Chính thức: Thế giới trải qua tháng 7 nóng chưa từng thấy trong lịch sử
Nhiệt độ tháng 7.2019 đạt mức cao nhất trên toàn cầu, theo số liệu của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ ( NOAA), công bố hôm 15.8.
Tháng 7 vừa qua là tháng nóng nhất trong lịch sử.
Theo SCMP, mức nhiệt độ trung bình toàn cầu tháng 7.2019 đã tăng 0,95 độ C với mức trung bình trong thế kỷ 20 và cao nhất kể từ khi con người có những thống kê đầu tiên vào năm 1880.
“Phần lớn khu vực trên Trái đất trải qua cái nóng chưa từng thấy vào tháng 7, khi nhiệt độ tăng lên một tầm cao mới trong tháng nóng nhất từng được ghi nhận. Hệ quả là lượng băng ở biển Bắc Cực và Nam Cực cũng giảm mạnh”, NOAA cho biết.
Công bố của NOAA xác nhận dữ liệu của cơ quan quản lý biến đổi khí hậu ở châu Âu, rằng tháng 7 là tháng nóng nhất lịch sử. Những cơn sóng nhiệt tràn qua châu Âu hồi tháng 7 đã nâng nhiệt độ ở một số nơi lên tới 45 độ C.
Video đang HOT
Ở Mỹ, 150 triệu người loay hoay tìm cách chống nóng, từ đồng bằng Trung Tây đến bờ biển Đại Tây Dương. Nắng nóng ở Mỹ trong tháng 7 cũng khiến 6 người thiệt mạng.
Mức nhiệt độ cao kỷ lục trong tháng 7 là do hoạt động của El Nino và những hệ quả ngày càng sâu rộng của việc Trái đất ấm lên.
Bang Alaska lạnh nhất của Mỹ là một trong những nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của nắng nóng. Nhiệt độ trong tháng 7 đã tăng cao kỷ lục kể từ năm 2015, khiến băng trên biển tan chảy hoàn toàn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump năm 2017 đã rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Hiệp định đặt mức nhiệt độ trong thế kỷ này chỉ tăng dưới 2 độ C, bởi nếu cao hơn sẽ dẫn đến nhiều tai họa sâu rộng.
Trong một báo cáo khác, NOAA nhấn mạnh rằng biến đổi khí hậu “tác động đến môi trường tự nhiên, nông nghiệp, năng lượng, giao thông, sức khỏe con người và hoạt động sản xuất trên khắp nước Mỹ”.
Theo Danviet
Bang lạnh nhất Mỹ nóng kỷ lục, băng trên biển tan chảy hoàn toàn
Khu vực bang Alaska của Mỹ mới trải qua đợt nắng nóng nhất trong 125 năm qua, khiến lớp băng trên biển biến mất hoàn toàn, tiềm ẩn nguy cơ gây ra thảm họa.
Alaska là bang lạnh nhất của Mỹ nhưng trải qua đợt nắng nóng kỷ lục.
Theo Guardian, Alaska đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục trong tháng 7, khiến băng trên biển, trong phạm vi 240 km ngoài khơi, tan chảy hoàn toàn.
Ước tính trước đây cho thấy, có 75.000 km2 ở Alaska được bao phủ hoàn toàn bằng các dòng sông băng. Hiện tượng băng tan còn gây ảnh hưởng đến cả vùng biển xung quanh Alaska.
Nhiệt độ trung bình trong tháng 7 của Alaska là 14,5 độ C, cao hơn 0,5 độ so với mức kỷ lục năm 2004. Ở nhiều thành phố, thị trấn thuộc Alaska, mức nhiệt độ ghi nhận cao kỷ lục trong 125 năm.
Walt Meier, nhà nghiên cứu khoa học cao cấp tại Trung tâm Dữ liệu Băng Tuyết Mỹ, nói nguyên nhân là do tình trạng ấm lên kéo dài tại Bắc Cực, khiến sau mỗi năm, nhiệt độ ở khu vực lại nhích thêm một chút.
Việc băng tan chảy ở Alaska được dự báo sẽ đẩy nhanh tốc độ nóng lên của Bắc Cực và toàn cầu. Lớp băng đóng vai trò phản chiếu lại lượng nhiệt tác động đến môi trường.
Khi lớp băng biến mất, đại dương sẽ hấp thụ năng lượng nhiều hơn, có thể nhấn chìm bất kỳ thành phố ven biển nào nếu hiện tượng băng tan ngày càng trở nên tồi tệ.
"Chúng ta đang chứng kiến hết kỷ lục này đến kỷ lục khác", nhà khoa học khí hậu, Marco Tedesco ở Đại học Columbia, nói. "Tình trạng băng tan hiện nay nhanh hơn 30-40 năm so với những dự đoán trước đây. Hậu quả cũng tồi tệ hơn nhưng rất khó đoán".
Theo Danviet
Iran từng là đồng minh thân cận bậc nhất của Mỹ thế nào, trở thành kẻ thù ra sao? Iran từng là quốc gia quân chủ chuyên chế thân Mỹ, giống như các quốc gia Trung Đông ngày nay, nhưng những bất ổn xã hội sâu sắc đã khởi nguồn cuộc Cách mạng Hồi giáo, dẫn đến hơn 4 thập kỷ đối đầu Mỹ-Iran. Mỹ và Iran từng là đồng minh thân cận ở Trung Đông. Iran từng là mái nhà của...