phải là dâu trưởng nên dù sống chung, chị vẫn ấp ủ kế hoạch ra riêng và cố gắng chắt chiu, tiết kiệm. Được cái Vân kiếm tiền rất khá, sau 6 năm đã đủ để nghĩ đến chuyện mua chung cư trả góp.
Hai vợ chồng bàn bạc với nhau, bố mẹ chồng biết được bèn gọi lại bảo: “Mua căn hộ tập thể làm gì. Tiền đó chúng mày dùng xây lại cái nhà này, sau này chúng mày ở luôn, có phải đàng hoàng hơn không. Thằng cả giỏi làm ăn đã có biệt thự rồi, bố mẹ chỉ cho một số tiền lấy khước là được”. Hai vợ chồng thấy có lý, số tiền định mua chung cư, nếu dùng xây nhà thì sẽ hoành tráng lắm. Vân định chờ mấy hôm nữa đến ngày đáo hạn là rút sổ tiết kiệm ngay.
Hai hôm sau, Vân tình cờ nghe được bố mẹ chồng thì thầm bàn bạc với nhau. Bà khen ông “tỉnh”, phản ứng nhanh. Ông đắc ý: “Tôi phải vậy, cái nhà này mới được như ngày nay. Bà xem, con Vân nó sắc sảo, kiếm tiền giỏi, hơn hẳn con trai mình. Ai mà biết chúng nó có ở với nhau suốt đời hay không. Nó mua nhà bên ngoài không đủ tiền, mình kiểu gì cũng phải cho thêm. Nhà mang tên vợ chồng nó, ly dị phải chia đôi, hóa ra lại đem thóc đãi gà rừng à? Xây lại nhà này thì giấy tờ vẫn là vợ chồng mình, nếu bỏ nhau thì con Vân phải tay trắng ra đi”.
Vân lạnh người, không phải hú vía vì suýt mất tiền, mà vì trước giờ chị vẫn nghĩ mình được bố mẹ chồng quý như con đẻ và cũng yêu họ hết lòng. Hóa ra con dâu bao giờ cũng chỉ là người khác dòng máu. Vân nghĩ nát nước rồi quyết định đem hết sổ tiết kiệm gửi mẹ đẻ, rồi về “thú nhận” với chồng rằng trước đây chị trót tham nên nói dối là gửi tiết kiệm chứ thực ra đã cho vay ngoài để ăn lãi cao, nay người ta làm ăn thất bát chưa trả được.
Mới đây, chị rút tiền mua một căn hộ xây gần xong, sau đó báo ngay với chồng là em đòi được tiền rồi, giá nhà xuống đáy nên mua ngay kẻo thiệt, sau này ở hay không tính tiếp. Chồng chị vô tư chẳng nghĩ gì, nhà của bố mẹ còn đẹp, chưa nhất thiết phải xây lại, Vân mua được thêm nhà là thêm của, càng tốt.
Vân tâm sự: “Mình chẳng muốn tính toán làm gì, nhưng họ coi mình là gà rừng thì mình cũng coi họ là cáo thôi, phải phòng thân. Nói chung làm con dâu thì phải hết lòng thương yêu bố mẹ chồng, nhưng tấm lòng của mình, họ phải thật lòng đón nhận thì mình mới trao được. Tình cảm mà, bao giờ cũng phải đến từ hai phía”.
Theo Eva
Lời dâu văng vẳng bên tai
Cả đêm đó, bà Nguyên không sao chợp mắt nổi, vì lời con dâu cứ văng vẳng bên tai. Không ép được con dâu thì bà đành xuống nước, mỗi ngày bà đều bắt xe ôm mang cháo và đồ ăn riêng đến cho con dâu. Bà bảo: "Mọi việc để đấy mẹ làm, con đừng đụng tay đến việc gì...".
Khi Bách đề cập chuyện cưới Nga, bà Nguyên ra điều kiện: "Mẹ không nhiều nhặn gì, chỉ có mỗi mình con nên sau khi cưới đừng đề cập đến chuyện ra ở riêng".
Thương mẹ, Bách lựa lời với Nga: "Nhà thì rộng mà chỉ có mỗi mình anh. Bố thì hiền khô còn mẹ anh là bác sĩ, lại học cao nên em không lo. Thiệt đâu anh bù đấy!".
Vợ chồng Bách đều làm cho công ty nước ngoài, nên thu nhập khá cao, cộng với thực lực kinh tế 2 bên nội, ngoại thì việc mua nhà riêng nằm trong tầm tay. Nhưng vì tình yêu, Nga đồng ý cho mình một trải nghiệm mới về cuộc sống không chỉ có 2 người.
Trước khi vào công ty, cô phải kí cam kết không sinh con trong 3 năm đầu nên dù muốn thì Nga vẫn không thể thỏa lòng khao khát làm bà mẹ của chồng ngay. Thấy 3 đứa đã kỉ niệm một năm ngày cưới mà con dâu mình thì vẫn là "màn hình siêu phẳng", ruột gan bà Nguyên như lửa đốt.
Bà suy đoán lung tung, nghi ngờ Nga có "vấn đề". Bách đành thủ thỉ với mẹ: "Chúng con đều khỏe mạnh làm gì có vấn đề gì nghiêm trọng. Chẳng qua chúng con muốn thêm vài năm vợ chồng son kẻo đến lúc có con thì muốn rong chơi cũng khó".
Bà Nguyên hiểu chệch ngay ý con trai, chau mày: "Anh chị muốn rong chơi để mặc tôi mất mặt. Hễ bước chân ra ngõ là có người hỏi: Con dâu bà bị điếc hay sao mà vẫn phẳng phiu thế?".
Không chấp nhận lối suy diễn thiếu căn cứ của mẹ chồng, Nga lên tiếng: "Mẹ mà cứ như thế thì thật là khó có thể sống cùng nhau". Thấy con dâu cãi lời, bà Nguyên mắng té tát: "À, thì ra anh chị có tiền nên dọa ra ở riêng chứ gì. Được, đi thì đi nhưng đừng có nghĩ sẽ quay về".
Nga cũng là người khái tính, nghe mẹ chồng nói thế khác nào đuổi cô ra khỏi nhà. Cô đùng đùng sắp quần áo rồi về nhà mẹ đẻ. Cô dằn dỗi với chồng: "Mẹ đã đuổi thì em phải đi, còn anh muốn ở lại với mẹ hay đi với em thì tùy".
Nga cũng là người khái tính, nghe mẹ chồng nói thế khác nào đuổi cô ra khỏi nhà (ảnh minh họa)
Phải lựa chọn giữa mẹ và vợ thì quả thật đã làm khó cho người làm chồng như Bách. Cũng may bố anh thông cảm nên ông ra mặt giải quyết mọi việc êm xuôi: "Nhân việc này các con hãy ra ngoài sống một thời gian cũng tốt. Bố biết, con dâu thời nay không mấy đứa thích sống với bố mẹ chồng. Còn mẹ con cứ để bố lo liệu ổn thỏa. Tuổi trẻ và tình yêu giống như nguồn năng lượng mặt trời vô tận, con cũng đừng vì một đĩa dầu hao mà bỏ lỡ niềm vui".
Ngày vợ chồng Nga chuyển ra ở riêng cũng là ngày cô phát hiện ra mình có biểu hiện lạ. Không tin là mình có thai, Nga đã dùng đến 5 que thử nhưng tất thảy đều hiện lên 2 vạch màu hồng.
Biết chuyện, người mừng nhất chính là mẹ chồng cô. Bà ra sức thuyết phục 2 đứa về nhà để bà tiện chăm sóc, nhưng Nga nhất định từ chối. Cô đùa với chồng: "Đây là kết quả của sự liều lĩnh, nếu em mất việc anh phải nuôi mẹ con em suốt đời đấy. Em đang chiếm lợi thế vì con anh đang nằm trong bụng em, nên em thích bắt nạt anh thế nào anh cũng phải chịu".
Không phải Bách không muốn có con mà vì anh không nỡ ép vợ, giờ chỉ cần Nga đồng ý sinh con, dù có hàng ngàn điều kiện vô lý anh cũng đồng ý hết.
Không ép được con dâu, bà Nguyên đành xuống nước, mỗi ngày bà đều bắt xe ôm mang cháo và đồ ăn riêng đến cho con dâu. Bà bảo: "Mọi việc để đấy mẹ làm, con đừng đụng tay đến việc gì, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Con cố mà ăn để khi bé ra đời còn đủ sữa cho cháu bú, 6 tháng đầu nhất định phải nuôi con bằng sữa mẹ".
Nga quay sang chồng: "Anh thấy không, mẹ anh đâu có coi em là dâu mà chỉ đơn thuần là con bò sữa của cháu nội bà mà thôi. Em mà xấu xí thì đừng có chê đấy".
Nhà ngoại cũng thuộc diện "thừa của thiếu con", nên cháu ngoại vừa chào đời thì đã thuê cho ngay 2 giúp việc, một chuyên chăm em bé còn một thu dọn việc nhà. Nhưng bà Nguyên không tin tưởng vào mấy bà "nhà quê" nên ngày nào cũng đến từ sáng sớm.
Bà yêu cầu quần áo của em bé phải giặt bằng tay, phải dùng nước giặt không được để cặn bám làm ngứa da em bé, khi phơi phải dùng chụp kẻo bụi bặm hay sâu bọ bám vào làm tổn thương bé... Riêng bình sữa, phải do chính tay bà "tiệt trùng".
Không chịu nổi sự giám sát quá chặt của bà chủ, nên 2 giúp việc lần lượt bỏ về. Nga định thuê người khác nhưng bà gạt đi: "Mẹ còn khỏe, trước đây việc ở bệnh viện khó đến mấy mẹ cũng hoàn thành, nên chăm sóc con cháu, mẹ đảm nhiệm tốt".
Để tiện chăm sóc con cháu, bà Nguyên chuyển hẳn sang ở với vợ chồng Nga. Mỗi bữa ăn của con dâu cũng đều phải do bà chuẩn bị mới đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cháu bú, mỗi bữa bà đều thay đổi thực đơn cho con dâu khỏi chán miệng.
Nhưng chính sự chăm sóc quá mức của bà Nguyên khiến con dâu ngột ngạt. Đi làm về đến nhà, Nga muốn bế con mà quên chưa rửa tay thì bị bà nhắc: "Trẻ con tất cả còn non nớt, con nên giữ vệ sinh trước khi tiếp xúc với bé".
Buổi tối, Nga muốn dành trọn vẹn thời gian cho con nhưng đến muộn bà vẫn chưa chịu ngủ. Nga cho con uống sữa bình, cũng phải đợi mẹ chồng kiểm tra xem có nóng lạnh hơn quy định không.
Hôm nào cho con ngủ sớm hơn bình thường nửa tiếng, lập tức mẹ chồng khó chịu: "Trẻ con cần phải có kỷ luật, con đừng tạo cho cháu thói quen xấu và thiếu kỷ luật như thế".
Nghe quá nhiều chỉ trích, không chịu nổi sự kiểm soát của mẹ chồng, Nga đã cãi lại bà Nguyên: "Cháu là do con sinh ra, con muốn vo tròn hay bóp méo là quyền của con. Con mong mẹ đừng can thiệp".
Cả đêm đó, bà Nguyên không sao chợp mắt nổi, vì lời con dâu cứ văng vẳng bên tai.
Theo Afamily
"Ly thân đi cho rảnh nợ!" Việc vợ chồng ở chung một nhà, nhưng ăn hai nồi cơm khác nhau, ngủ trong 2 phòng khác nhau không còn là lạ. Sống giữa hai làn đạn: Mẹ chồng - ôsin Điển hình như anh Tường - chị Vi (Cửa Bắc, Hà Nội). Anh chị là cặp đôi đẹp nhất ở khóa học thời sinh viên của năm đó. Sau khi...