Chip A7 của iPhone 5S không ấn tượng như quảng cáo?
iPhone 5S chính là chiếc điện thoại duy nhất tính đến giờ phút này được trang bị chip A7.
Vừa qua, Apple đã chính thức công bố điện thoại iPhone 5S chạy vi xử lý A7 SoC thế hệ mới với kiến trúc 64-bit. Công ty có trụ sở tại Cupertino cũng hứa hẹn rằng 5S sẽ có hiệu suất nhanh “gấp đôi” so với người tiền nhiệm chạy chip A6 nền tảng 32-bit. Nhưng thực tế không hẳn như vậy. Lợi ích của con chip 64-bit thậm chí ngay với cả các ứng dụng gốc được viết hoàn toàn bằng tập lệnh 64-bit cũng chưa chắc đã nổi trội hoàn toàn so với nền tảng 32-bit truyền thống.
Trước tiên, SoC A7 là một bộ vi xử lý lõi kép mới được thiết kế bởi Apple và dựa trên kiến trúc ARMv8 đã qua tùy chỉnh đảm bảo có thể tương thích ngược với các ứng dụng hiện tại viết cho chip A6 (sử dụng kiến trúc ARMv7). Các lõi này chạy ở tốc độ 1,7 GHz và nhiều khả năng sử dụng nhân đồ họa PowerVR Series 6. iPhone 5S chính là chiếc điện thoại duy nhất tính đến giờ phút này được trang bị chip A7. Ngoài chip A7, iPhone 5S còn có thêm con chip M7 mới. Đại diện Apple gọi M7 là “bộ đồng xử lý chuyển động” (motion coprocessor). Con chip này có tác dụng thu thập dữ liệu chuyển động từ la bàn, gia tốc kế, con quay hồi chuyển. Song với các ứng dụng và hoạt động cơ bản, A7 vẫn đảm nhiệm chức năng xử lý chính.
Vấn đề bộ nhớ
Trước đây, ARM cùng từng giới thiệu nền tảng ARMv8 hỗ trợ điện toán 64-bit từ năm 2011. ARMv8 có hai trạng thái thực thi chủ đạo: AArch64 và AArch32. AArch64 có chứa đựng những tập lệnh mới là A64 để xử lí 64-bit, còn AArch32 hỗ trợ những tập lệnh hiện tại, những lệnh ARM 32-bit. Khi đó, ARM khẳng định những con chip được xây dựng trên kiến trúc ARMv8 có thể xử lí nhiều dữ liệu hơn, quản lí nhiều bộ nhớ hơn, từ đó tăng hiệu suất tổng thể của cả thiết bị. Tuy nhiên, điều này chỉ có tác dụng khi thiết bị của người dùng sở hữu dung lượng bộ nhớ RAM lớn hoặc thường xuyên hoạt động với các ứng dụng ngốn cực nhiều RAM của hệ thống. Chắc chắn đây là vấn đề chỉ xảy ra trên PC chứ chưa xuất hiện trên các thiết bị di động.
Kiến trúc 64-bit muốn phát triển đầy đủ các thế mạnh của mình còn phụ thuộc vào dung lượng bộ nhớ RAM của thiết bị. Với nền tảng 32-bit, bộ xử lý của máy có thể quản lý được 4GB RAM vật lý theo lý thuyết và khoảng 3,2 GB RAM trong thực tế. Còn với kiến trúc 64-bit, con số này lên đến 17,2 tỷ GB RAM. Trong trường hợp chiếc PC của bạn cần hơn 4 GB RAM thì lúc đó việc bạn cần làm là nâng cấp hệ điều hành lên phiên bản 64-bit để máy nhận đủ RAM và hoạt động đồng bộ với một CPU 64-bit, như vậy bạn sẽ tận dụng tối ưu những lợi thế bộ nhớ RAM vật lý mở rộng mình vừa nâng cấp mang lại. Nhưng nếu xét về phần iPhone 5S, nhiều khả năng chiếc điện thoại này chỉ có thể sở hữu 1 GB RAM và các ứng dụng di động hiện nay, kể cả được viết bằng các tập lệnh 64-bit cũng không thể ngốn đến 1 GB RAM của smartphone.
Video đang HOT
Tóm lại để đơn giản hóa, người dùng có thể hiểu nôm na và ngắn gọn là 64-bit cho phép bạn tận dụng hiệu quả từ 4 GB RAM vật lý trở lên. Do đó nếu thiết bị của người dùng có dưới 4 GB RAM thì một CPU 32-bit cũng đã dư sức hoạt động mà không sợ lãng phí tài nguyên máy. Chip A7 của iPhone 5S chỉ phát huy tối ưu nhất khi nó được cung cấp cùng hệ thống có trên 4 GB RAM mà thôi.
Ứng dụng 64-bit cho di động
Các ứng dụng PC hiện nay như trình duyệt Chrome cũng hoạt động hoàn hảo với nền tảng 32-bit, trừ khi bạn chạy những ứng dụng nặng như Photoshop, 3ds Max hay sát thủ phần cứng Crysis thì khi đó bạn mới cảm thấy sự khác biệt thật sự của nền tảng 64-bit. Trên thị trường hiện nay, các ứng dụng 64-bit dành cho smartphone là vô cùng hiếm. Các vi xử lý 32-bit vẫn đủ sức đáp ứng tốt khả năng hoạt động của các ứng dụng 32-bit cho di động. Song nhiều người đã lầm tưởng rằng nếu các nhà phát triển di động ra mắt các ứng dụng 64-bit thì nó sẽ đem lại hiệu suất tốt hơn khi làm việc cùng CPU 64-bit.
Nhưng trong thực tế, một ứng dụng 64-bit có thể tiêu tốn nhiều bộ nhớ và ngốn pin của thiết bị hơn. Ngoài ra tính tương thích ngược của chip 64-bit đối với ứng dụng 32-bit không hẳn lúc nào cũng hoàn hảo do hệ điều hành sẽ phải chạy các ứng dụng này thông qua một lớp mô phỏng. Bên cạnh đó, API OpenGL ES 3.0 (bổ sung thêm một số tính năng tùy chọn có khả năng cải thiện hiệu suất và chất lượng của các game trên smartphone) tích hợp cùng iPhone 5S mới chỉ hỗ trợ 32-bit vì vậy kiến trúc 64-bit không mang lại lợi ích gì về mặt cải thiện hiệu suất đồ họa.
Tạm kết
Apple đã cho thấy mình là một nhà tiên phong dám nghĩ dám làm, nỗ lưc rất cần thiết trong lĩnh vực phát triển công nghệ di động. Hiện nay chúng ta hoàn toàn đồng ý nền tảng 64-bit là ưu việt hơn so với 32-bit. Nhưng đó là nếu nó tận dụng được phần cứng mạnh mẽ của PC/laptop, còn lại các thiết bị di động chưa thực sự cần tới điều đó. Đặc biệt với tốc độ phát triển phần cứng của Apple thì có lẽ phải ít nhất 2 năm nữa chúng ta mới hy vọng thấy được một chiếc điện thoại iPhone có 4 GB RAM. Đó là lý do tại sao nhiều chuyên gia phân tích đã kết luận rằng: “A7 64-bit có giá trị marketing nhiều hơn là hiệu năng” để đánh vào tâm lý thích “số lớn” của người dùng.
Theo VNE
Windows 8 bị cấm trên trang web đánh giá hiệu năng máy tính
Nguyên nhân xuất phát từ cơ chế quản lí thời gian của Windows 8. Hôm thứ tư vừa rồi, Microsoft đã bị giáng một cái tát khá bất ngỡ khi HWBot - một trong những cộng đồng lớn nhất trong giới benchmark (đánh giá hiệu năng máy tính) và OC ra quyết định cấm sử dụng mọi kết quả benchmark được thực hiện trên hệ điều hành mới nhất của hãng này.
Tất cả các kết quả đã được lưu trên các bảng so sánh và cơ sở dữ liệu đã bị thẳng tay loại bỏ, đồng thời từ nay mọi kết quả benchmark trên Windows 8 sẽ không được chấp nhận.
HWBot là trang web của cộng đồng benchmark với hệ thống cơ sở dữ liệu của là cực kì đồ sộ, chứa đựng các kết quả benchmark từ rất nhiều bộ công cụ khác nhau từ 3DMark, PCMark đến SuperPi. Các thành viên của cộng đồng sẽ gửi lên kết quả của máy mình, và sau khi được các thành viên ban quản trị kiểm tra qua, các kết quả này sẽ có thể được dùng để xếp hạng dàn máy của thành viên đó cũng như tích lũy điểm. Trên các trang dạng này, những người đứng đầu bảng xếp hạng thường luôn là những tay overclocker (ép xung) cứng cựa nhất. Andre Yang, một trong những overclocker hàng đầu thế giới, hiện giữ kỉ lục cho mức xung CPU cao nhất: 8709 MHz trên CPU AMD-8150 và điểm 3D Mark 11 cao nhất: 37263 - kết quả của combo 4 VGA Nvidia GTX Titan.
Theo như giải thích của trên trang blog của những thành viên điều hành, nguyên nhân là "do các sai sót nghiêm trọng trong hệ thống RTC - real time clock (đống hồ thời gian thực) của hệ điều hành này". Tất cả các công cụ benchmark đều hoạt động dựa trên thông tin từ RTC, vì vậy điều này là không thể chấp nhận được.
Tính năng RTC trên máy tính giúp theo dõi tình trạng thời gian ngay cả khi máy đã được tắt. Thường thì đây sẽ là một module đặt trên mainboard, lặng lẽ đếm thời gian trong mọi tình huống và không phụ thuộc vào PSU. Trong nhiều model mainboard hiện đại, RTC thường được tích hợp trong chip cầu nam (southbridge). Vì thường hoạt động bằng một nguồn điện tích hợp sẵn (pin) mà không phụ thuộc vào PSU nên RTC sẽ vẫn hoạt động khi người dùng tắt máy, tháo lắp máy để di chuyển hay có sự cố về điện.
Do là thành phần tích hợp trên phần cứng, thông tin từ RTC rất hữu dụng trong việc đánh giá hiệu năng xử lí theo thời gian của PC. Không như các thành phần mềm vốn rất dễ bị tác động gây thay đổi hay giả mạo, RTC được thiết kế để luôn luôn theo kịp thời gian thực. Cứ mỗi một giây trôi đi trên chiếc đồng hồ thạch anh mà ta thường sử dụng sẽ tương ứng với một giây trong RTC, và các thủ thuật phần mềm không thể nào thay đổi được điều này. Hầu như mọi công cụ bencharmk đều sử dụng RTC để đo lường một các chính xác thời gian bắt đầu và kết thúc một bài test. RTC đã và vẫn luôn là cơ sở để các công cụ này vận hành.
Tuy vậy các công cụ phần mềm để giao tiếp được với phần cứng vẫn phải thông qua hệ điều hành, và có vẻ như Windows 8 đã không làm tốt việc của mình. Theo như HWBot, Microsoft đã thực hiện đôi chút thay đổi trên cơ chế theo dõi thời gian của Windows 8 để hệ điều hành này vận hành ổn định trên các hệ thống nhúng và các thiết bị giá rẻ không có RTC phần cứng tích hợp. Bài viết trên blog của HWBot không đi sâu vào chi tiết việc họ làm thế nào để xác định được điều này - và xét cho cùng thì các kiến thức chuyên sâu tới phần kernel của OS này không phải là thứ tay mơ nào cũng có thể hiểu được. Nhưng bằng chứng được đưa ra thì ai cũng có thể cảm nhận được.
Về cơ bản, nếu người dùng sử dụng phần mềm phụ trợ để thay đổi base clock của CPU (tức khi đã boot vào HĐH, không phải trước đó), ảnh hưởng của thao tác này lên khả năng theo dõi thời gian của Windows 8 là cực nghiêm trọng. Theo như trong video, chỉ cần thay đổi base clock của một hệ thống sử dụng chip Haswell từ 130MHz xuống 122MHz (giảm 6%), thời gian trên Windows 8 đã bị chậm đi tới 18 giây trên mỗi khoảng 5 phút. Không chỉ riêng thao tác hạ xung, thao tác ép xung cũng gây ra hậu quả tương tự, nhưng khiến thời gian nhanh hơn.
Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến kết quả benchmark. Bởi các công cụ benchmark hoàn toàn tin tưởng vào sự chính xác của RTC, các bài test sẽ được thực hiện trên một khoảng thời gian lệch đi khá nhiều so với chuẩn ban đầu. Nếu người dùng thực hiện một bài test dài 5 phút trên một hệ thống đã được hạ xung 6% như ví dụ ở trên, thời gian mà hệ thống đó thực hiện tính toán sẽ nghiễm nhiên dài thêm 18 giây (cũng là 6%). Sau đó nếu người dùng thay đổi hệ số nhân của CPU để bù lại cho 6% xung đã được giảm - nghiễm nhiên điểm benchmark sẽ cao hơn khoảng 6% bởi hệ thống có thêm 18 giây để thực hiện tính toán. Hạ xung xuống 20% và điều chỉnh hệ số nhân vừa đủ bù lại và ta có thêm 20% điểm benchmark. Không cần nói cũng biết, chênh lệch điểm số ở mức này là vấn đề nghiêm trọng như thế nào với hệ thống rank của các trang như HWBot.
Tính toán ảnh hưởng của độ lệch thời gian gây ra bởi Windows 8 trên các công cụ benchmark khác nhau.
Tóm lại, HWBot chỉ đơn giản công bố rằng họ "Không thể kiểm tra tính xác thực của các kết quả test hiệu năng hệ thống trên Windows 8", vì vậy mọi kết quả trên Windows 8 từ người dùng sẽ không còn được chấp nhận. Hơn thế nữa, theo như thông tin trên blog thì mọi kết quả thực hiện trên Windows 8 được đưa lên trước đây sẽ tạm thời bị loại bỏ, ít nhất là cho đến khi các thành viên trong ban quản trị quyết định được nước đi đúng đắng nhất. Họ cũng cho biết không hẳn rằng phần lớn người dùng sẽ hăm hở tận dụng lỗi này trên Windows 8, tuy vậy để đảm bảo công bằng thì cẩn thận vẫn hơn.
Theo như các cập nhật mới nhất, phiên bản Windows 8.1 mới nhất cũng gặp tình trạng tương tự do về cơ bản Microsoft không thực hiện thay đổi gì với cơ chế theo dõi thời gian trong lần nâng cấp này. Sau một vài thử nghiệm trên các combo CPU và mainboard khác nhau, các thành viên HWBot cũng cho biết thêm rằng các từ thời socket LGA775 trở về trước, cũng như các dàn máy sử dụng bộ xử lí của AMD hầu như không bị ảnh hưởng bởi vấn đề này.
Các kiến trúc CPU bị ảnh hưởng.
Về phía Microsoft, tình huống có thể sẽ được khắc phục bằng một bản patch trong thời gian tới. Tuy rằng có thể chúng ta sẽ phải chờ khá lâu bởi không như Windows 7, Windows 8 hiện nay là một hệ điều hành được thiết kế chạy trên lượng nền tảng phần cứng lớn hơn hẳn. Với thực tế là hầu như mọi công cụ benchmark đều phụ thuộc rất nhiều vào thông tin chính xác từ RTC, và việc có cả một hệ điều hành bị "cấm cửa" khỏi một trong những chuyên trang lớn nhất về benchmark hoàn toàn không phải là chuyện nhỏ; chúng ta hãy cùng ngóng chờ các phản hồi chính thức từ Microsoft.
Theo VNE
Intel sẽ khai tử thương hiệu chip Atom vì "mang tiếng xấu" Các chip xử lý gắn liền với tên gọi Atom thường mang tiếng là hiệu năng kém, vì thế Intel sẽ khai tử tên gọi này và thay bằng các tên Pentium và Celeron. Atom - một trong các thương hiệu chip của Intel - sẽ bị gã khổng lồ chip xử lý này khai tử vào quý IV năm sau, theo nguồn...