Chip xử lý có khả năng tự hồi phục
Đội ngũ các nhà nghiên cứu và kĩ sư tại Viện Công nghệ California (Caltech) mới đây vừa phát triển được các mẫu chip có khả năng tự hồi phục chỉ trong vòng một vài mili giây. Các con chip này có khả năng tự hồi phục ngay cả trong trường hợp hỏng transistor hay các nguyên nhân từ nguồn điện cung cấp.
Các kĩ sư của Caltech đã chứng minh khả năng này của con chip thông qua việc phá hủy các bộ khuyếch đại bên trong con chip bằng các tia laser năng lượng cao. Chỉ trong vòng chưa đến 1 mili giây, con chip đã có thể tự hồi phục và hoạt động bình thường do các bộ khuyếch đại không bị phá hoại có khả năng lấp vào các phần bị phá hủy.
Con chip này có kích thước nhỏ chỉ bằng đồng xu nhưng được trang bị rất nhiều cảm biến được dùng để theo dõi điện áp, công suất, nhiệt độ, cường độ dòng điện. Đội ngũ chuyên gia cũng xây dựng các ứng dụng mạch tích hợp chuyên dụng – Application Specific Integrated Circuit ( ASIC) – hoạt động giống như bộ não của hệ thống. Các cảm biến sẽ đưa dữ liệu vào ASIC còn ASIC chịu trách nhiệm phân tích để tính toán hiệu năng tổng thể và xem có phải đưa ra điều chỉnh nào cho cơ chế truy xuất của hệ thống hay không.
Video đang HOT
Hiện các kĩ sư chưa lập trình các ASIC cho tất cả các trường hợp có thể xảy ra. Thay vào đó, ASIC mới chỉ có khả năng đưa ra các giải pháp dựa vào dữ liệu nó được cảm biến cung cấp. Con chip của Caltech hiện có khả năng tự hồi phục trong bốn trường hợp: 1. biến thể tĩnh do biến thể của các thành phần phụ khác nhau gây ra; 2.các vấn đề lão hóa do sự thay đổi của thuộc tính nội bộ của hệ thống; 3. biến thể ngắn hạn gây ra bởi điều kiện môi trường; 4. các thành phần bảng mạch bị hủy hoại do vô tình hay cố ý (thí nghiệm mà Caltech demo nói trên thuộc trường hợp này).
Một điều đáng tiếc là hiện chưa rõ khi nào đội ngũ của Caltech có thể áp dụng công nghệ này rộng rãi trong các sản ph ẩm thực tế. Tuy nhiên, tương lai về những con chip với khả năng tự phục hồi là cũng rất thú vị và đáng mong đợi.
Theo Genk
Chip Pentium mới nền tảng Ivy Bridge sắp ra mắt
Mặc dù thương hiệu Pentium sắp tròn 20 năm tuổi, nhưng điều đó không có nghĩa gã khổng lồ chip xử lý Intel sẽ cho thương hiệu dòng chip xử lý vào danh sách "nghỉ hưu". Một báo cáo mới đây cho biết Intel đang chuẩn bị ra mắt các model chip xử lý Pentium 2 nhân mới trên nền tảng Ivy Bridge để ra mắt trong quý II năm nay, trước thềm ra mắt Haswell.
Theo nguồn tin từ trang CPU World, các chip Pentium mới sẽ không hỗ trợ công nghệ siêu phân luồng (Hyper Threading) và chỉ có các tính năng cơ bản như Intel 64 và Virtualization. Tất cả các con chip này sẽ dùng đồ họa tích hợp (integrated HD graphics) có xung nhịp mặc định 650MHz và có thể tự ép xung lên 1050 MHz.
Trong số các model mới sẽ có 2 model Pentium có mức tiêu thụ điện 35W, bao gồm Pentium G2120T và G2030T, trong đó model cao cấp hơn có tốc độ 2,2 GHz, bộ nhớ đệm L3 là 3 MB, hỗ trợ bộ nhớ RAM DDR3-1600MHz. Model G2030T có xung nhịp 2,6 GHz, bộ nhớ đệm L3 3 MB, hỗ trợ RAM DDR3-1333MHz.
Hai vi xử lý còn lại có mức tiêu thụ điện TDP là 55W, gồm Pentium G2140 (3,3GHz, L3 cache 3 MB, hỗ trợ DDR3-1600MHz) và G2030 (3GHz, bộ nhớ đệm L3 3MB, hỗ trợ DDR3-1333MHz).
Intel hiện chưa đưa ra giá bán cho các model chip xử lý mới này.
Theo Genk
Ivy Bridge E sẽ bị hoãn sang quý IV Ivy Bridge E, dòng chip xử lý cao cấp của Intel, kẻ kế nhiệm Core i7 3970X, được cho là sẽ bị trì hoãn việc phát hành, một nguồn tin mới đây cho biết trên tờ Fudzilla. Trước đây, Intel dự định sẽ ra mắt dòng chip này vào quý III, tuy nhiên, có vẻ như Intel đang có kế hoạch trì hoãn...