Chớ coi thường 5 dấu hiệu của chu kỳ kinh nguyệt
Với nhiều người, những dấu hiệu thất thường trong chu kỳ kinh nguyệt thường không nhận được nhiều chú ý và bị bỏ qua.
Tuy vậy, theo các chuyên gia y khoa, những dấu hiệu này đều có khả năng báo hiệu những rắc rối lớn về sức khỏe của bạn. Trong những trường hợp đặc biệt, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia càng sớm càng tốt.
Dưới đây là 5 thời điểm chu kỳ kinh nguyệt của bạn cảnh báo những vấn đề sức khỏe không nên bỏ qua:
Chảy nhiều máu
Cần tới sự trợ giúp của những loại băng vệ sinh ’siêu thấm’ hay phải thay băng liên tục là những dấu hiệu đáng lo ngại trong chu kỳ của bạn.
Tiến sĩ Mary Jane Minkin, chuyên viên Y khoa tại Đại học Yale (Mỹ) cho biết, nếu tần suất thay băng lên đến mỗi giờ một lần thì đã đến lúc bạn nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia y khoa.
Theo Tiến sĩ Minkin, những rắc rối không chỉ nằm ở rối loạn chức năng phần phụ mà nghiêm trọng hơn, các triệu chứng này còn dẫn đến tình trạng mất máu quá nhiều.
Đây là điều nguy hiểm bởi mất máu gây ra các hiện tượng đi kèm như mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, thậm chí choáng váng. Các chuyên gia y tế sẽ cần thực hiện một vài xét nghiệm về nồng độ máu để xác định liệu có cần bổ sung thêm sắt vào khẩu phần ăn hàng ngày hay không.
Thay băng liên tục là những dấu hiệu đáng lo ngại trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn. (Ảnh minh họa: Internet)
Một trong những dấu hiệu mà bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia ngay đó là khi gặp những cơn đau bất thường và nghiêm trọng không thể điều trị bằng thuốc.
Tiến sĩ Minkin cho hay, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra những cơn đau trong chu kỳ kinh nguyệt là hoạt chất prostaglandin. Thông thường, các loại thuốc giảm đau trong kì kinh nguyệt đều có khả năng ngăn chặn việc sản sinh loại chất này.
Video đang HOT
Do vậy, nếu những cơn đau không thuyên giảm khi bạn dùng thuốc, hãy chú ý bởi prostaglandin không phải thủ phạm cho những cơn đau này. Bạn có thể đang hứng chịu những rắc rối từ hiện tượng lạc nội mạc tử cung. Bệnh đòi hỏi điều trị bằng những loại thuốc đặc trị với hàm lượng cao hoặc thậm chí cần đến phẫu thuật.
Sốt nhẹ
Chu kỳ kinh nguyệt đi kèm với những cơn sốt cũng là hiện tượng bạn không nên bỏ qua. Theo Tiến sĩ Minkin, dấu hiệu này có thể là nguyên nhân của hội chứng sốc độc tố gây ra bởi vi khuẩn tích tụ trong băng vệ sinh.
Tuy vậy, chúng cũng có thể là hệ quả của việc tổn thương nhóm cơ vùng chậu. Những dấu hiệu đi kèm thường là đau vùng bụng dưới, vùng cơ xương hông và chậu. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần tới một vài loại kháng sinh để đẩy lùi những cơn đau này.
Chu kỳ kinh nguyệt đi kèm sốt có thể là nguyên nhân của hội chứng sốc độc tố. (Ảnh minh họa: Internet)
Ngừng chảy máu trong kỳ ‘đèn đỏ’
Hiện tượng này có thể xảy ra khi bạn sử dụng thuốc tránh thai bởi loại thuốc này có khả năng cản trở và xáo trộn hoóc-môn trong cơ thể, làm ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu bạn không sử dụng bất cứ một biện pháp tránh thai nào liên quan tới hoóc-môn mà chu kỳ đột nhiên ngừng lại thì cần phải hết sức chú ý.
Một vài xét nghiệm chuyên khoa sẽ cho bạn biết liệu có vật thể lạ nào xuất hiện trong tử cung gây cản trở quá trình này không. Đây có thể là một khối u ở giai đoạn đầu và có thể dẫn tới chứng loạn sản khi những tế bào này không được điều trị kịp thời. Đi kèm với dấu hiệu này còn có thể là hiện tượng chảy máu sau khi quan hệ.
Chu kỳ đột ngột biến mất
Chu kỳ kinh nguyệt mất tích không dấu vết có thể là dấu hiệu cho sự mang thai hoặc một tình trạng căng thẳng tột độ của cơ thể. Tiến sĩ Minkin cho biết, trong trường hợp này, các bác sĩ cũng không thể nói trước điều gì mà cần tiến hành một số biện pháp kiểm tra trước khi đưa ra kết luận.
Một vài dấu hiệu bên ngoài như nhũ hoa tiết dịch hay tóc mọc khác thường có thể cho biết bạn sắp trở thành mẹ. Tuy nhiên, những kết quả xét nghiệm thực sự lại xác định được rõ mức độ thay đổi hoóc-môn cũng như những biến đổi cơ thể và trong nhiều trường hợp cho kết quả trái ngược hẳn với dự đoán bên ngoài.
(Nguồn: Womenshealthmag)
Theo Hồng Quân/Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
Đừng làm ngày đèn đỏ tồi tệ hơn vì thiếu hiểu biết
Một vài người vẫn sở hữu những quan niệm sai lầm về vấn đề sức khỏe. Dưới đây là một số những điều bạn không nên làm trong chu kỳ kinh nguyệt.
Sử dụng băng vệ sinh có thành phần từ sợi nhân tạo hoặc vải cotton tẩy trắng
Phần lớn các loại băng vệ sinh truyền thống đều được làm từ sợi nhân tạo, vải cotton, hoặc kết hợp cả hai. Loại băng xô truyền thống này có thể mang một số hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất như methyldibromo, glutaronitrile, hay dioxin.
Sherry Ross, nhà dược sĩ học phụ khoa kiêm chuyên viên chăm sóc sức khỏe phụ nữ tại trung tâm Santa Monica, California cho biết, các hợp chất này được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Tuy vẫn còn nhiều nhà khoa học tranh cãi xung quanh vấn đề hàm lượng các chất độc hại này không đủ để gây ảnh hưởng cho sức khỏe của con người, tốt hơn hết bạn nên hạn chế sử dụng chúng để đảm bảo sức khỏe của mình.
Băng vệ sinh có mùi, chứa chất tẩy trắng có thể dẫn đến viêm nhiễm vùng kín (ảnh: Internet)
Sử dụng thuốc giảm đau
Không ít những thành phần hóa học có tác dụng hữu hiệu trong việc giảm bớt những cơn đau trong chu kỳ kinh nguyệt như ibuprofen (Advil, Midol, Motrin), naproxen (Aleve), and acetaminophen (Tylenol). Tuy nhiên, theo các chuyên gia y khoa từ Bệnh viện Edouar-Herriot (Pháp), những loại thuốc này mang lại nhiều vấn đề hơn công dụng của chúng.
Những loại thuốc sở hữu thành phần kháng viêm Nonsteroidal sẽ mang bạn tới nguy cơ đau tim và đột quỵ cao. Bên cạnh đó, đây cũng là nguồn gốc gây ra những vết loét và chảy máu ruột, hủy diệt các loại lợi khuẩn trong dạ dày của bạn. Việc thường xuyên sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng xấu tới thận và gan.
Không thay băng vệ sinh thường xuyên
Bạn càng chậm thay băng vệ sinh bao lâu càng có nhiều vi khuẩn tích tụ trong đó. Alfred Spears, nhà nghiên cứu y sinh tại Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ) cho biết, môi trường ẩm ướt tại nơi đây rất phù hợp cho các loại vi sinh vật phát triển bao gồm các vi khuẩn độc hại như khuẩn tụ cầu Staphylococcus.
Theo các chuyên gia y khoa, thời gian tối đa giữa những lần thay băng chỉ nên rơi vào khoảng 4 đến 5 tiếng. Nếu cần hoạt động trong một thời gian dài hơn, bạn có thể cân nhắc tới những phương pháp khác ví dụ như cốc nguyệt san.
Sử dụng những loại băng có mùi thơm
Hẳn nhiên không ai muốn vùng kín của mình sở hữu những mùi khó chịu và việc tìm đến những sản phẩm có mùi hương là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, Mona Gohara, dược sĩ kiêm bác sĩ đa khoa tại Đại học Yale, New Haven (Mỹ) cho hay, những mùi hương này thường được tạo ra bằng hóa chất và thường gây ngứa ngáy, khó chịu cho vùng da nhạy cảm nơi đây.
Điều này sẽ dẫn tới những vi khuẩn và nấm ngứa có cơ hội xâm nhập và gây hại cho cơ thể bạn. Trung thành với những loại băng vệ sinh trắng, không mùi là cách tốt nhất bảo vệ cho sức khỏe của bạn.
Thụt rửa
Thụt rửa có thể loại bỏ mùi khó chịu tại khu vực vùng kín của bạn tuy nhiên điều này cũng không mang lại cho bạn quá nhiều lợi ích. Theo Mike Hoaglin, chuyên gia y khoa kiêm dược sĩ phụ trách Phòng cấp cứu khẩn cấp tại Bệnh viện Duke, đây được xem là nguyên nhân gây ra viêm nhiễm nấm ngứa ở vi khuẩn cho khu vực vùng kín.
Tiến sĩ cũng cho biết, khu vực vùng kín sở hữu cơ chế tự làm sạch tương đối hiệu quả và do đó những gì bạn cần làm chỉ là vệ sinh khu vực bên ngoài và thay băng vệ sinh đều đặn.
Không ngủ đủ
Ngủ đủ giấc khi những cơn đau nhức khó chịu luôn quấy rầy quả là một trong những điều khó khăn nhất trong ngày đèn đỏ. Tuy nhiên, Elizabeth M. Pieroth, Chuyên gia thần kinh học kiêm giám đốc chương trình điều trị các vấn đề tổn thương thần kinh tại trung tâm NorthShore, trực thuộc đại học HealthSystem cho biết, khi không ngủ đủ, cơ thể của bạn sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng và rất mệt mỏi.
Sự căng thẳng sẽ khiến não bộ ức chế và gây ảnh hưởng lên hệ thống nội tiết tố trong cơ thể. Điều này sẽ khiến cho chu kỳ của bạn kéo dài và những triệu chứng như mệt mỏi, đau nhức tăng hơn hẳn. Ngược lại, ngủ đủ giấc sẽ giúp cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch cũng như tuần hoàn cân bằng lực hormone, giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu cũng như khỏe mạnh hơn.
Dừng những bài tập thường ngày
Ngoài việc giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe, việc tập luyện đều đặn thường ngày cũng có tác dụng rất lớn trong việc an thần, giúp ngủ ngon. Nghiên cứu của các chuyên gia y khoa đến từ Bệnh viện Sourasky (Israel) đã chỉ ra những phụ nữ có chế độ tập luyện đều đặn kể cả trong ngày đèn đỏ thường chịu những cơn đau có tần suất ít hơn hẳn so với những phụ nữ khác. Do đó, việc dừng tập luyện hàng ngày khi đến kì 'đèn đỏ' quả là đáng tiếc.
Dùng nhiều cà phê
Cà phê được xem là thức uống hữu hiệu giúp chống lại những cơn mệt mỏi và đau đầu gây ra bởi tình trạng thiếu mục. Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng Clare McKindley tại Trung tâm y tế Ronald Reagan UCLA, California (Hoa Kỳ), chất cafein có thể làm bạn mất nước và đem đến nhiều vấn đề nguy hại hơn đặc biệt trong ngày 'đèn đỏ'. Tốt hơn hết, bạn nên hạn chế cà phê trong thời điểm nhạy cảm này.
Theo Hồng Quân/Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
3 dấu hiệu trong ngày 'đèn đỏ' gây nguy hiểm cho chị em Có những thay đổi trong ngày 'đèn đỏ' là bình thường, nhưng một số khác lại là dấu hiệu cảnh báo bất thường trong cơ thể. Cơ thể người phụ nữ có những thay đổi đặc biệt trong ngày 'đèn đỏ' . Các tế bào ở tử cung bắt đầu sản xuất ra prostaglandin - hóa chất trợ giúp các niêm mạc và...