Chịu những khoản lãi phạt lên tới 18%/năm cùng với ảnh hưởng COVID-19, Đạm Hà Bắc lỗ gần 1.100 tỷ đồng sau 9 tháng
Chi phí lãi vay đang chiếm khoảng 30% trên doanh thu của Đạm Hà Bắc, công ty này thậm chí không thể xoay xở được dòng tiền trả nợ đến hạn.
CTCP Phân đạm và Hóa chất Hòa Bắc (DHB) công bố mức lỗ ròng 385 tỷ đồng trong quý 3 và 1.077 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm 2020. Nguyên nhân chính do giá vốn tăng cao và chi phí tài chính lớn, chủ yếu là lãi vay. Tính riêng trong quý 3, mức lỗ gộp đã là 104 tỷ đồng, chi phí lãi vay 241 tỷ đồng.
Doanh thu tăng nhẹ 2% đạt 559 tỷ đồng, nhưng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng mạnh 58% và 20% khiến công ty thua lỗ nặng thêm. Lũy kế từ đầu năm, Đạm Hà Bắc thu về 2.046 tỷ đồng doanh thu, giảm hơn 4%; số lỗ gấp 2,55 lần cùng kỳ năm ngoái.
Trong giải trình, ban lãnh đạo Đạm Hà Bắc nói rằng COVID-19 là nguyên nhân ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh của công ty. Cụ thể là giá dầu thô thế giới giảm mạnh, giá Urê và NH3 vẫn ở mức thấp kéo theo việc giá bán sản phẩm đã giảm 1.000 đồng/kg so với cùng kỳ.
Lưu thông sản phẩm gặp nhiều trở ngại, mua linh kiện, thiết bị từ Trung Quốc, Châu Âu chậm trễ. Công ty thiếu hụt lao động về thiếu vốn duy trì hoạt động kinh doanh.
Video đang HOT
Chi phí lãi vay chiếm khoảng 30% so với doanh thu, chủ yếu từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) với lãi suất bình quân khá cao 10,78%. Do Đạm Hà Bắc không thể cân đối được dòng tiền trả đúng hạn nợ gốc, lãi, nên phải chịu lãi phạt trên số tiền chậm trả (150% lãi suất trong hạn, có khoản vay lãi phạt lên tới 18%).
Một nguyên nhân khác đến từ việc trong quý 3, chi phí khấu hao tài sản cố định tăng mạnh do công ty thực hiện trích khấu hao 100% so với mức phải trích theo phương pháp đường thẳng (2019 chỉ trích 50%) và phần giãn khấu hao giai đoạn 2017 – 2019 được phân bổ từ năm 2020 theo thời gian còn lại của tài sản cố định.
Ban lãnh đạo công ty cũng nói rằng luật thuế đưa sản phẩm phân bón thành đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng gây bất lợi kép cho Đạm Hà Bắc do vừa không được hoàn thuế đầu vào vừa giảm sức cạnh tranh so với phân bón nhập khẩu.
Trong 9 tháng đầu năm, nợ vay ngắn hạn của Đạm Hà Bắc tăng thêm 744 tỷ đồng lên 2.605 tỷ; ngược lại nợ vay dài hạn giảm 827 tỷ, xuống còn 4.800 tỷ đồng.
Gần 98% cổ phần Đạm Hà Bắc được sở hữu bởi Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem).
CSV tăng kịch trần trước thông tin giá thoái vốn 136.300 đồng/cp
Lực đẩy chính đến từ nội dung được lan truyền về phương án thoái vốn của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) tại CSV với giá khởi điểm 136.300 đồng/cp.
Cổ phiếu CSV của CTCP Hoá chất cơ bản miền Nam tăng kịch trần lên 29.100 đồng/cp phiên 21/10, với tổng khối lượng giao dịch hơn 800.000 đơn vị, tăng vọt so với các phiên trước đó chỉ 100.000-200.000 đơn vị.
Diễn biến này được cho là đến từ nội dung văn bản được các nhà đầu tư chia sẻ liên quan đến việc Vinachem đã được phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn tại CSV, nhằm giảm tỷ lệ sở hữu từ 65% về 51% vốn (tương ứng nắm giữ sau chuyển nhượng là 22,542 triệu cổ phiếu). Theo đó, Vinachem sẽ tiến hành chuyển nhượng 6,189 triệu cổ phiếu theo hình thức đấu giá công khai tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh.
Thời gian thực hiện đấu giá chưa được nêu trong hình ảnh lan truyền này.
Điểm đáng nói là theo văn bản này, giá khởi điểm lên đến 136.300 đồng/cp theo chứng thư thẩm định giá ngày 29/6/2020 do Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC lập.
Trường hợp giá khởi điểm thấp hơn giá tham chiếu bình quân của 30 ngày giao dịch liên tiếp trên thị trường chứng khoán trước ngày công bố thông tin thực hiện bán cổ phần chuyển nhượng vốn thì lấy giá tham chiếu bình quân này làm giá khởi điểm chuyển nhượng vốn.
Theo thông tin ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán , đến thời điểm hiện tại, Sở GDCK TP.Hồ Chí Minh chưa nhận được hồ sơ đấu giá của Vinachem tại CSV.
Trên website của Vinachem, CSV, cũng như website của HOSE cũng chưa có thông tin về việc thoái vốn này.
Kết thuý quý 3, CSV ghi nhận 263 tỷ đồng, giảm 20,7%, doanh thu hoạt động tài chính 9 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ, các chi phí không có quá nhiều biến động. Lợi nhuận sau thuế 50 tỷ đồng, giảm ít hơn doanh thu, ở mức 15%.
Luỹ kế 9 tháng, công ty đạt 772 tỷ đồng doanh thu, lãi trước thuế 214,5 tỷ đồng, 145 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, hoàn thành 83,5% kế hoạch lãi trước thuế cả năm (257 tỷ đồng).
107 doanh nghiệp có vốn Nhà nước làm ăn thua lỗ Năm 2019, có 107/818 doanh nghiệp có vốn Nhà nước kinh doanh bị lỗ (chiếm 13%). Chính phủ cho rằng cần đánh giá khả năng phục hồi hoặc phương án xử lý dứt điểm với từng dự án. Trong báo cáo gửi Quốc hội về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn...