Chờ chồng từ phía biển
Ừ phía ấy, ngoài biển ấy là chồng của Duyên, là cha của hai đứa nhỏ đang đang buông lưới trên những đầu con sóng.
Ngày ngày phải phơi lưng dưới ánh nắng mặt trời và đối diện với bao điều nguy hiễm…! Tự nhiên Duyên ứa nước mắt…!
Rầm… tiếng sét đánh đâu phía ngoài ngỏ làm Duyên giật cả người, điện cúp tối thui, tiếng con Xíu (con gái của Duyên) khóc thét lên vì giật mình và hoảng sợ, thằng cu Tèo cũng vội ôm lấy mẹ nó với đôi chân co quắp. Ôm vội lấy con dỗ dành, Duyên vừa lo sợ vu vơ… mắt mở to nhìn vào đêm tối mịt mùng. Mái tôn rung lên bần bật dưới những cơn gió, sấm chớp vẫn ầm ầm, tiếng cây nhà ai gãy đổ trong đêm mưa làm cho cả ba mẹ con ôm chặt lấy nhau trong sợ hãi…!
Ôm hai đứa con trong tay Duyên luôn khấn thầm;
“Giông ơi cứ ở đất liền
Đừng ra phía biển có thuyền người thương…”
Ừ phía ấy, ngoài biển ấy là chồng của Duyên, là cha của hai đứa nhỏ đang đang buông lưới trên những đầu con sóng. Ngày ngày phải phơi lưng dưới ánh nắng mặt trời và đối diện với bao điều nguy hiễm…! Tự nhiên Duyên ứa nước mắt…!
Ngày ấy… Duyên là cô gái đẹp nhất làng, làng của Duyên ở một vùng ven biển. Giốngnhư những làng quê ven biển khác, tuổi thơ của Duyên và đám bạn là những đôi chân trần trên cát biển. Nhảy tưng tưng reo hò mỗi khi thuyền về bến, rồi tha hồ nhảy xuống lòng thuyền mà ngịch những con cá, con tôm… ! Lớn hơn một chút, bọn con trai bắt đầu theo Cha, theo anh ra biển quăng câu, thả lưới, đám con gái thì phụ Mẹ muối cá, làm mắm, vá lưới vv… và Duyên cũng không ngoại lệ.
Video đang HOT
Ba Duyên cũng là người đi biển, Duyên ở nhà ngoài việc đi học thì thời gian còn lại phụ mẹ vá lưới trong làng. Gia đình nhỏ luôn đầy tiếng cười mỗi khi ba Duyên về, và đợi chờ mỗi lúc ra khơi! Rồi một ngày, một ngày bão tố cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Cơn bão Changchu đã cướp đi ba của Duyên, ông nằm đâu đó giữa lòng đại dương cùng những người bạn chài xấu số. Ngôi mộ gió bên hiên nhà chỉ có mấy nén nhang. Mẹ Duyên khóc vật vả mấy ngày liền, nhưng ở cái xòm chài nghèo ven biển ấy mọi thứ có thể thiếu nhưng tình người thì không bao giờ thiếu. Nhờ sự động viên của mọi người trong xóm, mẹ Duyên dần cũng nguôi ngoai mà tập trung lo cho Duyên.
Ba mất, mọi thứ khó khăn về kinh tế đỗ lên đầu hai mẹ con, những đồng bạc cắc từ công việc vá lưới chỉ đắp đổi qua ngày. Nhìn mẹ vất vả, Duyên quyết học thật giỏi để có một công việc tốt, được đổi đời để không phải theo cái nghề vá lưới, không phải khổ và bấp bênh khi cuộc đời phải phụ thuộc vào từng cơn sóng biển.
Ngày Duyên đỗ vào trường sư phạm cả làng đến chúc mừng, riêng mẹ Duyên bà cứ cười hoài. Cứ nghĩ đến ngày con gái được làm cô giáo, tha thướt trong tà áo dài, có một anh chồng với một công việc ổn định là bà vui lắm rồi. Ngày Duyên tốt nghiệp, hưởng ứng phong trào giáo viên trẻ về với vùng sâu, vùng xa, Duyên đăng kí về lại miền quê, nơi xóm chài nhỏ ấy. Mẹ Duyên có chút không vui, nhưng khi nghe bác Hùng hàng xóm nói; nó ra trường có việc làm là tốt rồi. Chứ nhà nghèo, tiền ở đâu ra mà “chạy” cho nó một suất ở các trường trên huyện, trên tỉnh. Sau câu nói của bác Hùng mẹ Duyên bổng như hiểu ra và vui hơn.
Trường tiểu học nơi xóm chài vỏn vẹn có mấy phòng học. Cửa sổ không có, gió thổi vào tứ bề, mặt bàn lúc nào cũng đầy cát. Đám học trò đứa nào cũng đen nhẻm giống y như lũ bạn của Duyên hồi nhỏ. Vì sinh ra và lớn lên trên vùng đất này, xóm nhỏ này, nên với Duyên mọi thứ trở nên gần gũi. Đám học trò là lũ trẻ con nhà nghèo, có đứa mồ côi cả cha lẫn mẹ, không có người thân. Hầu như năm nào cũng có người đi biển không về với đất liền, và lại có những đứa trẻ bơ vơ bên bờ cát mỗi khi chiều xuống. Trước hoàn cảnh ấy địa phương lập nên mấy phòng nội trú và vận động từ sự đóng góp xã hội cho các em mồ côi được ở lại trường. Và cô Duyên, cô giáo trẻ, nhiệt huyết xung phong ở lại cùng đám trẻ học sinh mồ côi ấy.
Gần trường có một anh chàng làm nghề đi biển, mỗi lần về bến anh thường mang cá, tôm… đến cho đám trẻ mồ côi. Nhìn cái cách anh nướng, nấu đồ ăn cho lũ trẻ, mồ hôi chảy trên gương mặt rắn rỏi, đôi cánh tay lực lưỡng và đen sạm vì gió biển nhưng nụ cười rất hiền, thấy cũng dễ thương. Lâu dần thành quen, lũ trẻ luôn ngóng chờ anh chàng ấy, và chẳng hiểu tự khi nào Duyên cũng ngóng chờ, thậm chí còn mong hơn. Tình yêu đến nhẹ nhàng như những dấu chân trên bờ cát ướt, không bỏng rát mà êm ái, mát lạnh. Duyên vui lắm nhưng mẹ thì im lặng, điều bà lo sợ nhất là con gái lấy chồng đi biển, sợ một ngày nó cũng giống bà trở thành “Hòn Vọng Phu”.
Ngày cưới của Duyên mẹ khóc trước bàn thờ ba, dù tiếng bà rất nhỏ nhưng cũng đủ Duyên nghe; Ông sống khôn, thác thiêng dù thân xác ông còn nằm đâu đó trong lòng biển thì cũng xin Ông phù hộ cho thằng chồng con Duyên được yên bình trên sóng cả. Luôn về với gia đình sau mỗi chuyến ra khơi… và đêm nay dưới cơn mưa, cơn giông này Duyên rất sợ… !
Cơn giông đi qua, mưa nhỏ dần và ba mẹ con cũng chìm vào giấc ngủ. Giật mình dậy khi trời đã sáng, vừa mở cửa thì một người đàn ông vạm vỡ đang đứng trước mặt với giọng nói tỉnh queo. Đêm qua mưa mát trời, nên khi về anh không đánh thức để mấy mẹ con ngủ cho đã, vì hôm nay là chủ nhật. Duyên ôm chặt lấy chồng, giọt nước mắt nhẹ rơi trong nắng mai, và chắc chồng Duyên sẽ không biết được vì sao Duyên khóc. Với Duyên hạnh phúc chỉ là vậy, tình yêu chỉ là vậy khi người chồng trở về từ phía biển sau mỗi chuyến ra khơi…!
Truyện ngắn của Nguyễn Đặng Hà Anh – Vết cho ngày đầu Hạ về
Ngày tái hôn, lúc mẹ lên xe hoa, con gái khóc lạc cả tiếng, chồng hất tay: Về, theo mẹ làm sao được
Thật sự cho tới khi nhìn cảnh chồng mới hất tay con gái em đầy phũ phàng như vậy, em mới thấy đắng lòng. Em vứt hoa cưới rồi hủy hôn ngay hôm tái hôn
Em làm mẹ đơn thân đã 3 năm nay. Với em con gái 5 tuổi là tất cả. Bởi con vừa sinh ra đã phải chịu nhiều thiệt thòi. Vì thế em không muốn con phải chịu thêm những thiệt thòi nữa. Em cũng xác định, con gái ở đâu, em sẽ sống ở đó. Mẹ con sướng khổ sẽ có nhau, không cần tái hôn cũng được.
Em với chồng cũ sống với nhau được hơn 5 năm thì phát hiện ra anh cặp bồ. Em đã từng muốn ly hôn nhưng vì con em lại cố gắng bỏ qua hết cho anh. Anh cũng hứa hẹn sẽ chấm dứt với người đàn bà ấy để quay về bên vợ con. Nhưng rồi em thấy họ vẫn lén lút qua lại sau lưng em.
Bao khổ đau, dằn vặt khiến em khóc ướt gối mỗi đêm. Cuối cùng quá mệt mỏi, em quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân này. Khi đó con gái mới được 2 tuổi.
Sau khi ly hôn, mẹ con em ra thuê trọ. Cuộc sống đầy vất vả khi một mẹ 1 con. Suốt 3 năm qua, chồng em không hề trợ cấp 1 đồng, không quan tâm hỏi han đến con. Biết mình đã là mẹ đơn thân, em càng quyết tâm làm việc để có tiền. Cũng may công việc của em ổn định và cho thu nhập khoảng 10 triệu/tháng nên 2 mẹ con cũng đủ chi tiêu và tích lũy được chút ít.
Em với chồng cũ sống với nhau được hơn 5 năm thì phát hiện ra anh cặp bồ nên quyết định buông tay. Ảnh minh họa.
Cứ thế, em vừa làm chính và làm thêm nên thu nhập cũng ổn hơn. Cuộc sống của mẹ con em càng vui vẻ, thoải mái hơn nhiều. Em chính thức bước ra khỏi cái bóng sau ly hôn. Cũng chính tại thời điểm này thì em gặp chồng mới bây giờ.
Chồng mới hơn em 5 tuổi và cũng từng lỡ dở trong hôn nhân. Anh cũng là dân kinh doanh và khá chững trạc. Có lẽ vì thế mà khi gặp em, anh đã nảy sinh tình cảm.
Suốt 1 năm 2 đứa tìm hiểu nhau, anh thường xuyên lui tới phòng trọ của 2 mẹ con em ăn cơm. Và anh tỏ ra rất quan tâm, yêu thương con gái nhỏ của em. Có những cuối tuần em bận, anh còn sẵn sàng trông con, cho con đi công viên chơi thay em nữa. Con gái em cũng vì thế mà khá quấn anh.
Khi 2 đứa tính chuyện tái hôn, em thì muốn con gái đi theo mẹ về sống với 2 vợ chồng em. Còn anh thì gàn. Anh bảo rằng: "Vì chúng mình sẽ sống cùng cả bố mẹ anh nữa nên thời gian đầu, anh nghĩ cứ để con ở với bà ngoại. Khi nào vợ chồng ra ở riêng sẽ đón con về".
Nghe anh nói vậy, em đã lưỡng lự rất nhiều. Song bố mẹ em cứ bảo, vậy cũng hợp tình hợp lý. Họ cứ giục em làm đám cưới trước đi rồi lo cho con sau.
Đêm hôm sắp phải xa con, em cứ ôm con gái cả đêm chẳng nỡ rời xa con. Còn con thì cứ hỏi: "Mẹ lấy chồng xong phải về bà ngoại thăm con mỗi ngày đấy nhé. Cuối tuần mẹ phải đưa con về nhà mới của mẹ".
Chốc chốc con quay sang ôm mẹ lại bảo: "Hay là mẹ cho con đi theo mẹ đi. Con muốn ở bên cạnh mẹ".
Nghe con thơ nói, nước mắt em cứ tuôn. Em không biết trả lời con thế nào nhưng trong lòng tự nhủ, sẽ cố gắng sớm ổn định cuộc sống mới để nhanh chóng đón con về.
Ngày em tái hôn, khi đang vui chơi với các bạn ở ngoài ngõ, thấy đoàn rước dâu của họ nhà trai bắt đầu lên xe, con vội vàng chạy đuổi theo mẹ. Cứ thế con bám váy mẹ rồi gào khóc lạc cả giọng.
Khỏi phải nói phút giây ấy em đau đớn thế nào. Em ngồi thụp xuống, ôm chặt con chẳng muốn rời xa. Hai mẹ con còn đang quyến luyến vậy mà chồng mới của em đã phũ phùng dứt tay con gái ra và hất thẳng rồi quát: "Về đi. Theo mẹ làm sao được mà khóc như nhà có đám".
Em tuyên bố hủy hôn ngay hôm tái hôn. Ảnh minh họa.
Hành động dứt tay con của anh đột ngột làm con gái em ngã ngửa ra sau và trầy đầu gối. Đúng lúc này mẹ em chạy ra ôm cô cháu gái và lủi thủi đi về.
Chứng kiến hành động lạnh lùng của chồng mới, em nhận ra dù có lấy anh ta, dù anh ta có nói sẽ thu xếp cho con về sống cùng thì có thể mẹ con em sẽ ngày càng xa cách nhau. Vì thế, em vứt toẹt bó hoa cưới xuống đường và tuyên bố hủy hôn ngay hôm tái hôn.
Chồng mới của em cứ đứng đó như á khẩu. Rồi anh bảo em nên suy nghĩ kỹ. Họ hàng 2 bên cũng hết lời khuyên nhủ. Nhưng em đã quyết rồi, đời này em sẽ sống cùng con, còn chồng có hay không không quan trọng nữa.
Nắng Mai (ghi)
Theo phunusuckhoe.vn
Đưa vợ 18 triệu mỗi tháng mà nhìn bữa ăn tôi ứa nước mắt Hai đứa con tôi khó ăn, còi cọc mà vợ nấu ăn sơ sài, tôi yêu cầu cải thiện bữa ăn hoài mà không được, vợ nói không có tiền. Ảnh minh họa Tôi 40 tuổi, vợ 32 tuổi, lấy vợ được 7 năm, có 2 con gái 6 tuổi và 4 tuổi, trước giờ chưa bao giờ nghĩ đến việc phải viết...