Chính trường Italy tiếp tục rúng động vì bê bối tham nhũng mới
Chính trường Italy đã dậy sóng sau khi vụ bê bối tham nhũng mới nhất vỡ lở, khiến 4 quan chức bị bắt và hơn 50 người khác, chủ yếu là các chính trị gia, bị điều tra sau những cáo buộc đã hối lộ, thao túng, ăn chia và rút ruột các gói thầu ở những công trình lớn của đất nước mà họ trực tiếp quản lý.
Bộ trưởng về phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông Italy Maurizio Lupi. (Nguồn: ANSA)
Trong số những người bị bắt có Ettore Incalza, chuyên viên tư vấn cấp cao của Bộ cơ sở hạ tầng và giao thông Italy trong 14 năm qua và một doanh nhân có tên Stefano Perotti, người đã được Incalza ưu ái dành cho nhiều gói thầu béo bở và là một trong số những nhà thầu xây dựng lớn nhất Italy.
Bê bối trở nên nóng bỏng sau khi Viện công tố Florence, nơi thụ lý vụ án này, mở rộng điều tra theo hướng Incalza và Perotti có quan hệ mật thiết với đương kim Bộ trưởng về phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông Italy Maurizio Lupi để “tiện cho công việc” của họ.
Theo các nhà điều tra, thông qua môi giới Incalza, Perotti đã xin được việc làm cho con trai cả Bộ trưởng Lupi trong Cơ quan quản lý hệ thống đường cao tốc của Italy (ANAS), tập đoàn trực tiếp làm việc với ông ta trong các gói thầu đường bộ ở miền Trung và Nam Italy, đồng thời tặng cho cậu thanh niên này một đồng hồ Rolex trị giá 10 nghìn euro để làm “quà” nhân tốt nghiệp, nhằm thúc đẩy Bộ trưởng Lupi tạo điều kiện cho Perotti trúng một gói thầu.
Những đoạn băng ghi âm mà Viện công tố Florence tiến hành trong thời gian qua cho thấy Bộ trưởng Lupi biết được vụ việc này, nhưng đã không làm gì để ngăn cản, vì Incalza trên thực tế là người dưới quyền ông ta.
Ngoài Bộ trưởng Lupi, các nhà điều tra cũng đang tìm hiểu mối quan hệ giữa Thứ trưởng Bộ cơ sở hạ tầng và giao thông Riccardo Nencini với những người đã bị bắt và đang trong diện điều tra.
Mặc dù không ở trong diện bị điều tra, nhưng Bộ trưởng Maurizio Lupi đang đứng trước sức ép rất lớn từ các đảng phái nhằm ép ông phải từ chức.
Phong trào 5 Sao (M5S), chính đảng lớn thứ 2 ở Italy, đã khẳng định sẽ đưa vấn đề này ra họp ở Quốc hội để buộc ông từ nhiệm và đang vận động các đảng khác ủng hộ hành động của họ.
Video đang HOT
Bộ trưởng Lupi tuyên bố ông trong sạch và không từ chức. Ông cũng phủ nhận các cáo buộc nói rằng ông đã yêu cầu Incalza và Perotti thu xếp việc làm cho con trai ông.
Trong khi đó, một người phát ngôn của chính phủ Italy cho rằng, vẫn còn quá sớm để xác định trách nhiệm của Bộ cơ sở hạ tầng và giao thông và chính phủ trong vụ bê bối này.
Tuy nhiên, các báo lớn của Italy cho rằng vụ bê bối này có thể giáng một đòn mạnh và làm suy yếu chính phủ, do Bộ trưởng Lupi là một thành viên của đảng Trung hữu mới (NCD), đảng ủng hộ với Dân chủ (Pd), đảng lớn nhất Italy, trong liên minh cầm quyền.
Nhật báo Corriere della Sera cho hay, Thủ tướng Matteo Renzi, không muốn cắt đứt quan hệ với NCD, đang tìm một lối thoát cho vụ bê bối có liên quan đến Lupi, đồng thời sẽ tiến hành một chiến dịch làm trong sạch Bộ này.
Cơ quan điều tra cho hay, Incalza và nhiều người khác trong bộ máy công quyền đã thao túng hầu hết những công trình lớn mang tính quốc gia, như các công trình xây dựng phục vụ cho Triển lãm thế giới EXPO 2015 ở Milan, các trung tâm hội chợ lớn ở Milan và Rome, hệ thống đường sắt cao tốc Bắc-Nam cũng như các tuyến đường bộ cao tốc chạy dọc đất nước và ở một số vùng của miền Nam Italy.
Theo Viện công tố Florence, trong nhiều năm qua, Incalza đã lợi dụng vị trí của mình để lựa chọn những nhà thầu quen biết, chủ yếu là Perotti và một số bạn bè khác, và sau đó ăn hoa hồng hàng triệu euro với tư cách tư vấn kỹ thuật.
Cảnh sát đã khám xét nhà riêng của hàng loạt quan chức trong diện điều tra ở Milan và thủ đô Rome để tìm kiếm các bằng chứng và tài liệu liên quan đến vụ án.
Hãng tin ANSA tiết lộ rằng, trong số 50 người nằm trong diện điều tra, có cả các chính trị gia, nhưng không ai trong số đó là các chính trị gia “cỡ bự,” dù nhiều trong số họ từng là các nghị sỹ quốc hội.
Các chính trị gia này được cho là đã lợi dụng địa vị chính trị của mình để làm cầu nối cho Incalza với các nhà thầu địa phương.
Đây là vụ án mới nhất liên quan đến tham nhũng các công trình cơ sở hạ tầng được các cơ quan điều tra Italy đưa ra ánh sáng.
Năm ngoái, cảnh sát đã bắt 8 người và điều tra hàng chục người khác sau khi phát hiện những dấu hiệu tham nhũng và hối lộ trong việc đấu thầu để bỏ túi hàng chục triệu euro.
Năm 2010, Italy từng chấn động bởi một vụ bê bối lớn khác, khi hàng loạt quan chức bị bắt và điều tra vì tham nhũng và hối lộ trong các công trình cơ sở hạ tầng lớn liên quan đến Hội nghị thượng đỉnh G8 mà Italy đăng cai.
Italy mới đây cũng đã sốc khi hàng chục quan chức chính quyền thủ đô Rome và doanh nhân bị bắt và điều tra vì những dính líu với mafia trong các gói thầu liên quan đến xây dựng và cơ sở hạ tầng.
Trả lời phỏng vấn báo chí, Chủ tịch Thượng viện Italy Pietro Grasso khẳng định rằng, các vụ bê bối tham nhũng mới vỡ lở chỉ là “một phần của tảng băng” và Italy sẽ làm hết mình để chống lại tệ nạn này.
Tổ chức minh bạch quốc tế (Transparency International) đánh giá, Italy là một trong những quốc gia tham nhũng bậc nhất ở Châu Âu./.
Theo Trương Anh Ngọc/Rome (Vietnam )
Trực thăng Liên hợp quốc rơi tại Mali, 2 quân nhân Hà Lan tử nạn
Bộ Quốc phòng Hà Lan hôm qua 17/3 cho biết 2 quân nhân nước này tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (LHQ) đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng của họ gặp nạn gần thành phố Gao, bắc Mali.
Trực thăng gặp nạn gần thành phố Gao, bắc Mali. (Ảnh: BBC)
Theo AFP, chiếc trực thăng đã bị rơi ở khu vực cách thành phố Gao của Mali khoảng 20 km, khiến hai quân nhân trên máy bay bị thương nặng và sau đó tử nạn.
BBC dẫn lời Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Hà Lan, tướng Tom Middendorp hôm qua 17/3 xác nhận: "Chiều nay, khoảng 13h, một trực thăng chiến đấu Apache của Hà Lan đã bị rơi ở Mali. Cơ trưởng 30 tuổi và một phi công 26 tuổi đã tử nạn".
Theo ông Middendorp, cơ trưởng đã tử vong ngay sau tai nạn. Viên phi công sau đó không lâu cũng qua đời tại một bệnh viện quân đội tại Gao do bị thương quá nặng.
Hiện các nhà điều tra Hà Lan đang xem xét sự việc. Thủ tướng nước này,ông Mark Rutte, hôm qua tuyên bố : "Đất nước Hà Lan đau buồn sâu sắc khi nghe tin về tai nạn thảm khốc này".
Lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ tại Mali có quân số khoảng 11.000 quân nhân. (Ảnh: AFP)
Theo BBC, Lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ tại Mali có quân số khoảng 11.000 quân nhân đến từ một số quốc gia, trong đó có 450 người Hà Lan.
Lực lượng gìn giữ hòa bình tại Mali hiện được xem là phái bộ nguy hiểm nhất của LHQ trên thế giới với hơn 40 binh lính tử nạn kể từ năm 2013 tới nay. Đầu tháng này, một căn cứ của phái bộ này tại phía bắc Mali bị trúng tên lửa khiến 3 người tử vong.
Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo Dantri
Châu Âu chia rẽ về vấn đề trừng phạt Nga Tổng thống Ukraine Petro Porochenko hôm qua (16/3) bày tỏ hy vọng EU sẽ gia tăng các lệnh trừng phạt với Nga nếu thỏa thuận Minsk bị phá vỡ. Thủ tướng Đức gặp Tổng thống Ukraine ngày 16/3 Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đức Angela Merkel ở Berlin, Tổng thống Ukraine Petro Porochenko hôm qua bày tỏ hy...