Chính thức khai mạc Hội nghị Bộ trưởng APEC tại Philippines
Theo hãng Kyodo, ngày 16/11, bộ trưởng các nước thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã bắt đầu hội nghị kéo dài 2 ngày tại thủ đô Manila của Philippines.
Quang cảnh hội nghị APEC tại Philippines tháng 5/2015. (Nguồn: APEC Philippines 2015)
Hội nghị nhằm thảo luận về hợp tác chống khủng bố sau khi xảy ra các vụ tấn công ở thủ đô Paris, Pháp hôm 13/11, và sáng kiến thương mại tự do quy mô khu vực sau khi đạt được Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Một nguồn tin APEC cho hay, 21 nền kinh tế thành viên diễn đàn này đang xem xét cùng bày tỏ phản ứng chung về các vụ tấn công khủng bố mới nhất trong một tuyên bố của lãnh đạo APEC dự kiến được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh từ ngày 18-19/11.
Theo các quan chức, các hội nghị ở Manila cũng sẽ tập trung vào cách thức 21 nền kinh tế này có thể phối hợp nhằm hướng tới mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tư do APEC (hay còn gọi là Khu vực thương mại tư do châu Á-Thái Bình Dương đầy tham vọng, viết tắt là FTAAP) phù hợp với TPP mà 12 nước thành viên diễn dàn này đạt được.
Video đang HOT
Theo nguồn tin, dự án FTAAP sẽ hoàn thành trước cuối năm 2016.
Theo tin tức trên truyền thông Pháp, đến nay số người thiệt mạng trong các vụ tấn công khủng bố ở Paris đêm 13/11 đã lên tới 132, trong khi có 349 người bị thương./.
Theo Vietnam
Khai mạc Hội nghị tham vấn cấp bộ trưởng chuẩn bị cho COP21
Hội nghị tham vấn không chính thức cấp bộ trưởng chuẩn bị cho Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) đã khai mạc chiều 8/11 tại Paris.
Hội nghị tham vấn không chính thức cấp bộ trưởng chuẩn bị cho Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) đã khai mạc chiều 8/11 tại Paris với sự tham dự của hơn 60 bộ trưởng Môi trường và Năng lượng đến từ nhiều nước thuộc các châu lục khác nhau trên thế giới, dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius, Chủ tịch Hội nghị COP21 và Bộ trưởng Môi trường Peru, Manuel Pulgar-Vidal, Chủ tịch Hội nghị COP20. Diễn ra vào thời điểm cách Hội nghị COP21 ba tuần, vì thế Hội nghị tham vấn cấp bộ trưởng còn được gọi "Hội nghị trù bị" hay cuộc "tổng duyệt" cho COP21.
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius đã nhắc lại chặng đường gian nan mà các nước đã vượt qua thông qua chuỗi các hội nghị được tổ chức trong năm 2015 kể từ khi Pháp nhận đăng cai hội nghị COP21.
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị tham vấn. Ảnh: Bích Hà/TTXVN
Theo ông Laurent Fabius, trong "cuộc chạy marathon" đó, nhờ những nỗ lực ngoại giao, các nước đã đạt được nhận thức chung rằng việc kiểm soát khí thải gây hiệu ứng nhà kính là một thách thức lâu dài đòi hỏi phải hành động nhiều hơn nữa trong một "cơ chế tăng cường" để có thể giữ nhiệt độ Trái Đất từ nay đến năm 2100 chỉ tăng tối đa 2C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Ông cũng cho biết tại các cuộc đàm phán trong tháng 10 vừa qua ở Bonn (Đức), mặc dù quan điểm giữa các bên còn nhiều khác biệt nhưng nhìn chung các nước đã thống nhất được một văn kiện phác thảo nội dung chính cho thỏa thuận mang tính phổ quát về khí hậu sẽ được thông qua tại Hội nghị COP21.
Hội nghị tham vấn lần này không đặt ra vấn đề là các đại biểu xem xét lại văn bản nói trên nhưng yêu cầu các đại biểu nắm bắt kỹ các nội dung của văn bản để hiểu rõ hơn những thách thức, các vấn đề chưa đạt được sự nhất trí cũng như các vấn đề đã đạt được sự đồng thuận, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm đạt được một thỏa thuận công bằng và đầy tham vọng tại Paris.
Sau phiên họp toàn thể, ngay trong buổi chiều 8/11, các đại biểu được chia thành bốn nhóm để thảo luận về bốn chủ đề: tham vọng của thỏa thuận, sự bình đẳng về trách nhiệm đóng góp, các hành động từ nay đến năm 2020, đóng góp tài chính sau năm 2020. Mỗi nhóm có hai đồng chủ tịch gồm một bộ trưởng đại diện cho các nước phương Bắc và một bộ trưởng đại diện cho các nước phương Nam.
Quang cảnh Hội nghị tham vấn về khí hậu tại Paris. Ảnh: Bích Hà/TTXVN
Liên quan đến mức độ tham vọng của thỏa thuận, các đại biểu đã đề cập đến hai khía cạnh cụ thể gồm mục tiêu dài hạn và cơ chế kiểm điểm, vốn là một khái niệm để ngỏ. Tuy nhiên, nhân chuyến thăm Trung Quốc trong các ngày 2 và 3/11 vừa qua, Tổng thống Pháp Franois Hollande và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bày tỏ quan điểm ủng hộ việc triển khai cơ chế giám sát nhằm "đánh giá toàn diện 5 năm một lần những tiến bộ đạt được" trong chống biến đổi khí hậu. Đây là một điểm rất quan trọng làm cơ sở cho các cuộc đàm phán đa phương về vấn đề này. Về mục tiêu dài hạn, vào ngày 30/10, 155 nước cũng đã công bố cam kết giảm khí phát thải nhà kính của mình. Căn cứ vào cam kết quốc gia đó, các cơ quan chức năng của Liên hợp quốc đã đánh giá mức cam kết đó dẫn đến sự nóng lên toàn cầu gần 3C vào năm 2100. So với mục tiêu đề ra, nỗ lực này là chưa đủ và cần phải được nâng cao hơn nữa để có thể sử dụng làm "bàn đạp" cho những mục tiêu trong tương lai.
Sự bình đẳng giữa các nước phát triển, mới nổi và các nước nghèo về trách nhiệm đóng góp trong nỗ lực chống lại sự nóng lên của Trái Đất là vấn đề được quan tâm đặc biệt và hiện đang là rào cản lớn nhất đối với một thỏa thuận khí hậu toàn cầu tại Paris. Quan điểm các bên còn nhiều khác biệt về vai trò cũng như chi phí mà từng nước phải bỏ ra để thực hiện các mục tiêu đề ra. Đối với nhiều nước phương Nam, số tiền dự kiến 100 tỷ USD mà các nước công nghiệp cam kết đóng góp hàng năm để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi mô hình năng lượng và ứng phó với vấn đề biển đổi khí hậu hiện vẫn chỉ là những lời hứa.
Với tất cả các gai góc trên đây, khoảng thời gian 3 ngày từ 8-10/11 của Hội nghị tham vấn cấp bộ trưởng không phải là nhiều để các đại biểu có thể đạt được một sự thỏa hiệp. Mặc dù vậy, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp vẫn bày tỏ tin tưởng rằng các nước tiếp tục thể hiện quyết tâm chính trị cũng như tinh thần trách nhiệm nhằm đạt được sự nhất trí. Quan điểm thống nhất đó sẽ là cơ sở cho việc đạt được một thỏa thuận khí hậu tham vọng và mang tính ràng buộc pháp lý tại COP21.
Theo Báo Tin tức
Bộ trưởng quốc phòng ASEAN bất đồng trong tuyên bố chung Bộ trưởng quốc phòng của 10 nước thành viên ASEAN và các nước quan sát viên đến từ Trung Quốc và Mỹ đã không đạt được tuyên bố chung sau cuộc họp tại Kuala Lumpur. Ngoài các bộ trưởng quốc phòng của ASEAN, hội nghị có sự tham gia của 8 quốc gia quan sát viên, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và...