Chỉnh trang hạ tầng, phát triển kinh tế đêm
Cùng với các khu phố đêm, phố đi bộ, TP. Huế đã và đang đầu tư hạ tầng và chỉnh trang các tuyến phố hình thành phố ẩm thực phục vụ du khách, đồng thời góp phần kích cầu du lịch và phát triển kinh tế đêm trên địa bàn.
|
Điểm hẹn tại Phố ẩm thực Nguyễn Văn Huyên |
Sau khi đầu tư kinh phí chỉnh trang vỉa hè đường Trương Định, Phạm Hồng Thái, TP. Huế giao UBND phường Vĩnh Ninh tổ chức quản lý và cho thuê vỉa hè đoạn từ ngã tư Trương Định – Phạm Hồng Thái đến nút giao Trương Định – Hoàng Hoa Thám và vỉa hè ngã tư Trương Định – Hoàng Hoa Thám đến nút giao Hoàng Hoa Thám – Lê Lợi để đưa vào hoạt động phố ẩm thực đêm. Qua hơn 1 năm triển khai, hiện Phố ẩm thực Trương Định – Hoàng Hoa Thám có gần 30 hộ dân đăng ký thuê vỉa hè kinh doanh ẩm thực đêm, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí về đêm của người dân và du khách.
Chủ tịch UBND phường Vĩnh Ninh, ông Nguyễn Đức Tường Thoại cho rằng, phát huy thế mạnh, lợi thế phường trung tâm, nơi có nhiều cơ sở lưu trú với số lượng khách lưu trú trên địa bàn đông nên cùng với Phố đi bộ Hai Bà Trưng, phường khai thác lĩnh vực ẩm thực và tổ chức cho các hộ kinh doanh thuê vỉa hè để kinh doanh buôn bán. Qua khảo sát, hiện các cơ sở hoạt động khá hiệu quả, lượng khách đến thưởng thức ẩm thực, giải khát và vui chơi đông nên phường đang đề xuất UBND TP. Huế phương án tổ chức chặn đường Trương Định đoạn từ nút giao với đường Hoàng Hoa Thám đến nút giao với đường Phạm Hồng Thái nhằm tạo điều kiện cho du khách vui chơi và đi bộ, đồng thời xin hỗ trợ kinh phí lắp đặt hệ thống đèn lồng tạo không gian sinh động cho tuyến phố để thu hút du khách.
Tại phường Phú Hội, Phố ẩm thực Nguyễn Văn Huyên thời điểm này cũng đang thu hút một lượng khách khá lớn đến vui chơi, thưởng thức ẩm thực, tạo thêm không gian trải nghiệm mới cho du lịch Huế, đặc biệt là giới trẻ. Với hơn 20 cơ sở kinh doanh ẩm thực và đặc sản Huế, tuyến đường Nguyễn Văn Huyên và các khu vực xung quanh khá sôi động và nhộn nhịp về đêm với mô hình vui chơi, ăn uống và mua sắm hàng lưu niệm, đặc sản.
Video đang HOT
Để thu hút khách đến với Phố ẩm thực Nguyễn Văn Huyên, phường đã đầu tư trang bị hệ thống điện chiếu sáng, chỉnh trang lại tuyến đường và các khu vực xung quanh, đồng thời vận động các cơ sở kinh doanh bổ sung thêm hàng hóa nhằm tạo sự phong phú cho khu phố góp phần phát triển kinh tế đêm trên địa bàn.
“Đến Huế du lịch, ngoài các nhà hàng và quán ăn ở các tuyến đường trung tâm thì Phố ẩm thực Nguyễn Văn Huyên mang lại sự trải nghiệm mới mẻ khi được thưởng thức các món ăn dân dã, được ngồi giải trí cùng bạn bè giữa không gian thoáng đãng cùng với sự sôi động, náo nhiệt của khu phố. Ở đây, mọi người dễ hòa đồng và gần gũi nhau hơn, du khách có thể ngồi đến 1, 2h sáng, song chi phí lại khá thấp vì giá cả các món ăn khá thấp”, anh Thái Mẫn, một du khách ở Đà Nẵng chia sẻ.
Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, để kích cầu và thu hút khách, sắp tới thành phố tập trung quản lý tốt các phố đi bộ, phố đêm, phố ẩm thực, đồng thời triển khai các nhiệm vụ sớm đưa các đề án phát triển kinh tế đi vào hoạt động, bao gồm đề án xây dựng mô hình du lịch sinh thái cộng đồng Rú Chá – Cồn Tè, phát triển du lịch cộng đồng bờ biển Hải Dương, nâng cao chất lượng dịch vụ bãi tắm Thuận An và phát triển các tour du lịch trải nghiệm tham quan làng nghề hoa giấy Thanh Tiên, tranh làng Sình (Phú Mậu). Ở phía thượng nguồn sông Hương, đẩy mạnh khai thác các di tích Triều Nguyễn, phát triển thêm các điểm đến hấp dẫn khách như Khe Ngang (Hương Hồ), hồ Khe Rưng (Hương Thọ) nhằm tạo cho Huế một bức tranh du lịch sống động và hấp dẫn để thu hút khách, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và tạo thu nhập ổn định cho người dân.
Đừng để 'du lịch không ngủ' chỉ là ăn uống, bia bọt
Chương trình Dân hỏi - chính quyền trả lời tháng 10 (sáng 9-10), chủ đề Phát huy giá trị lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch tại TP.HCM, đã bàn việc tìm cách phát triển sản phẩm "du lịch không ngủ" gắn với kinh tế đêm ở TP.HCM.
À ố show - Ảnh: LUNE
Ông Trần Thế Dũng - giám đốc Công ty Fiditour - bày tỏ TP.HCM đang rất thiếu các sản phẩm phục vụ du lịch về đêm, đặc biệt là các sản phẩm quảng bá các giá trị văn hóa phi vật thể. Thiếu các chương trình biểu diễn quy mô, có tính chuyên nghiệp hằng đêm để các công ty du lịch có thể đưa vào chương trình phục vụ du khách.
Không có nhà hát cố định, khó tổ chức show
Là đơn vị thành công trong việc xây dựng các show diễn nghệ thuật phục vụ du lịch như À ố show, Teh dar, Sương sớm..., ông Võ Thành Trung - giám đốc Công ty Lune Production - trăn trở: "Đáng buồn thành phố ta không có nhà hát nào thực sự đạt chuẩn quốc tế về sân khấu, hậu trường, khán đài và kỹ thuật biểu diễn.
Chúng ta cũng không có những điểm được quy hoạch ngoài trời cho những hoạt động nghệ thuật quy mô lớn, ví dụ như sân khấu thực cảnh. Để phát triển các chương trình nghệ thuật bền vững, lâu dài thì chúng tôi cần sự hợp tác với các đơn vị công lập, thế nhưng quá trình hợp tác đó vẫn còn rất nhiều những rào cản".
Trả lời Tuổi Trẻ, ông Trung cho biết thêm công ty ông và Nhà hát thành phố hợp tác gần 10 năm nay rất tốt, nhưng cơ chế hợp tác lâu dài theo giao kết pháp lý dài hơi thì rõ ràng chưa có, chỉ tính theo tháng nên người đầu tư sẽ trong tâm trạng lo lắng.
"Mặc dù chúng tôi đã ngồi lại tính toán rất kỹ nhưng vẫn có những chương trình đột xuất nên mỗi năm có gần chục chương trình biểu diễn của chúng tôi phải hủy trong khi vé đã bán trước. Các đơn vị du lịch luôn muốn làm việc với mình theo hợp đồng dài hạn nhưng mình thì không thể khẳng định chắc với họ ngày diễn cố định", ông Trung nói.
Đồng cảm với ông Trung, ông Huỳnh Anh Tuấn - giám đốc Nhà hát múa rối nước Rồng Vàng (trong khuôn viên Cung văn hóa Lao động TP.HCM) - cũng cho rằng không có địa điểm cố định rất khó quảng bá, tổ chức show du lịch. Nhà sản xuất và đơn vị cho thuê nhà hát cũng phải hết sức chia sẻ, nương nhau để giữ địa điểm biểu diễn du lịch dài hơi như Rồng Vàng đến nay đã 15 năm.
Sắp triển khai các trung tâm biểu diễn
Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu - phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM - cho biết trong chiến lược phát triển du lịch TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định sản phẩm "du lịch không ngủ" gắn với kinh tế đêm là một trong những sản phẩm đặc trưng của thành phố. Sở VH&TT và Sở Du lịch đã có kế hoạch liên tịch xây dựng các sản phẩm nghệ thuật hướng tới phục vụ du khách như đờn ca tài tử, hát bội, cải lương, âm nhạc dân tộc...
Sở cũng phối hợp các đơn vị để xây dựng các sản phẩm về đêm đưa vào tour, chương trình, ví dụ đi bộ quanh thành phố tham quan các di sản, kiến trúc trung tâm thành phố kết hợp xem các chương trình nghệ thuật như À ố show, múa rối nước, các hoạt động tại Nhà hát Trần Hữu Trang... Tham mưu cơ chế xây dựng các điểm biểu diễn chuyên nghiệp đảm bảo các chương trình biểu diễn định kỳ để phục vụ xây dựng các chương trình tour về đêm, thúc đẩy quảng bá di sản văn hóa.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy - phó giám đốc Sở VH&TT TP.HCM - cho biết thời gian tới rạp xiếc và biểu diễn đa năng Phú Thọ sẽ được triển khai xây dựng. Bên cạnh đó là dự án Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TP.HCM, trung tâm biểu diễn nghệ thuật truyền thống tại quận 11...
Ngoài ra, còn cải tạo, sửa chữa những nhà hát để giải quyết trước mắt cơ sở phục vụ cho biểu diễn nghệ thuật gắn với du lịch. Một trong số đó là rạp Công Nhân (trụ sở của Nhà hát Kịch TP.HCM) đang được sửa chữa và sắp đưa vào hoạt động, kết nối với phố đi bộ Bùi Viện để trở thành nơi tổ chức biểu diễn phục vụ cho chương trình phát triển kinh tế đêm của thành phố.
Phát triển kinh tế đêm tại Vườn hoa Đà Lạt Mô hình phát triển kinh tế ban đêm tại Vườn hoa Đà Lạt được giao cho HTX Sunfood Đà Lạt và Công ty cổ phần dịch vụ đô thị Đà Lạt phối hợp thực hiện. Ngày 9.10, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, vừa có văn bản đề nghị Hợp tác xã dịch vụ nông...