Chính thức thông hầm qua đèo Tam Điệp thuộc tuyến cao tốc Bắc – Nam
Ngày 12/7, đường hầm bên phải đèo Tam Điệp đã được cho phá đá, chính thức thông cả hai hầm nối tuyến cao tốc Bắc – Nam từ Ninh Bình đi Thanh Hóa.
Ông Đỗ Mạnh Hà, Chỉ huy gói xây lắp số 10 ( Ban QLDA Thăng Long) cho biết, đúng 6h sáng nay (12/7), đơn vị thi công gói thầu xây lắp số 10 tuyến cao tốc Bắc – Nam ( Tập đoàn Sơn Hải) đã cho phá đá, thông hầm bên phải qua dãy núi Tam Điệp.
Đường hầm bên phải được đào thông đã chính thức thông cả hai hầm nối tuyến đường cao tốc từ Ninh Bình đi Thanh Hóa.
Việc thông được tuyến hầm bên phải tại đèo Tam Điệp (trên tuyến cao tốc Bắc – Nam (đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45) đã chính thức thông cả hai hầm nối tuyến đường cao tốc từ Ninh Bình đi Thanh Hóa.
Trước đó, ngày 26/6, hầm trái tuyến dài 245m cũng được đào thông. Hiện đơn vị thi công đang tiếp tục thực hiện công việc còn lại tại hai hầm chui này.
Video đang HOT
Phá đá đào thông hai đường hầm qua đèo Tam Điệp được đơn vị thi công thực hiện trong nhiều tháng liên tiếp.
Được biết, gói thầu xây lắp số 10 tuyến cao tốc Bắc – Nam (Mai Sơn – Quốc lộ 45; Ninh Bình đi Thanh Hóa) có chiều dài là 15,4km, đi qua các huyện: Hoa Lư, Yên Mô, TP Tam Điệp (thuộc tỉnh Ninh Bình) và huyện Hà Trung (thuộc tỉnh Thanh Hóa).
Đơn vị thi công gói thầu này là Tập đoàn Sơn Hải và Doanh nghiệp Xuân Trường (Ninh Bình). Trong đó, phần hầm có chiều dài 245m và 1,7km đường do Tập đoàn Sơn Hải thi công.
Đơn vị thi công đang nỗ lực tiếp tục thi công những công việc còn lại tại hai đường hầm chui trên tuyến cao tốc Ninh Bình – Thanh Hóa.
Theo thiết kế, hầm có 2 ống hầm, mỗi ống gồm một hầm đơn hoàn chỉnh lưu thông một chiều đảm bảo tĩnh không đứng tối thiểu 5m; diện tích mặt cắt mỗi ống hầm ~ 99m2; tim hai hầm đơn cách nhau 45m; bề rộng mặt cắt ngang mỗi hầm 14,05m, gồm 3 làn xe cơ giới.
Đường hầm đoạn qua đèo Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Đường chính hai bên đầu hầm có dải dừng xe khẩn cấp với bề rộng 2m, dài 30m (không kể chiều dài đoạn chuyển làn) bố trí không liên tục, so le nhau khoảng cách 4-5 km/điểm.
Triển khai đầu tư dự án BOT đoạn Nha Trang - Cam Lâm thuộc cao tốc Bắc Nam
Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải (Nhà đầu tư dự án), Công ty TNHH Đầu tư xây dựng đường cao tốc Nha Trang - Cam Lâm (Doanh nghiệp dự án) đã ký kết hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Nha Trang - Cam Lâm thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông ngày 6/5 tại Hà Nội.
Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Nha Trang - Cam Lâm thuộc dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 đã được Quốc hội và Chính phủ thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 21/10/2017 và Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 28/3/2018.
Bên cạnh 8 dự án đầu tư công đang triển khai xây dựng, việc ký kết hợp đồng, đầu tư xây dựng dự án thành phần Nha Trang - Cam Lâm và tới đây là 2 dự án thành phần Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo từng bước hình thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông thông suốt, có năng lực lớn, an toàn, tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu vận tải, phù hợp với định hướng và quy hoạch phát triển giao thông vận tải; kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị trong vùng kinh tế trọng điểm Nam Trung Bộ; từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Thi công dự án đoạn Cam Lộ - La Sơn thuộc dự án cao tốc Bắc Nam phía đông.
Sau thời gian phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan, Bộ GTVT hoàn thành phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án tại Quyết định số 2351/QĐ-BGTVT ngày 31/10/2018, trong đó:
Dự án thuộc phạm vi tỉnh Khánh Hòa, có điểm đầu tại Km5 783, thuộc xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh; điểm cuối tại Km54 00 thuộc địa phận xã Cam Thịnh Tây, TP Cam Ranh. Tổng chiều dài khoảng 50 km.
Để phù hợp với nhu cầu vận tải và nguồn lực, dự án được phân kỳ đầu tư với quy mô 4 làn xe (Bề rộng nền đường = 17 m) với vận tốc thiết kế 80 km/giờ; ngoài ra, trên tuyến còn đầu tư 1 hầm đường bộ qua núi Dốc Sạn có chiều dài khoảng 700 m và một số công trình cầu lớn.
Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 5.524 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Nhà đầu tư huy động khoảng 2.556 tỷ đồng (trong đó, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư chiếm 20%), nguồn vốn nhà nước tham gia thực hiện fự án khoảng 2.967 tỷ đồng. Dự án được đầu tư theo hình thức PPP, thời gian xây dựng 2 năm, thời gian vận hành khai thác hoàn vốn khoảng 16 năm 4 tháng.
Bám sát tiến độ triển khai theo chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ, Bộ GTVT đã tổ chức sơ tuyển, đấu thầu rộng rãi trong nước để lựa chọn nhà đầu tư ngay sau khi đủ điều kiện thực hiện. Với đặc điểm là dự án quan trọng quốc gia, có quy mô lớn, triển khai theo hình thức PPP phức tạp cả về hình thức quản lý và hệ thống quy định pháp luật điều chỉnh, quá trình quản lý thực hiện liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực...
Quá trình xây dựng hồ sơ mời thầu, đàm phán hợp đồng dự án diễn ra trong thời điểm giao thời, có nhiều thay đổi về quy định pháp luật liên quan như: quy định về quản lý chất lượng thi công, bảo trì công trình xây dựng; quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng; quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Đặc biệt, sự ra đời của Luật Đối tác công tư (PPP) và các Nghị định hướng dẫn, đến tháng 12/2020, Bộ GTVT hoàn thành công tác đấu thầu và công bố kết quả lựa chọn Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải là Nhà đầu tư thực hiện dự án.
Dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm là dự án đầu tiên trong lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông được tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước, sử dụng phần vốn góp Nhà nước (VGF) để đánh giá tài chính thương mại, được cập nhật quy định chuyển tiếp của Luật PPP và các Nghị định hướng dẫn trong quá trình đàm phán hợp đồng dự án. Dự án triển khai khắc phục các tồn tại của các dự án BOT trước đây như đảm bảo sự lựa chọn cho người sử dụng, mức phí dịch vụ sử dụng đường bộ được xác định ngay từ ban đầu sẽ làm giảm rủi ro cho nhà đầu tư và ngân hàng cung cấp tín dụng trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
Việc tổ chức đàm phán, ký hợp đồng thành công ngoài việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, còn mang ý nghĩa rất to lớn trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đang gặp nhiều khó khăn trong thời gian vừa qua; là tín hiệu tích cực đối với môi trường đầu tư PPP trong lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2021 - 2025 đặc biệt trong điều kiện nguồn vốn ngân sách Nhà nước còn nhiều khó khăn như hiện nay.
Đua tiến độ làm 200km cao tốc Dầu Giây - Liên Khương Lập dự án đầu tư từ năm 2008 nhưng nhiều năm qua, tuyến cao tốc dài 200km từ Dầu Giây- Đồng Nai lên Liên Khương - Lâm Đồng vẫn chưa thể triển khai. Sau khi tuyến Dầu Giây - Liên Khương hoàn thành sẽ khớp nối với tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn Phan Thiết - Dầu Giây đang triển khai xây...