Chính thức đặt lộ trình áp hệ số rủi ro tín dụng cao với các khoản vay tiêu dùng giá trị lớn
Các khoản phải đòi đối với cá nhân phục vụ đời sống mà tổng số tiền thỏa thuận cho vay tại các hợp đồng tín dụng của khách hàng đó từ 4 tỷ đồng trở lên sẽ bị áp hệ số rủi ro cao.
Ảnh minh họa.
Như BizLIVE đề cập ở bản tin trước, Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, Thông tư quy định, từng ngân hàng phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ cũng như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất ở mức 9%.
Trong đó, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định bởi công thức Vốn tự có/tổng tài sản Có rủi ro *100%.
Đặc biệt, theo phân nhóm và xác định tài sản có rủi ro, các khoản phải đòi được đảm bảo toàn bộ bằng nhà ở (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất của bên vay và đáp ứng một trong các điều kiện sau sẽ có hệ số rủi ro 50%.
Các điều kiện bao gồm, (i) Là khoản cho vay để phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước quý định hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Video đang HOT
(ii) Là khoản cho vay cá nhân để khách hàng mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ.
(iii) Là khoản cho vay cá nhân để khách hàng mua nhà ở mà số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay tại hợp đồng tín dụng dưới 1,5 tỷ đồng. Mỗi khách hàng chỉ được áp dụng hệ số rủi ro này cho 1 khoản vay.
Đáng chú ý, các khoản phải đòi đối với cá nhân phục vụ đời sống mà tổng số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay tại các hợp đồng tín dụng của khách hàng đó từ 4 tỷ đồng trở lên (sau khi trừ đi khoản phải đòi của khách hàng đó đã áp dụng hệ số rủi ro 50%) sẽ bị áp hệ số rủi ro 120%, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2020 và sau đó sẽ nânng lên 150% kể từ ngày 01/01/2021.
Các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản bị áp hệ số rủi ro 200%.
TRẦN THÚY
Theo Bizlive.vn
Ngân hàng tư nhân nhận 'quà lớn' từ Ngân hàng Nhà nước
Từ ngày 1/1/2020, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) tối đa ở mức 85%. Như vậy, Ngân hàng Nhà nước đã "siết" tỷ lệ này đối với các ngân hàng thương mại nhà nước (hiên ở mức 90%), trong khi lại nới cho các ngân hàng thương mại tư nhân (hiện ở mức 80%).
Ngân hàng tư nhân nhận 'quà lớn' từ Ngân hàng Nhà nước (Nguồn ảnh: Zing)
Ngân hàng Nhà nước mới đây đã ban hành Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đó, từ ngày 1/1/2020 (ngày thông tư chính thức có hiệu lực), tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) tối đa ở mức 85%.
Hiện theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN, LDR tối đa của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước là 90%; ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài là 80%.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước đã "siết" tỷ lệ này đối với các ngân hàng thương mại nhà nước, trong khi lại nới cho các ngân hàng thương mại tư nhân.
LDR tăng lên giúp các ngân hàng tư nhân có thêm dư địa để giảm chi phí vốn thông qua việc giảm đà tăng tổng tiền gửi. Ngược lại, dư địa giảm chi phí vốn của các ngân hàng thương mại nhà nước.
Bên cạnh việc điều chỉnh LDR, Thông tư 22 cũng quy định lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn.
Theo đó, giai đoạn 1/1/2020 - 30/9/2020, tỷ lệ này là 40%. Một năm tiếp theo là 37%. Một năm tiếp theo nữa là 34%. Đến ngày 1/10/2022 là 30%.
Một nội dung khác cũng rất đáng chú ý là Ngân hàng Nhà nước chính thức đặt lộ trình áp hệ số rủi ro tín dụng cao với các khoản vay tiêu dùng giá trị lớn.
Cụ thể, các khoản phải đòi đối với cá nhân phục vụ đời sống mà tổng số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay tại các hợp đồng tín dụng của khách hàng đó từ 4 tỷ đồng trở lên (sau khi trừ đi khoản phải đòi của khách hàng đó đã áp dụng hệ số rủi ro 50%) sẽ bị áp hệ số rủi ro 120%, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 31/12/2020.
Hệ số này sẽ được nâng lên 150% kể từ ngày 1/1/2021.
Ngoài ra, liên quan đến quy định về vốn điều lệ, Ngân hàng Nhà nước cũng quy định rõ giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp của ngân hàng được xác định bằng vốn điều lệ, vốn được cấp và thặng dư vốn cổ phần cộng (trừ) lợi nhuận lũy kế chưa phân phối (lỗ lũy kế chưa xử lý) được phản ánh trên sổ sách kế toán.
Thông tư nhấn mạnh, tùy theo mức độ giảm giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp so với mức vốn pháp định, Ngân hàng Nhà nước quyết định cụ thể các biện pháp xử lý đối với từng ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các biện pháp cụ thể bao gồm các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Ngân hàng Nhà nước khi giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp giảm xuống dưới 80% của mức vốn pháp định.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng có thể sẽ áp dụng các biện pháp cơ cấu lại theo quy định của pháp luật, thu hồi giấy phép đối với ngân hàng nếu có giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp thấp dưới 50% mức vốn pháp định, hoặc giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp thấp hơn mức vốn pháp định liên tục trong thời gian 6 tháng mặc dù đã có phương án xử lý.
Được biết, mức vốn pháp định đối với ngân hàng thương mại là 3.000 tỷ đồng.
Minh Tâm
Theo vietnamfinance.vn
Bộ Tài chính khuyến nghị không nên đầu tư Trái phiếu doanh nghiệp chỉ vì lãi suất cao Trước sự phát triển của thị trường Trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), Bộ Tài chính đã khuyến nghị các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân không nên mua TPDN chỉ vì lãi suất cao. Bộ Tài chính đã khuyến nghị cẩn trọng trước sức hút của lãi suất TPDN (Nguồn: Internet) 2 năm trở lại đây, thị trường...