Chính thức có thông tư hướng dẫn cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư 21/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 101/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
Ảnh Internet
Theo đó việc lập hồ sơ đề xuất đăng ký tham gia làm chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư chỉ áp dụng đối với trường hợp lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 101/2015/NĐ-CP.
Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có đủ điều kiện và năng lực làm chủ đầu tư dự án theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về kinh doanh bất động sản nếu có nhu cầu tham gia làm chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì phải chuẩn bị hồ sơ đề xuất đăng ký tham gia làm chủ đầu tư dự án theo quy định để lấy ý kiến của các chủ sở hữu nhà chung cư.
Hồ sơ đề xuất đăng ký tham gia làm chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư gồm: Đơn đăng ký tham gia làm chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; Giấy tờ chứng minh vốn pháp định theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản, chứng minh vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật kinh doanh đất đai; Phương án đề xuất thực hiện dự án, bao gồm các nội dung về phương án sơ bộ thiết kế và quy hoạch tổng mặt bằng của dự án; các chỉ tiêu quy hoạch cơ bản gồm hệ số sử dụng đất, chiều cao trung bình, tổng số lượng căn hộ; các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu của dự án; phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giải pháp tài chính, giải pháp huy động vốn để thực hiện dự án; dự kiến tiến độ thực hiện dự án; các đề xuất khác có liên quan.
Video đang HOT
Về nguyên tắc thực hiện bố trí nhà ở tái định cư, Thông tư nêu rõ, việc bố trí nhà ở tái định cư phải được thực hiện thông qua hợp đồng theo quy định; Việc ký kết hợp đồng để bố trí nhà ở tái định cư phải căn cứ vào phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Ký kết hợp đồng để bố trí nhà ở tái định cư
Thông tư nêu rõ, trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư bị phá dỡ không có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì việc ký kết hợp đồng thuê, thuê mua, mua bán nhà ở để bố trí tái định cư được thực hiện như sau: Đối với nhà ở có sẵn thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.
Đối với nhà ở hình thành trong tương lai thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 76/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản.
Trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư bị phá dỡ có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì việc ký kết hợp đồng thuê, thuê mua, mua bán nhà ở để bố trí tái định cư được thực hiện như sau: Trường hợp được bồi thường bằng nhà ở và bố trí tái định cư tại chỗ thì chủ sở hữu nhà chung cư bị phá dỡ ký hợp đồng với chủ đầu tư hoặc đơn vị được giao bố trí tái định cư; Trường hợp được bố trí tái định cư theo hình thức cho thuê nhà ở thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 99/2015/NĐ-CP; Trường hợp chủ sở hữu được bố trí tái định cư thuộc diện được mua thêm căn hộ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định số 101/2015/NĐ-CP thì việc ký kết hợp đồng mua bán căn hộ mua thêm đối với nhà ở hình thành trong tương lai thực hiện theo quy định tại Nghị định 76/2015/NĐ-CP, đối với nhà ở có sẵn thực hiện theo quy định tại Nghị định số 99/2015/NĐ-CP.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
5 lưu ý pháp lý khi mua nhà chung cư
Do đó, khi giao dịch mua căn hộ, để hạn chế phần nào các rủi ro có thể phát sinh, người mua cần lưu ý một số vấn đề pháp lý như sau:
Một là, cần tìm hiểu kỹ về trình trạng dự án cũng như về năng lực của chủ đầu tư. Chung cư đó đã hoàn tất xây dựng và xin cấp phép xây dựng đầy đủ hay chưa, khu vực của chung cư có nằm trong quy hoạch hay không...
Một số loại giấy tờ mà người mua cần kiểm tra, đó là: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chủ đầu tư, giấy phép đầu tư, giấy phép xây dựng, sổ đỏ khu đất,...
Hai là, người mua chung cư cần lưu ý đặc biệt đến bản thảo hợp đồng mua bán căn hộ chung cư, đảm bảo rằng các điều khoản trong hợp đồng là đủ chặt chẽ và ràng buộc trách nhiệm của bên bán.
Ba là, bên mua cần thẩm định và quan tâm đến các thỏa thuận về các khoản chi phí khác ngoài tiền mua nhà và các khoản chi trong tương lai. Chẳng hạn như chi phí quản lý chung cư, phí dịch vụ bảo vệ, phí giữ xe, phí bảo trì, mức giá cung ứng điện, nước,...
Bốn là, bên bán phải có nghĩa vụ bảo hành nhà ở chung cư cho bên mua trong thời hạn tối thiểu là 60 tháng kể từ ngày hoàn thành xây dựng và nghiệm thu đưa vào xây dựng.
Nội dung bảo hành bao gồm sửa chữa, khắc phục các hư hỏng liên quan đến các bộ phận nhà ở (sàn, tường, trần, cầu thang bộ...) và cả những hệ thống phục vụ sinh hoạt (điện, nước...).
Năm là, hợp đồng mua bán nhà chung cư phải có công chứng hoặc chứng thực thì mới có giá trị pháp lý. Còn trong trường hợp mua bán nhà chung cư với chủ đầu tư thì hợp đồng không nhất thiết phải qua công chứng.
Tuy nhiên, người mua nhà vẫn có quyền yêu cầu công chứng hoặc lập vi bằng (một hình thức chứng thực được thực hiện bởi đơn vị thừa phát lại) đối với hợp đồng này để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình.
Theo LS. NGUYỄN VĂN LỘC (DNSG)
Thủ tướng đồng ý lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội 4,8%/năm Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định về lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể, lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các đối tượng quy định tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày...