Chịu đau 3 ngày mới vào viện, người phụ nữ phải cắt buồng trứng
Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân nữ trong tình trạng nguy kịch do khối u buồng trứng lớn, bị xoắn và nhiễm trùng nghiêm trọng.
Bệnh nhân là chị N.T.S., 44 tuổi, sống tại Gia Lâm, Hà Nội. Trước khi vào viện 3 ngày, chị S. đã xuất hiện triệu chứng đau bụng và sốt. Phải đến khi không chịu nổi cơn đau, người phụ nữ mới quyết định nhập viện.
Theo BSNT. Nguyễn Văn Tiến, Phụ trách khoa Phụ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, ngày 26/11 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, sốt 38C, bụng cứng và sờ thấy khối u chắc. Xét nghiệm máu cho thấy chỉ số CRP lên tới 346,7mg/l, biểu hiện của nhiễm trùng nặng.
“Qua siêu âm và thăm khám, chúng tôi phát hiện khối u buồng trứng lớn chèn ép vào các cơ quan xung quanh”, bác sĩ Tiến cho biết.
Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân phát hiện khối u từ 2 năm trước nhưng do khối u ban đầu nhỏ và không gây đau, chị chủ quan không điều trị dù đã được bác sĩ khuyến cáo nên phẫu thuật. Vài tháng trở lại đây, khối u bắt đầu tăng kích thước nhanh chóng.
Chị N.T.S. có khối u buồng trứng to bằng quả bưởi chèn ép vào các cơ quan xung quanh
Khối u to bằng quả bưởi, chèn ép các tạng
Video đang HOT
Với tình trạng nhiễm trùng nặng, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật khẩn cấp. Nếu không được can thiệp kịp thời, trường hợp xấu nhất, độc tố của vi khuẩn có thể qua khối u đi vào máu gây số nhiễm trùng/nhiễm độc dẫn đến tử vong.
Theo bác sĩ Tiến, trong quá trình phẫu thuật, thách thức lớn nhất là việc khối u quá to đã dính chặt vào các cơ quan xung quanh như quai ruột non, phúc mạc và đại tràng. Quá trình bóc tách, cắt buồng trứng cần thực hiện cẩn thận để tránh gây mất máu hoặc làm tổn thương các cơ quan khác.
“Sau khi bóc tách, chúng tôi đã phải cắt toàn bộ buồng trứng bên phải. Khối u được lấy ra có đường kính lên đến 25cm. Bên cạnh ca phẫu thuật, quá trình hồi sức cho bệnh nhân cũng đòi hỏi phải đặc biệt chú ý”, BS Tiến thông tin.
Việc cắt bỏ buồng trứng không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bệnh nhân mà còn gây ra các vấn đề nội tiết, dẫn đến các triệu chứng như loãng xương, mất ngủ, bốc hỏa – đặc trưng của mãn kinh sớm. BS Tiến nhấn mạnh, nếu bệnh nhân đi khám và điều trị sớm, bác sĩ có thể bóc tách khối u, bảo tồn buồng trứng, tránh những hệ lụy này.
Dấu hiệu cảnh báo u buồng trứng
Từ trường hợp này, BS Tiến khuyến cáo chị em phụ nữ cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu bất thường như: Đau bụng kéo dài, đặc biệt ở vùng bụng dưới; Sốt nhẹ kéo dài không rõ nguyên nhân; Bụng to lên bất thường, sờ thấy khối chắc.
“Nhiều chị em thường lầm tưởng bụng to là do ăn nhiều hoặc béo lên, nhưng thực chất đó có thể là dấu hiệu của khối u buồng trứng. Khi phát hiện những triệu chứng này, cần đến bệnh viện thăm khám ngay”, BS Tiến khuyến cáo.
Khối u buồng trứng thường gặp nhất ở phụ nữ từ 30-50 tuổi, đặc biệt ở những người có tiền sử gia đình từng mắc bệnh. Để bảo vệ sức khỏe, BS Tiến khuyến nghị chị em phụ nữ nên khám phụ khoa định kỳ.
“Điều trị u buồng trứng ở giai đoạn sớm không chỉ dễ dàng hơn mà còn bảo vệ được khả năng sinh sản và nội tiết. Các bác sĩ có thể bóc tách khối u, bảo tồn buồng trứng và tránh nguy cơ phải cắt bỏ hoàn toàn”, BS Tiến nhấn mạnh.
Người đổ nhiều mồ hôi, cẩn trọng với 4 căn bệnh này
Nhiều người nghĩ rằng, đổ mồ hôi nhiều hơn sẽ giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể. Thực tế, cách làm này không phải là phương pháp đúng.
Theo thống kê, một trường trưởng thành có thể đổ mồ hôi khoảng 600-700ml mỗi ngày, tương đương với 1,5 chai nước khoáng. Nước chiếm tới 99% mồ hôi và 1% còn lại là natri clorua, kali, muối, urê, v.v. Mặc dù 1% này cũng được coi là chất chuyển hóa hoặc chất độc nhưng hàm lượng trong mồ hôi rất nhỏ nên tác dụng giải độc của mồ hôi rất hạn chế.
Liu Wan, bác sĩ điều trị tại Khoa Da liễu của Bệnh viện Bắc Kinh giải thích rằng, mồ hôi của con người thực chất là một hiện tượng sinh lý. Mức độ đổ mồ hôi của mỗi người ít hay nhiều chủ yếu phụ thuộc vào số lượng tuyến mồ hôi, cường độ trao đổi chất và lượng nước tiêu thụ. Lượng mồ hôi không liên quan gì đến sức khỏe thể chất nhưng một số bệnh có thể khiến cơ thể đổ mồ hôi bất thường.
1. Bệnh tiểu đường
Hệ thần kinh chi phối các tuyến mồ hôi. Khi bệnh nhân tiểu đường bị hạ đường huyết, sự kích thích bất thường của hệ thần kinh giao cảm làm tăng tiết mồ hôi. Tình trạng này thường đi kèm với hồi hộp, run tay, đói, chóng mặt, và đôi khi lú lẫn hoặc hôn mê. Trong thời điểm lượng đường trong máu thấp, rối loạn chức năng thần kinh tự chủ sẽ kích thích sự hưng phấn bất thường của dây thần kinh giao cảm và thúc đẩy tuyến mồ hôi tiết ra khiến người bệnh đổ mồ hôi đầm đìa.
2. Bệnh cường giáp
Bệnh cường giáp làm cơ thể tiết quá nhiều hormone tuyến giáp, dẫn đến sự gia tăng trao đổi chất và tạo ra nhiều nhiệt lượng. Để điều hòa thân nhiệt, cơ thể sẽ tản nhiệt thông qua việc đổ mồ hôi, khiến bệnh nhân cường giáp ra mồ hôi nhiều hơn bình thường.
3. Bệnh tim mạch
Tăng tiết mồ hôi có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch. Nếu bạn đổ mồ hôi nhiều không rõ nguyên nhân, kèm theo tức ngực, đau ngực hoặc khó chịu ở vùng tim, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch vành cấp tính. Hãy đi khám ngay để giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
4. Hội chứng mãn kinh
Phụ nữ trong độ tuổi 40-50 thường gặp phải tình trạng bốc hỏa và đổ mồ hôi khi bước vào giai đoạn mãn kinh, kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, đánh trống ngực, lo âu, mất ngủ và loãng xương.
Bí quyết giúp phụ nữ sống vui khỏe trong 'giai đoạn khó khăn nhất' của cuộc đời Thời kỳ tiền mãn kinh là giai đoạn khó khăn trong cuộc sống của một người phụ nữ, không chỉ về sức khỏe thể chất mà còn là những rối loạn về tinh thần hay áp lực cuộc sống. 1. Những thách thức trong giai đoạn tiền mãn kinh Tiền mãn kinh gây ra sự dao động ở nhiều mức độ hormone khác...