Chịu tác động của đại dịch Covid-19, Samsung vẫn giữ vững vị thế số 1 tại Việt Nam và APAC
Củng cố vị trí dẫn đầu không chỉ tại thị trường Việt Nam và cả APAC, Samsung còn chễm chệ top 1 về doanh số trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam.
Năm 2021 là một năm khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Việc đối mặt với đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu rộng đến các doanh nghiệp. Sự bùng phát mạnh của dịch bệnh cùng với việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội đã làm đình trệ việc lưu thông hàng hóa, kéo theo đó là sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng và tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, một số thương hiệu đã vượt qua những thách thức và tạo ra tiếng vang tích cực trong người tiêu dùng Việt Nam và cả APAC trong một suốt một năm đầy biến động không ai khác ngoài Công ty Điện tử Samsung Vina.
Một lần nữa, Samsung lại đứng đầu bảng xếp hạng về sức mạnh thương hiệu hàng năm của YouGov BrandIndex tại thị trường Việt Nam. Theo báo cáo của YouGov, Samsung đã tăng một bậc và đứng ở vị trí số 1 với 54.7 điểm so với năm 2020. Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, và tạo ra khoảng 170,000 việc làm trên cả nước khẳng định khả năng đứng vững trên thị trường của mình.
Chia sẻ về danh hiệu ‘Thương hiệu tốt nhất’ dẫn đầu trong 350 thương hiệu trên bảng xếp hạng YouGov, ông Kevin Lee – Chủ tịch Công ty Điện tử Samsung Vina cho biết: ” Samsung tự hào được vinh danh là ‘Thương hiệu tốt nhất’ vào năm 2021. Được đánh giá là một trong những doanh nghiệp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, chúng tôi luôn nỗ lực đầu tư vào phát triển đội ngũ nhân viên, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tiên tiến, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng địa phương , và góp phần vào tăng trưởng kinh tế cũng như phát triển xã hội.”
” Do đó, chúng tôi rất vui mừng vì cam kết lâu dài của chúng tôi đối với Việt Nam đã được đáp lại và người tiêu dùng đánh giá cao thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi” – Ông Kevin Lee chia sẻ thêm.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, tạp chí Campaign Asia phối hợp cùng công ty nghiên cứu thị trường Nielsen đã thực hiện khảo sát đánh giá 15 danh mục sản phẩm và dịch vụ phổ biến nhất tại 14 quốc gia thuộc nhóm APAC (các nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương), trong đó có Việt Nam về mức độ yêu thích của người tiêu dùng về các thương hiệu tên tuổi.
Kết quả khảo sát cho thấy người tiêu dùng đã thay đổi đáng kể trong xu hướng lựa chọn các thương hiệu, khi dần chuyển sang tương tác cùng các thương hiệu mang đến những trải nghiệm số nhiều hơn so với năm 2020.
Không chỉ được đánh giá cao từ hội đồng bình chọn chuyên môn, Samsung còn vương lên vị trí top 1 trong bảng Xếp Hạng những Thương hiệu được yêu thích nhất (theo từng ngành hàng) của các trang thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam như Shopee, Lazada…
Trong chuỗi Siêu Sale 11.11 vừa qua, Samsung đã thuộc top 1 các ngành hàng Điện Thoại & Máy Tính Bảng và Điện Gia Dụng Lớn trên hệ thống sàn thương mại điện tử Shopee, điều này minh chứng được chỗ đứng nhất định của ” Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc” trong lòng người tiêu dùng.
Samsung chễm chệ vị trí dẫn đầu ngành hành Điện thoại & Máy tính bảng do sàn thương mại điện tử Lazada bình chọn.
Trải qua một năm đầy biến động, Samsung vẫn giữ vững vị thế số 1 trên thị trường tiêu dùng. Bên cạnh đó, Samsung còn là công ty khơi nguồn cảm hứng cho thế giới và định hình tương lai với những ý tưởng và công nghệ đột phá trên các sản phẩm TV, điện thoại thông minh, thiết bị đeo thông minh, máy tính bảng, thiết bị gia dụng kỹ thuật số, giúp người dùng đến gần với cuộc sống hiện đại hoá. Thông qua kết quả của các cuộc khảo sát trong phạm vi toàn châu lục này, Samsung đã cho thấy mức độ thành công của thương hiệu trên thị trường, những nỗ lực xây dựng và quản lý tên tuổi của mình trong việc trở thành thương hiệu hàng đầu trong tâm trí khách hàng.
Thương mại điện tử Việt Nam khác thế nào với Trung Quốc và Amazon?
Hệ sinh thái buôn bán trực tuyến tại Việt Nam có những đặc trưng riêng rất đặc thù so với Amazon hay nhiều nước trong khu vực.
Trong buổi gặp với truyền thông mới đây, ông Phan Xuân Dũng, Giám đốc Kinh doanh Ninja Van Việt Nam, nhận được câu hỏi về sự khác biệt giữa thương mại điện tử trong nước so với các quốc gia ở Đông Nam Á.
Về vấn đề này, ông Dũng cho hay thương mại điện tử Việt Nam và các nước trong khu vực có những điểm chung như mức độ tăng trưởng nhanh, cả người mua lẫn người bán đều thích nghi tốt với xu hướng và công nghệ. Tuy nhiên, Việt Nam cũng có 3 điểm khác biệt rất đặc thù.
Dây chuyền phân loại hàng hoá bên trong kho của hãng vận chuyển thương mại điện tử.
Đầu tiên, tỷ trọng thanh toán COD (Cash On Delivery - giao hàng rồi mới đưa tiền) tại Việt Nam tương đối cao, ở mức 90-95%. Chỉ có khoảng 5-10% người mua hàng trên thương mại điện tử trong nước thanh toán bằng thẻ hoặc ví điện tử. Trong khi đó, tỷ lệ này tại Singapore có thể lên đến 95-99%.
Do tỷ lệ COD cao như vậy nên nảy sinh một số vấn đề trong việc vận hành. Ví dụ, người mua không phải trả tiền trước nên khi hàng chuyển tới có khi họ không nhận. Hoặc người tài xế nhận tiền, giữ tiền của khách nên đẻ ra nhiều chuyện rắc rối.
Thứ hai, số lượng nhà bán nhỏ lẻ tại Việt Nam chiếm tỷ lệ cao so với sàn thương mại điện tử và nhà bán quy mô lớn. Theo ông Dũng, Amazon hay các sàn thương mại điện tử tại Trung Quốc thường nhập số lượng hàng lớn về kho rồi bán lại cho người tiêu dùng. Trong khi đó, mô hình này không phổ biến tại Việt Nam.
Hiện nay, thị trường buôn bán online tại Việt Nam được chia đôi. Một nửa đơn hàng thuộc về nhà bán nhỏ lẻ có quy mô từ 5-20 đơn hàng/ngày, nửa còn lại do sàn giao dịch và nhà bán lớn nắm giữ.
"Nhìn một góc độ nào đó, người Việt Nam có tinh thần tự làm doanh nhân, tự tạo nghề nghiệp cho mình", ông Dũng ví von.
Theo ông Dũng, việc này kéo theo một số yếu tố tích cực khác. Chẳng hạn, vì thị trường quá cạnh tranh nên một số nhà bán quy mô lớn tại Việt Nam chuyển hướng sang bán ở Indonesia, Thái Lan, Philippines... Đã có trường hợp doanh nghiệp Việt nhập hàng từ Trung Quốc để bán qua Philippines.
Đặc trưng thứ ba của thương mại điện tử Việt Nam là hệ sinh thái đa kênh rộng lớn. Hiện nay, cả người bán lẫn người mua đều có thể giao dịch trên nhiều kênh khác nhau. Ví dụ người bán có thể bán trên Facebook cá nhân, tạo nhóm bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội, hoặc bán trên Shopee, Lazada. Ngoài ra, họ cũng có thể tự lập website hay ứng dụng riêng để bán hàng. Điều này dẫn đến hệ thống buôn bán đa kênh (omni channel) tại Việt Nam phát triển rất mạnh.
"Có thể nói không có nước nào có hệ sinh thái bán hàng trực tuyến đầy đủ và đa dạng tính năng như vậy", ông Dũng kết luận.
Những điểm độc đáo trên tủ lạnh Bespoke vừa ra mắt ở Việt Nam Ý tưởng cốt lõi của tủ lạnh Bespoke là tạo ra trải nghiệm được cá nhân hóa. Người dùng dễ dàng tự thiết kế chiếc tủ lạnh theo nhu cầu, sở thích riêng. "10 năm là thời gian sử dụng trung bình của một chiếc tủ lạnh. Trong 10 năm đó, bạn thay đổi về sự nghiệp, số thành viên trong gia đình,...