Chính thức phát động Chương trình Danh hiệu Sao Khuê 2019
Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (Vinasa) đã chính thức phát động Chương trình Danh hiệu Sao Khuê 2019 – Danh hiệu uy tín và danh giá của ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam.
Trải qua 15 năm tổ chức, Chương trình đã vinh danh và trao Danh hiệu cho 530 sản phẩm, giải pháp phần mềm và dịch vụ CNTT xuất sắc của các doanh nghiệp Việt Nam. Các sản phẩm, dịch vụ đạt Danh hiệu Sao Khuê luôn có chất lượng cao, hiệu quả vượt trội, chiếm ưu thế cạnh tranh trên thị trường, góp phần thúc đẩy ứng dụng CNTT Việt Nam phát triển với nhiều thành tựu lớn.
Chương trình Danh hiệu Sao Khuê 2018
Được biết, năm 2019 cũng sẽ là năm đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức Giải thưởng Công nghệ thông tin và Truyền thông khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (Giải thưởng APICTA), vì vậy Chương trình Danh hiệu Sao Khuê cũng sẽ có những đổi mới quan trọng trong việc đánh giá và bình chọn, cụ thể như các doanh nghiệp sẽ có 25 phút thuyết trình và bảo vệ sản phẩm, dịch vụ, giải pháp, hội đồng giám khảo sẽ chấm điểm trực tiếp theo bảng tiêu chí xây dựng theo Giải thưởng APICTA.
Các hạng mục của Danh hiệu cũng được bổ sung cho phù hợp với các hạng mục của Giải thưởng APICTA, trong đó bổ sung thêm các sản phẩm giải pháp của các doanh nghiệp Start-up.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA, Trưởng Ban Tổ chức chương trình chia sẻ, Danh hiệu Sao Khuê trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sẽ nắm vai trò tiên phong trong thúc đẩy chuyển đổi số. Sự thay đổi trong công tác tổ chức, đánh giá, mở rộng các hạng mục, thay đổi trong phương thức tổ chức, triển khai… đặc biệt là việc mở rộng thêm mảng Startup, công nghệ và liên thông với giải thưởng quốc tế uy tín APICTA sẽ góp phần giúp Việt Nam có vị thế ngày càng cao hơn trên bản đồ công nghệ thế giới.
Công tác nộp hồ sơ cũng được tinh giản, gọn nhẹ hơn thông qua việc nộp hồ sơ trực tuyến thông qua hệ thống đăng ký online. Theo kế hoạch, các doanh nghiệp có thể đăng ký các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp tham gia Chương trình từ nay đến hết ngày 5/3/2019. Công tác bình chọn sẽ diễn ra trong tháng 3/2019. Lễ công bố và trao Danh hiệu Sao Khuê lần thứ 16 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào cuối tháng 4/2019.
Video đang HOT
Theo thuonghieuvaphapluat
Chấm dứt quá tải học hành với chương trình giáo dục phổ thông mới?
Năm 2020 học sinh sẽ bắt đầu chương trình giáo dục phổ thông mới với hy vọng không lặp lại tình trạng quá tải hiện nay. GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, bằng việc giảm số môn, giảm kiến thức kinh viện, thay đổi đánh giá, thi cử, đổi mới phương pháp dạy học, chúng ta sẽ khắc phục được tình trạng quá tải hiện nay.
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, có 6 nguyên nhân dẫn đến quá tải học tập ở bậc phổ thông hiện nay.
Thứ nhất, nội dung giáo dục còn nặng về lí thuyết; nhiều nội dung không không thiết thực, vừa khó học, dễ quên, vừa không gây được hứng thú cho học sinh.
Thứ hai, phương pháp dạy học còn nặng về thuyết trình, không phát huy được tính tích cực của học sinh trong việc khám phá, thực hành.
Thứ ba, thời lượng học được phân bổ đồng loạt đối với tất cả các trường trong cả nước, nhiều khi chưa tương thích với nội dung học tập. Giáo viên không được quyền chủ động bố trí thời lượng dạy học phù hợp với học sinh và điều kiện thực tế của lớp mình.
Quá tải ở bậc học phổ thông đang gây áp lực lớn lên hàng triệu học sinh
Thứ tư, học sinh phải đối phó với nhiều kỳ thi, đặc biệt là thi chuyển cấp và thi tốt nghiệp THPT, do đó phải học nhiều.
Thứ năm, hiện tượng dạy thêm học thêm tràn lan chiếm thời gian nghỉ ngơi, khiến học sinh căng thẳng và mệt mỏi.
Thứ sáu, do mong muốn quá nhiều ở con và do áp lực cạnh tranh, nhiều bậc cha mẹ bắt con tham gia quá nhiều chương trình học tập ngoài nhà trường.
Nhằm khắc phục những nguyên nhân này, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới đã đưa ra các giải pháp nhằm giảm tải, bớt áp lực học hành cho học sinh.
Đầu tiên là giảm số môn học và hoạt động giáo dục. Nhờ thực hiện dạy học tích hợp và sắp xếp lại kế hoạch giáo dục ở các cấp học, chương trình GDPT mới giảm được số môn so với chương trình hiện hành.
Theo chương trình tiểu học mới, lớp 1 và lớp 2 có 7 môn học; lớp 3 có 9 môn học; lớp 4 và lớp 5 có 10 môn học. Trong chương trình hiện hành, lớp 1, lớp 2 và lớp 3 có 10 môn học; lớp 4 và lớp 5 có 11 môn học.
Chương trình mới của các lớp trung học cơ sở đều có 12 môn học. Trong chương trình hiện hành, lớp 6 và lớp 7 có 16 môn học; lớp 8 và lớp 9 có 17 môn học.
Chương trình mới của các lớp trung học phổ thông đều có 12 môn học. Trong chương trình hiện hành, lớp 10 và lớp 11 có 16 môn học; lớp 12 có 17 môn học.
Ngoài ra, GS Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh vào việc giảm kiến thức kinh viện, không phù hợp và không thiết thực đối với học sinh.
"Chương trình GDPT mới là một chương trình mở, tạo điều kiện cho học sinh được lựa chọn nội dung học tập và môn học phù hợp với nguyện vọng, sở trường của mình. Được chọn những nội dung học tập phù hợp với nguyện vọng, sở trường, học sinh sẽ không bị ức chế, dẫn tới quá tải, mà ngược lại, sẽ học tập hào hứng, hiệu quả hơn"- GS Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ.
Ngoài ra, chương trình GDPT mới triệt để thực hiện phương pháp dạy học tích cực. Theo đó, học sinh được chọn những nội dung học tập (ở cả ba cấp học) và môn học (ở cấp trung học phổ thông) phù hợp với nguyện vọng, sở trường, học sinh sẽ không bị ức chế, dẫn tới quá tải, mà ngược lại, sẽ học tập hào hứng, hiệu quả hơn.
Thầy cô giáo được giao quyền chủ động phân bổ thời gian dạy học và lựa chọn phương pháp phù hợp với mỗi nội dung, đối tượng và hoàn cảnh cụ thể. GS Thuyết cho rằng đây cũng là những yếu tố quan trọng để giảm tải chương trình.
Một yếu tố quan trọng giúp giảm tải, theo GS Nguyễn Minh Thuyết, chính là việc đổi mới đánh giá, thi cử.
"Để thực hiện Chương trình GDPT mới, từ phương thức đánh giá đến nội dung đánh giá, hình thức công bố kết quả đánh giá sẽ có những cải tiến nhằm bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng cấp học, không gây áp lực lên học sinh.
Đặc biệt việc thi cử sẽ hướng đến nhẹ nhàng, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà nước, gia đình học sinh và xã hội"- GS Thuyết khẳng định.
Theo anninhthudo
Học sinh giảm tải, giáo viên có bị tăng tải? Tại buổi họp báo công bố chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) được Bộ GD&ĐT tổ chức chiều 27/12, có rất nhiều vấn đề được các cơ quan báo chí quan tâm. Trong đó, có giảm tải cho học sinh ở chương trình mới, đội ngũ giáo viên sẽ được chuẩn bị như thế nào để đáp ứng được yêu cầu của...