Cho con bú, giảm đáng kể nguy cơ ung thư
Cho con bú có thể giúp người mẹ giảm 20% nguy cơ mắc ung thư vú, theo một nghiên cứu quy mô lớn mới đây.
Theo tờ Irish Examiner ngày 12-12, trước đây cũng đã có nghiên cứu cho biết cho con bú giúp giảm nguy cơ ung thư vú nhưng với tỉ lệ tương đối thấp.
Cho con bú giúp người mẹ giảm được 20% nguy cơ mắc ung thư vú Ảnh: Irish Examiner
Nghiên cứu mới đây – do các tổ chức ung thư Mỹ phối hợp với Trường Y ĐH Washington và Bệnh viện Mount Sinai (New York, Mỹ) thực hiện, cho thấy cho con bú có thể kéo giảm nguy cơ mắc ung thư vú xuống 20%.
Điều đặc biệt là không chỉ bảo vệ người mẹ trước các dạng ung thư vú phổ biến, việc cho con bú còn có thể ngăn chặn ung thư vú dạng triple-negative – loại ung thư có tính xâm lấn đặc biệt cao và thuộc dạng khó điều trị nhất.
“Có một thực tế khá rõ là cho con bú rất có lợi cho sức khỏe em bé, đồng thời người mẹ cũng hưởng lợi khi giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư vú”, phó giáo sư Anees Chagpar tại Trung tâm Ung thư Yale nói.
“Quan trọng hơn, cho con bú giúp bảo vệ người mẹ trước nguy cơ mắc ung thư vú dạng triple-negative, loại ung thư khiến các bác sĩ có rất ít lựa chọn điều trị”. Ông cũng kêu gọi “cần có sự hỗ trợ y tế công cộng nhiều hơn” với việc cho con bú.
Video đang HOT
Theo các nhà khoa học, cho con bú làm giảm nồng độ hormone estrogen có thể gây ung thư. Một số nhà khoa học cũng tin rằng quá trình sản sinh sữa cũng có tác dụng ngăn chặn hình thành tế bào ung thư.
Những em bé bú sữa mẹ đã được chứng minh là ít bị nhiễm trùng, dị ứng và béo phì.
Nghiên cứu mới đây nhất được thực hiện trên cơ sở phân tích 27 nghiên cứu tiến hành trong 30 năm qua liên quan tới 750.000 phụ nữ, 36.000 trong số này mắc bệnh ung thư vú.
Theo Tuoitre
Thay đổi lối sống để phòng ung thư vú
Cho con bú, giảm uống rượu, cân nhắc sử dụng nội tiết tố thay thế trong giai đoạn mãn kinh có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.
Ảnh: Afamily.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Thanh Phong, phân khoa Phẫu thuật lồng ngực - Mạch máu, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM, bệnh ung thư vú ở phụ nữ có thể phòng ngừa bằng những cách sau:
1. Thay đổi lối sống: Cho con bú có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú. Bên cạnh đó nên giảm uống rượu, cân nhắc sử dụng nội tiết tố thay thế trong giai đoạn mãn kinh, thay đổi chế độ ăn, kiểm soát trọng lượng cơ thể bằng chế độ ăn và tập luyện thể dục.
2. Sử dụng thuốc: Tamoxifen đã được chấp thuận để dự phòng ung thư vú cho những bệnh nhân có nguy cơ cao. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này cần cân nhắc giữa hiệu quả ngăn ngừa ung thư và tác dụng phụ đó là nguy cơ ung thư nội mạc tử cung và huyết khối tĩnh mạch.
3. Đối với những người có tiền sử gia đình bị ung thư vú cần được tư vấn để xác định đột biến gene có liên quan đến bệnh này.
4. Những người thuộc nhóm có nguy cơ đặc biệt cao về ung thư vú, ví dụ đột biến gene BRCA1, BRCA2 có thể dự phòng bằng cách dùng thuốc kháng nội tiết tố. Bên cạnh đó, phẫu thuật đoạn nhũ 2 bên cũngcho hiệu quả dự phòng lên đến 92-95%. Phẫu thuật cắt buồng trứng 2 bên dự phòng giúp giảm nguy cơ ung thư vú và cả ung thư buồng trứng trên nhóm này.
5. Đối với những người có đột biến gene nhưng không muốn phẫu thuật cần được theo dõi sát ở những trung tâm chuyên khoa để phát hiện sớm ung thư vú.
6. Phụ nữ trên 50 tuổi nên khám tuyến vú định kỳ mỗi năm một lần và chụp nhũ ảnh kiểm tra mỗi 2 năm để phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm.
7. Tự khám tuyến vú hàng tháng ở nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt để phát hiện các khối u của tuyến vú hay những bất thường khác. Việc phát hiện bệnh ung thư sớm sẽ cho hiệu quả điều trịcao và ít biến chứng hơn.
Cách chăm sóc và theo dõi bệnh nhân sau khi điều trị ung thư vú:
Người bị ung thư vú đã điều trị xong vẫn phải đối mặt với nguy cơ tái phát. Do đó sau khi đã hoàn tất, bệnh nhân cần được theo dõi định kỳ để phát hiện tái phát tại chỗ có thể điều trị được. Việc theo dõi còn giúp phát hiện ung thư vú thứ phát và điều trị các vấn đề liên quan đến tác dụng phụ của thuốc.
Nguy cơ tái phát ung thư vú cao nhất trong khoảng thời gian 3 năm đầu, sau đó giảm dần. Hầu hết trường hợp tái phát xảy ra trong 5 năm đầu tiên, vì lý do đó bệnh nhân ung thư vú nên được theo dõi chuyên khoa định kỳ trong 5 năm sau khi đã hoàn thành việc điều trị.
Theo khuyến cáo, bệnh nhân sau khi điều trị ung thư vú nên được theo dõi như sau:
- Hỏi bệnh và khám lâm sàng mỗi 4-6 tháng trong 5 năm đầu. Sau đó tái khám hằng năm.
- Chụp nhũ ảnh mỗi năm một lần.
- Với bệnh nhân điều trị bằng thuốc nội tiết tố nên khám phụ khoa mỗi năm hoặc đo độ loãng xương để phát hiện bất thường nếu có.
Thi Trân
Theo VNE
Bảo vệ thai nhi bằng nước Trong thời gian mang thai hoặc cho con bú, nhu cầu về nước ở phụ nữ cao hơn bình thường vì nước cần thiết để tạo nước ối bao quanh em bé, và kích thích tạo sữa, theo femalefirst.co.uk dẫn lời Emma Derbyshire, tác giả cuốn Dinh dưỡng ở độ tuổi sinh nở. Ảnh minh họa: Internet Theo chuyên gia Derbyshire, các chị...