Chính thức có thêm hãng hàng không Vietravel Airlines
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH hàng không lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines). Dự kiến, ngay trong năm nay Vietravel Airlines sẽ khai thác các chuyến bay thương mại đầu tiên.
Hình ảnh máy bay của Vietravel Airlines được rò rỉ gần đây.
Bộ GTVT vừa ký quyết định cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Vietravel Airlines, trên cơ sở được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không lữ hành Việt Nam.
Vietravel Airlines dự kiến khai thác tàu bay A320, A321 hoặc B737 với số lượng 3 chiếc trong năm đầu tiên. Hãng có quy mô vốn đầu tư 700 tỷ đồng, thời gian hoạt động 50 năm.
Vietravel Airlines đặt trụ sở tại Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên – Huế), với định hướng bay thuê chuyến du lịch.
Số lượng máy bay khai thác của hãng này sẽ tang dần và đạt 8 chiếc vào năm thứ 5 khai thác.
Sau khi có giấy phép kinh doanh, Vietravel Airlines sẽ phải xin cấp Chứng chỉ nhà khai thác tàu bay (AOC) và triển khai các công tác cụ thể liên quan đến đảm bảo an toàn, an ninh, chất lượng dịch vụ để có thể cất cánh trước Tết Nguyên đán năm nay.
Như vậy, Vietravel Airlines sẽ tham gia cuộc cạnh tranh hàng không thương mại với các hãng khác đang hoạt động gồm: Vietnam Airlines, Vietjet, Pacific Airlines, Bamboo Airways.
Khôi phục đường bay đến Trung Quốc
Thủ tướng đồng ý khôi phục hoạt động vận chuyển hàng không giữa Việt Nam và Trung Quốc, giao các đơn vị nghiên cứu mở chuyến bay thương mại với các nước.
Video đang HOT
Ngày 12/7, Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống Covid-19 cuối tuần trước, trong đó nhấn mạnh tần suất chuyến bay, điều kiện vận chuyển hành khách giữa hai nước sẽ do nhà chức trách hàng không Việt Nam và Trung Quốc thống nhất. Đây là lần đầu tiên kể từ 1/4 Thủ tướng cho phép khôi phục đường bay quốc tế. Tuy nhiên, hiện chưa xác định chính xác ngày nào.
Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao, Giao thông Vận tải làm việc với các nước về tăng chuyến bay cứu hộ, mở chuyến bay thương mại giữa Việt Nam với các nước; tổ chức đón công dân Việt Nam tại các điểm trung chuyển lớn như Seoul, Tokyo, Đài Loan, Quảng Châu, Vientiane, Phnom Penh. Bộ Ngoại giao thông tin đến công dân Việt Nam ở nước ngoài về các điểm trung chuyển đón về nước.
Máy bay đỗ tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Quỳnh Trần
Chính phủ khẳng định tạo điều kiện đáp ứng tối đa nhu cầu nhập cảnh chính đáng và thiết thực của người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia, lưu học sinh nước ngoài. Việc nhập cảnh sẽ theo thứ tự ưu tiên, phù hợp với khả năng đáp ứng tiếp nhận, cách ly trong nước.
Trước mắt, Bộ Giao thông Vận tải, Ngoại giao, Y tế chỉ đạo Vietnam Airlines khẩn trương tổ chức đưa số công dân Việt Nam tại Guinea Xích đạo (Tây Phi) về nước sớm nhất. Hiện có hơn 200 công nhân làm việc ở đây và theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội một nửa trong số đó nhiễm nCoV.
Nhà ngoại giao, chuyên gia, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao, học sinh, sinh viên nước ngoài học tập được phép nhập cảnh Việt Nam. Chính phủ đồng ý cho người thân (cha, mẹ, vợ, chồng, con) của các nhà ngoại giao, chuyên gia, nhà đầu tư nhập cảnh. Nhà chức trách sẽ xét nghiệm nhanh, cách ly phù hợp với từng nhóm.
Việt Nam sẽ mở rộng thêm ít nhất 10.000 chỗ cách ly tập trung. TP Hà Nội, TP HCM và Bộ Văn hoá Thể thao Du lịch sẽ cung cấp danh sách cơ sở lưu trú được huy động làm cơ sở cách ly dân sự, kể cả dùng để cách ly chuyên gia, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao nhập cảnh. Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng việc mở tài khoản tiếp nhận kinh phí hỗ trợ cách ly tập trung.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường đại học có phương án tiếp nhận học sinh, sinh viên có nhu cầu về nước học tập; đón học sinh, sinh viên nước ngoài đến. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chỉ đạo đưa nhanh công dân đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và nhu cầu của các quốc gia, nhất là những nơi có kết quả chống Covid-19 tốt.
Theo báo cáo gửi Bộ Giao thông Vận tải cuối tháng 6, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất nghiên cứu khôi phục dần các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ đưa khách vào Việt Nam từ cuối tháng 7. Các đường bay quốc tế được mở theo mô hình "Di chuyển nội khối" hay "Travel bubble" như một số quốc gia đang áp dụng, và có thể mở đến quốc gia không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng 30 ngày liên tục.
Việt Nam đã trải qua 88 ngày không ghi nhận ca nhiễm nCoV trong cộng đồng. Hiện còn 22 bệnh nhân điều trị, trong đó 18 người dương tính. Thế giới ghi nhận khoảng 570.000 người chết trong khoảng 13 triệu ca nhiễm tại 213 quốc gia. Mỹ và Brazil là hai nước có số ca mắc và tử vong cao nhất.
Gia tăng lượng khách qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài Theo kế hoạch bay trong ngày 30/4, sản lượng các chuyến bay đạt 185 lượt chuyến; trong đó 126 lượt chuyến quốc nội và 59 lượt chuyến quốc tế. Khách tuân thủ giữ khoảng cách khi ngồi tại phòng chờ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. (Ảnh: TTXVN phát) Tối 30/4, đại diện lãnh đạo Cảng hàng không quốc tế Nội Bài...