Chợ bán ‘xác’ thiết bị điện tử trên vỉa hè Sài Gòn
Những chiếc điện thoại, máy tính bảng, đầu băng đĩa… cũ, hỏng được bán cho thợ sửa điện thoại hoặc sinh viên kỹ thuật để lấy linh kiện, hoặc cho những người thích sưu tầm.
Tại TP HCM, bên cạnh những khu vực bán đồ điện tử cũ còn sử dụng được, vẫn tồn tại những khu “chợ trời” tự họp bán đồ công nghệ hỏng không thể dùng được nữa. Phó Đức Chính (quận 1) là một trong những đường bán khá nhiều đồ công nghệ như thế này. Mặc dù quy mô nhỏ (khoảng 7 – 10 người bán đối với ngày thường, 10 – 15 người với ngày cuối tuần) nhưng hoạt động khá đông vui. Theo một người bán, “chợ” hoạt động vào 3 khu vực giờ chính: 6h – 8h, 11h – 13h và sau 17h.
Đường Nguyễn Kiệm (quận Bình Thạnh) cũng là khu vực tập trung nhiều quầy hàng vỉa hè bán “xác” điện thoại di động, máy tính bảng, phụ kiện… Nhưng đông nhất vẫn là chợ Nhật Tảo. Các quầy hàng xung quanh con đường này đều hoạt động suốt ngày, kể cả tối.
Do không còn sử dụng được, điện thoại cũ được chất đống để khách hàng thoải mái lựa chọn. Người bán có thể bán riêng từng chiếc, hoặc bán theo ký.
Một người bán cho biết, hàng được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chủ yếu là từ những người bán ve chai và “đầu mối riêng” không thể tiết lộ.
Một số quầy còn phân loại sẵn xác điện thoại để người mua dễ lựa chọn. Hàng được mua nhiều nhất vẫn là điện thoại cũ, không còn sử dụng được với tình trạng vỡ màn hình, vỡ lớp vỏ bảo vệ. Dù đã thành “rác thải”, chúng vẫn được người bán “mông má” lại cho vừa mắt.
Video đang HOT
Những chiếc điện thoại này chủ yếu được mua về để lấy linh kiện thay thế, bởi chúng thường bị hỏng màn hình, mạch bên trong, vỏ không hoàn thiện… thậm chí chỉ còn một vài bộ phận dính trên miếng nhựa. Giá cho những máy thế này chỉ từ 5.000 đồng.
Ông Trần Phúc, một thợ sửa điện thoại cho biết, ông thường đến khu chợ Nhật Tảo mỗi tuần 2 – 3 lần để mua “xác” điện thoại. “Nhiều linh kiện không thể tìm được ở nơi khác, nhưng khu này thì có. Nhờ đó mà người ta biết tới quán tôi nhiều hơn, vì tôi sửa được những máy mà người ta sửa không được”, ông Phúc cho biết.
Duy Phương, một học viên đang theo học sửa chữa điện thoại tại trường Trung cấp nghề Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương, chia sẻ, nhờ khu chợ này mà hàng tháng anh tiết kiệm được khá nhiều tiền mua linh kiện để thực hành tại nhà.
Pin cũng được phân loại để bán riêng. Người mua thoải mái lựa chọn, nhưng chỉ được thử tại chỗ, nếu đã mua không thể đổi trả. Do đã cũ và gặp va chạm khi dịch chuyển, nhiều viên pin phồng lên và đã có một số trường hợp phát nổ.
Ngoài điện thoại, phụ kiện như dây sạc, tai nghe… được bán khá nhiều. Hầu hết đã bị hỏng, hoặc chưa hỏng thì cũng không thể sử dụng được do bám bụi và các loại chất bẩn khác vì để lâu ngày. Số sử dụng được, người bán đã tách ra, bán riêng. Tuy nhiên, dây sạc điện thoại hầu hết lỗi thời với đầu cắm cũ.
Ông Trần Vũ (quận 1) cho biết, ông rất vui vì mua được một chiếc đầu đĩa CD với giá 80.000 đồng. “Săn lùng mãi không có mà giờ lại mua được. Tôi có kỷ niệm với chiếc Emprex này. Theo tôi đoán thì nó chỉ bị hỏng pin, về sửa lại là dùng được ngay”, ông Vũ hồ hởi nói.
Những người thường ra các khu chợ trời này cho hay, nếu may mắn, bạn có thể sở hữu những món đồ giá trị với giá chỉ vài chục nghìn đồng. “Quan trọng là bạn có nhìn ra giá trị của chúng hay không”, ông Vũ nói thêm.
Không chỉ hấp dẫn những tay thợ hay sinh viên, chợ này còn thu hút khá nhiều người là khách du lịch. Jack, một khách du lịch Australia, cho biết, ông thật sự ấn tượng với chợ điện tử cũ này. “Tôi đã sang Việt Nam nhiều lần và lần nào cũng lang thang ở chợ đồ cũ. Tôi cũng đã mua được một số thứ cần thiết, thật tuyệt vời. Ở Australia không có những thứ này!”, ông nhận xét.
Bảo Lâm
Theo VNE
Huy chương Olympic 2020 được làm từ smartphone tái chế
Nước chủ nhà của thế vận hội mùa hè 2020 - Nhật Bản - quyết định tái chế rác thải từ các smartphone cũ để làm huy chương.
Tất cả huy chương của Olympic và Paralympic 2020 sẽ được làm từ smartphone và các thiết bị điện tử bỏ đi. Chúng sẽ được bóc tách để lấy khoảng 2 tấn vàng, bạc và đồng để chế tạo thành 500 huy chương.
Theo BBC, đây là quyết định của chính phủ Nhật Bản nhằm tiết kiệm chi phí và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Từ tháng 4/2017, các thùng rác đặc biệt để chứa smartphone và thiết bị điện tử bỏ đi sẽ được đặt khắp các văn phòng và cửa hàng trên khắp đất nước mặt trời mọc nhằm thu gom đủ nguyên liệu cần thiết.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC, trưởng ban tổ chức Olympic Tokyo 2020, Koji Murofushi khẳng định: "Đây là một dự án cho phép người dân Nhật Bản tham gia vào việc tạo ra các huy chương".
Ý tưởng này cũng nhận được sự phản hồi tốt từ nhiều vận động viên từng đạt thành tích cao tại các kì thế vận hội, trong đó có Ashton Eaton, người đã 2 lần liên tiếp đạt huy chương vàng Olympic ở nội dung 10 môn phối hợp.
Anh bày tỏ: "Huy chương Olympic 2020 không chỉ là động lực cho các vận động viên mà mỗi chiếc còn có một câu chuyện riêng của chính mình. Mỗi công dân đều có thể góp phần vào huy chương và nâng cao nhận thức về sự phát triển bền vững của tương lai...".
Trước đây, nguyên liệu để tạo nên các huy chương Olympic đều được khai thác từ các mỏ khoán sản. Dự án tái chế smartphone và thiết bị điện tử để làm huy chương Olympic Tokyo 2020 là một ý tưởng độc đáo của người Nhật nhằm tiết kiệm chi phí, đồng thời góp phần thúc đẩy ý thức bảo vệ môi trường, vì một tương lai sạch và bền vững hơn.
Nguyễn Mai
Theo Zing
24 giờ bên trong thành phố của Foxconn Nhà máy Foxconn là nơi làm việc của hàng trăm ngàn nhân viên. Nhiếp ảnh gia Mari Bastashevski bắt gặp nhiều người ngủ gật khi làm việc. Cuộc sống của họ chỉ bắt đầu khi màn đêm về. Nhiếp ảnh gia Mari Bastashevski vừa đến thăm Foxconn - nhà máy sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu thế giới với các đối...