Chính sách vươn tới ‘vị thế toàn cầu’ của ông Tập
Bài phát biểu tại một hội nghị ngoại giao gần đây của Tập Cận Bình cho thấy Trung Quốc đang theo đuổi chính sách ngoại giao mới nhằm vươn tới “vị thế toàn cầu” nhưng vẫn đảm bảo những lợi ích cốt lõi.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm New Zealand hôm 21/11. Ảnh: Reuters
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 29/11 tại một cuộc họp về ngoại giao cấp cao, trước hàng trăm quan chức đảng Cộng sản, tuyên bố, Bắc Kinh sẽ đối xử tốt với các láng giềng châu Á nhưng vẫn duy trì chính sách đối ngoại chủ động và đẩy mạnh hiện thực hóa ý tưởng về một Trung Quốc trẻ trung, năng động hơn trên trường quốc tế.
Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết tại hội nghị, những tuyên bố của Chủ tịch Tập có ý nghĩa như đường lối cho chính sách ngoại giao của Trung Quốc cả ở hiện tại và trong tương lai, gần giống với cách mà cố Chủ tịch Đặng Tiểu Bình đưa ra phương châm “ẩn mính kín đáo” trong những năm đầu thập niên 90.
Tuy nhiên, theo Dingding Chen từ Diplomat, khác biệt lớn nhất nằm ở chỗ ông Tập đang muốn thoát khỏi thế “ẩn mình”. Chủ tịch Tập nhấn mạnh vào yêu cầu phải trở nên chủ động và sáng tạo trong các vấn đề ngoại giao bởi nếu thiếu hai tính chất này Bắc Kinh sẽ không thể hiện thực hóa giấc mơ Trung Quốc và sách lược trẻ hóa dân tộc.
Giấc mơ Trung Quốc là một khái niệm mà Chủ tịch Tập thường xuyên sử dụng trong các bài phát biểu trước công chúng từ năm 2013 đến nay, nhấn mạnh cách mà Bắc Kinh sẽ tận dụng những tiềm lực vốn có để phát triển .
Vị thế toàn cầu
Theo New York Times, thông điệp gửi đi là Bắc Kinh mong muốn hợp tác thay vì đối đầu nhưng vẫn phải tập trung vào nhiệm vụ vươn tới “vị thế toàn cầu”. Nhận định này gần tương tự với một nhận định của Reuters cho rằng bình luận của ông Tập là dấu hiệu mới nhất cho thấy Trung Quốc đang áp dụng chính sách ngoại giao hòa hoãn hơn.
Video đang HOT
Những thay đổi trong chính sách đối ngoại được thể hiện rõ nét ở một loạt động thái ngoại giao mà ông Tập thực hiện suốt hai tháng trở lại đây như: làm chủ nhà tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC); gặp mặt Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Bắc Kinh hay tới thăm Australia, New Zealand và đảo quốc Fiji.
Bắc Kinh cũng mớicông bố thành lập ngân hàng đầu tư châu Á, chi hơn 40 tỷ USD cho dự án xây dựng Con đường Tơ lụa, nối Trung Quốc với châu Âu thông qua Trung Á.
Trong chuyến thăm Australia, ông Tập khẳng định Trung Quốc là một “gã khổng lồ” nhưng không phải là mối đe dọa.
Bên cạnh đó, Châu Á cũng trở thành một phần trọng yếu trong chiến lược ngoại giao của Bắc Kinh khi ông Tập tuyên bố Trung Quốc đang theo đuổi “một chính sách có tính hữu nghị, chân thành, toàn diện và cùng có lợi trong khu vực”, theo NYT.
Bài phát biểu của ông Tập cũng cho thấy cách mà Bắc Kinh đánh giá môi trường toàn cầu trong tương lai. Dựa theo xu thế dài hạn của chính trị thế giới, các lãnh đạo Trung Quốc đưa ra 5 phương hướng cụ thể: đa cực, toàn cầu hóa, hòa bình cùng phát triển, cải cách trong hệ thống quốc tế và sự thịnh vượng chung ở châu Á – Thái Bình Dương. Chính bởi tầm nhìn trên, Bắc Kinh tin rằng họ vẫn đang trong thời kỳ của những cơ hội mang tính chiến lược, có thể đem tới những lợi ích khổng lồ cho sự tăng trưởng toàn diện của Trung Quốc.
Vẫn cứng rắn về chủ quyền
Trong vài tháng gần đây, Trung Quốc thực hiện nhiều chiến lược ngoại giao khác nhau để né tránh hoặc sửa chữa những thiệt hại do sự hung hăng trong tranh chấp chủ quyền mang lại. Bài phát biểu tại hội nghị hôm 29/11 phần nào có thể coi như một dấu mốc trong chiến dịch mới này của Bắc Kinh, theo Rory Medcalf, giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế tại Viện Chính sách Quốc tế Lowy, Australia, đánh giá.
Trái ngược với nhận định trên, Dingding Chen lại cho rằng nếu dựa vào giọng điệu hòa hoãn của ông Tập và lý giải nó theo hướng Trung Quốc đang rút lui khỏi tranh chấp với các nước trong khu vực châu Á thì đó sẽ là một sai lầm lớn. Thay vào đó, bài phát biểu gửi đi thông điệp rằng ông Tập và các đồng sự sẽ không cúi đầu trước áp lực từ bên ngoài trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia. Đồng thời, cái mà người ta thường gọi là hành vi ngoại giao quyết đoán của Bắc Kinh sẽ tiếp tục được áp dụng.
Hơn nữa trong bài phát biểu, với một thái độ cương quyết, ông Tập cũng khẳng định Bắc Kinh sẽ “không bao giờ từ bỏ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình cũng như không cho phép lợi ích của Trung Quốc bị suy yếu”.
“Trên tất cả, bài phát biểu thể hiện rằng các lãnh đạo Trung Quốc hoàn toàn tin tưởng vào đường lối ngoại giao của mình”, Dingding Cheng bình luận. “Họ cho rằng Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn quan trọng trong quá trình trẻ hóa dân tộc vì thế cần thực hiện một chính sách ngoại giao mang cốt cách và đặc điểm của người Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ và đồng minh trong khu vực châu Á sẽ phải đối phó với một Trung Quốc mạnh mẽ hơn, tham vọng hơn và tự tin hơn”.
Ông Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một cuộc họp báo chung ở Bắc Kinh. Ảnh: Kyodo
Vũ Hoàng
Theo VNE
Báo Pháp: Trung Quốc thực hiện chính sách ngoại giao hai mặt
Kinh tế phát triển vượt bậc đã khiến vị thế của Trung Quốc ngày càng mạnh trên thế giới nhưng cách hành xử hai mặt của nước này khiến Bắc Kinh không xứng đáng với vị thế đang lên đó, tờ Le Monde của Pháp nhận định trong bài viết gần đây.
Trung Quốc phát triển về kinh tế nhưng lại gây quan ngại lớn về chính trị và ngoại giao.
Theo tờ Le Monde, bộ mặt thứ nhất của Trung Quốc là cho thế giới thấy rằng quốc gia này đã trở thành "một nhân tố quan trọng" trên các hồ sơ nổi cộm của thế giới, vươn lên so kè với Mỹ.
Cách đây 45 năm, Liên Xô và Trung Quốc là kẻ thủ của nhau, còn Mỹ là nước ở giữa. Khi đó, Mỹ đã đề nghị Liên Xô từ bỏ dự định sử dụng vũ khí nguyên tử trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Giờ đây, Trung Quốc đã "đảo ngược thế cờ" khi đổi vai trở thành quốc gia có khả năng làm trung gian hòa giải cho Mỹ và Nga.
Vị thế hòa giải đó của Bắc Kinh còn được thể hiện qua thỏa thuận cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã ký với Mỹ, bởi ai cũng biết một thỏa thuận môi trường toàn cầu sẽ không thể có được nếu thiếu sự tham gia của Mỹ và Trung Quốc, hai "ống khói" lớn nhất của thế giới.
Thế nhưng, ngược lại với bộ mặt tốt đẹp trên, tờ Le Monde cho rằng Trung Quốc cũng đang thể hiện một chính sách ngoại giao khác mang bản chất cứng rắn và hiếu chiến.
"Chính sách ngoại giao của Trung Quốc đã cho thấy nước này "lời nói không đi đôi với việc làm", tức là hành động cụ thể chưa tương xứng với vị thế đang lên trên trường quốc tế", tờ báo viết.
"Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với hầu hết các quốc gia ven biển Hoa Đông và Biển Đông", bài báo nêu dẫn chứng cho nhận định trên.
Cũng theo bài viết, Trung Quốc đã không chấp nhận ra Tòa án Công lý quốc tế vì "ỷ mạnh", muốn giải quyết tranh chấp trong "sân nhà", muốn đàm phán tay đôi với các nước nhỏ hơn và muốn khẳng định vị thế là "cường quốc số một châu Á".
Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thái độ thiếu hội nhập quốc tế trong hồ sơ tài chính và tiền tệ khi cố tình thao túng đồng nội tệ theo hướng có lợi cho nền kinh tế trong nước. Thời gian gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh ký kết hiệp định thanh toán trực tiếp bằng đồng nội tệ với các nước, đồng thời lập các quỹ và Ngân hàng phát triển cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) để đối trọng với thể chế tài chính khu vực và quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
"Chính sách ngoại giao của Trung Quốc là chính sách hai mặt. Trung Quốc vừa lớn tiếng tuyên bố hội nhập quốc tế, trong khi bản thân vẫn là một cường quốc kiêu căng chỉ biết có mình", tờ Le Monde kết luận.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Tướng Nga: Mỹ phải chịu trách nhiệm 2/3 số cuộc xung đột quân sự trên thế giới Sự can thiệp của Mỹ vào công việc nội bộ các nước trên khắp thế giới không mang lại hòa bình cũng như dân chủ. Tiêu chuẩn kép của Mỹ trong việc ủng hộ khủng bố đang tiếp tục gây bất ổn - Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov phát biểu tại một hội nghị các quốc gia Nam và Đông Nam...