Chính trị rối ren, kinh tế Anh bên bờ vực suy thoái
Nhiều báo cáo nhấn mạnh cái giá về kinh tế mà Anh phải hứng chịu khi không thể vạch ra được con đường rõ ràng để rời khỏi Liên minh Châu Âu.
Thủ tướng Anh Boris Johnson liên tục thất bại với những đề xuất mạo hiểm để Brexit
Trong khi tình hình chính trị đang mắc kẹt giữa những tranh luận không có hồi kết về việc làm thế nào để đưa Anh ra khỏi Liên minh Châu Âu (Brexit) êm xuôi, nền kinh tế nước này âm thầm hứng chịu một trong những tuần lễ tồi tệ nhất trong năm nay.
Đèn c ảnh báo kinh tế đã nháy đỏ
Tuần này, tương lai nước Anh tiếp tục mờ mịt sau khi Thủ tướng Anh Boris Johnson – người vừa được bầu với kỳ vọng thay thế người tiền nhiệm Theresa May dẫn dắt nước Anh vượt qua thử thách Brexit thành công – lại bắt đầu hứng chịu hàng loạt chỉ trích, mất sự ủng hộ tại Nghị viện và thất bại trong việc thúc đẩy bầu cử sớm.
Trước thực tế đó, nhiều báo cáo nhấn mạnh cái giá về kinh tế mà Anh phải hứng chịu khi nước này không thể vạch ra được con đường rõ ràng để rời khỏi Liên minh Châu Âu. Đèn cảnh báo suy thoái đã bắt đầu nháy đỏ, nhiều chuyên gia khẳng định.
“Nền kinh tế đang suy thoái, điều này thể hiện rõ qua dữ liệu”, Kit Juckes, chiến lược gia về hối đoái toàn cầu tại Công ty Societe Generale cho biết. “Tình hình đang ngày càng tồi tệ và tất cả mọi lĩnh vực trong nền kinh tế đều mất đà tăng trưởng”, ông Kit Juckes nói thêm.
Video đang HOT
Một báo cáo đầu tuần vừa rồi đã sớm chỉ ra tương lai suy thoái của nền kinh tế nước Anh. Sau khi chỉ tăng trưởng 0,2% trong quý II năm nay, kinh tế xứ sở sương mù tiếp tục tăng trưởng lẹt đẹt, chỉ 0,1% trong tháng 7. Con số yếu ớt này khiến nhiều nhà kinh tế bắt đầu giảm nhẹ dự báo của họ về tình hình quý III.
Đồng bảng trượt giá
Sự biến động của đồng bảng Anh trong thời gian vừa qua thực sự là dấu hiệu cho thấy các thương gia đang rất quan tâm tới tin tức chính trị của Vương quốc Anh. Đầu tuần vừa rồi, đồng tiền này đã trượt xuống mức dưới 1,2 USD đổi 1 bảng Anh, mức thấp nhất kể từ năm 2017.
Các doanh nghiệp tại Anh cũng bị ảnh hưởng nặng. Đa số các hoạt động sản xuất và xây dựng đều co lại, thậm chí những ngành dịch vụ chiếm ưu thế của Anh cũng đang dần mất đà, khiến nhiều tổ chức nghiên cứu dự đoán Vương quốc Anh đang trên đà suy thoái.
Cùng lúc, thị trường nhà đất Anh lẹt đẹt bế tắc; Doanh số bán lẻ thấp ở mức đáng thất vọng, số liệu ngành công nghiệp bán lẻ tuần vừa qua cho thấy doanh số trong tháng 8 đã giảm so với cùng kỳ năm trước, lần giảm thứ 3 trong vòng 4 tháng. Ngay từ trước khi có những lùm xùm chính trị, niềm tin về sự phát triển tiêu dùng của nước này đã rạn nứt. Nếu người tiêu dùng bắt đầu “thắt lưng buộc bụng”, các vấn đề kinh tế sẽ ngày càng trầm trọng.
Một khảo sát của Ngân hàng Anh cho thấy, dự báo lạm phát trong năm tới sẽ ở mức 3,3%, trong đó hơn một nửa người Anh cho rằng Brexit sẽ khiến giá cả leo thang. Tình hình lạm phát hiện nay mới chỉ ở mức hơn 2%.
Theo nhà kinh tế Azad Zangana, các hộ gia đình không cắt giảm chi tiêu như dự đoán sau cuộc trưng cầu dân ý Liên minh Châu Âu năm 2016. Thay vào đó, họ gửi tiết kiệm ít đi. Nước Anh đang trong tình trạng tỉ lệ tiết kiệm ở gần mức thấp kỷ lục. “Nếu chúng ta không đạt được thỏa thuận và đồng bảng Anh tiếp tục sụt giảm, lạm phát tăng cao, nước Anh chắc chắn sẽ rơi vào suy thoái”, chuyên gia Zangana nhận định.
Dù vậy, giữa những “đám mây u ám” che kín bầu trời vẫn le lói một vài tia sáng cho nền kinh tế xứ sở sương mù. Trước mắt, Bộ trưởng Bộ Ngân khố Anh Sajid Javid hứa hẹn chấm dứt một thập kỷ nước Anh “thắt lưng buộc bụng” với khoản chi tiêu dự kiến lớn nhất trong vòng 15 năm trở lại đây.
Tiếp đó, Thống đốc Ngân hàng Anh Mark Carney cho biết, những động thái mà Anh đang chuẩn bị cho một Brexit không có thỏa thuận cũng có thể giúp nước này hạn chế tác động tiêu cực của Brexit đến kinh tế dù hậu quả vẫn khá đáng kể.
Trang Trần
Theo baogiaothong
"Mẹ của các nghị viện" tả tơi trên truyền hình
Là một trong những cơ quan lập pháp lâu đời nhất thế giới, quốc hội Anh được mệnh danh là "Mẹ của các nghị viện". Nhưng trong 2 ngày qua, biệt danh của cơ quan này được sửa thành mẹ của các cuộc đấu đá.
Thủ tướng Anh Boris Johnson (giữa) phản ứng với lãnh đảo Công đảng đối lập Jeremy Corbyn trong phiên trả lời chất vấn các nghị sĩảnh: CNN
Thủ tướng Anh Boris Johnson khai trừ 20 nghị sĩ cùng đảng, những người đã quay lưng với ông để bắt tay với đảng đối lập nhằm giành quyền kiểm soát quốc hội. Đề xuất của ông Johnson về tổ chức tổng tuyển cử sớm đã bị gạt bỏ và các nghị sĩ ở hạ viện cãi nhau đến tận nửa đêm 4/9.
Các nhà quan sát cho rằng thế giới đang chứng kiến những biến động lớn trong nền tảng căn bản nhất của chính trị Anh.
Hôm 3/9, 1,5 triệu người theo dõi kênh BBC Parliament để xem liên minh nghị sĩ nổi dậy giáng cho chính phủ một đòn mất mặt, chiếm quyền kiểm soát tiến trình Brexit và buộc Thủ tướng Johnson kêu gọi bầu cử sớm.
Đây là dịp hiếm hoi mà kênh BBC Parliament được nhiều người theo dõi như vậy trong một ngày. Nhiều người Anh băn khoăn nên xem chương trình Biscuit week yêu thích hay theo dõi chính phủ chia năm xẻ bảy như thế nào.
Những người chọn BBC Parliament được thết đãi một cảnh tượng thực sự vô song. Ông Johnson thua ngay trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên sau vài tuần lên nắm quyền, một sự kiện chưa từng có trong kỷ nguyên hiện đại.
Nhiều thành viên trong cùng đảng bỏ phiếu chống lại ông, trong đó có những nhân vật như "Cha của hạ viện" Kenneth Clarke, người có thâm niên làm chính trị nhiều hơn tuổi đời của nhiều nghị sĩ; và cháu nội của cựu Thủ tướng Winston Churchill, ông Nicholas Soames. Họ bị khai trừ bằng một sắc lệnh ngắn gọn của đảng nơi họ đã cống hiến gần trọn cuộc đời chính trị.
Nước mắt chực trào, ông Soames hôm 4/9 nói rằng ông "thực sự rất buồn khi chuyện kết thúc như vậy" và ông kêu gọi các nghị sĩ "tìm lại tinh thần thỏa hiệp, khiêm nhường và thấu hiểu". Còn ông Clarke chỉ trích Thủ tướng hành xử "thiếu tôn trọng".
Câu chuyện chưa kết thúc ở đó. Trong phiên trả lời chất vấn đầu tiên trên cương vị Thủ tướng, ông Johnson gọi chính sách kinh tế của Công đảng đối lập là "vớ vẩn" và nghị sĩ Tanmanjeet Singh Dhesi nhận được tràng vỗ tay dài bất thường sau khi cáo buộc Thủ tướng cổ vũ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Anh. Sau đó, các nghị sĩ Anh còn bồi thêm cho ông Johnson một cú thất bại nữa bằng cách thông qua dự luật ngăn chặn Brexit không có thỏa thuận.
Những diễn biến kịch tính trong hạ viện Anh không chỉ khiến người xem ngao ngán, mà còn đặt ra những câu hỏi về sự ổn định của một trong những cơ quan lập pháp lâu đời nhất thế giới.
Tiến trình Brexit khiến nhiều người đang theo dõi xem hiến pháp, quy trình, quy tắc của nước Anh mạnh như thế nào. Khủng hoảng ở một trong những cơ quan đại diện lâu đời làm gia tăng lo ngại về nguy cơ xảy ra khủng hoảng hiến pháp toàn diện ở nước này. Kế hoạch của ông Johnson rằng sẽ đình chỉ hoạt động của quốc hội bị cho là "xúc phạm hiến pháp" vì hạn chế thời gian các nghị sĩ tranh luận về Brexit.
Hiến pháp Anh là bất thành văn, nghĩa là nó được duy trì chủ yếu thông qua tiền lệ. Điều này khiến một số nhà bình luận băn khoăn liệu điều này có còn phù hợp.
Theo tienphong
Nữ yêu râu xanh nguy hiểm nhất nước Anh được thả Vanessa George, ke ấu dâm nổi tiếng nhất trong Anh sẽ được được thả tự do trước cuối tháng 9, cổng thông tin Extra báo cáo. Vanessa George. Năm 2009, George bị kết án 13 vu lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên và trẻ sơ sinh. Người phụ nữ đã chup anh quá trình lạm dụng trẻ em và phân phối...