Chính sách tiền tệ thời Covid-19: Dư địa cung tiền không còn nhiều

Theo dõi VGT trên

Nhận định mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 gây ra “rất nghiêm trọng”, Bộ Kế hoạch – Đầu tư đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế 2020 đều thấp xa so với mục tiêu 6,8% được Chính phủ và Quốc hội đề ra. Chính sách tiền tệ, tài khóa nên ra sao vào thời điểm này? ĐTTC trao đổi với ông NGUYỄN ĐỨC HÙNG LINH, Giám đốc Phân tích và tư vấn đầu tư khối khách hàng cá nhân (Công ty Chứng khoán SSI), về vấn đề này.

Chính sách tiền tệ thời Covid-19: Dư địa cung tiền không còn nhiều - Hình 1

Covid-19 là lý do để Chính phủ và NHNN tiếp tục thúc đẩy quá trình tái cơ cấu hệ thống NH. Ảnh: V.CHUNG

PHÓNG VIÊN: – Một số ý kiến cho rằng thời điểm này cần tiếp tục điều hành linh hoạt chính sách tài khóa, tiền tệ. Theo ông, “linh hoạt” ở đây nên được hiểu như thế nào?

Ông NGUYỄN ĐỨC HÙNG LINH: - Ở thời điểm hiện tại dư địa cho chính sách tài khóa và tiền tệ là có, đặc biệt là dư địa tài khóa. Trong năm 2019, số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại hệ thống ngân hàng thương mại ( NHTM) và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) rất lớn, có lúc tới gần 500.000 tỷ đồng, tương đương 8% GDP.

Đây là nghịch lý bởi Việt Nam đang trong giai đoạn cần đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng cho các thành phần kinh tế phát triển. Những rào cản về thủ tục pháp lý, các quy định pháp luật và có cả sự chậm trễ ở các cơ quan quản lý, là nguyên nhân khiến đầu tư công trong 2 năm qua chỉ đạt 50% so với kế hoạch.

Chính phủ và các cơ quan liên quan thời gian qua đã rất nỗ lực để khơi thông các vướng mắc này, nên khi Covid-19 nổ ra càng là lý do để thúc đẩy đầu tư công trong năm 2020. Bên cạnh giải ngân nhanh, chúng ta cũng cần sự minh bạch trong sử dụng vốn ngân sách để đảm bảo tăng hiệu quả và chống thất thoát.

Với chính sách tiền tệ, tôi cho rằng cần rất tỉnh táo để tiếp tục duy trì định hướng đã hình thành trong những năm qua. Đó là giữ tăng trưởng tín dụng ở mức vừa phải, hướng tín dụng đến các ngành nghề ưu tiên. Chính sách tiền tệ cần tập trung giảm lãi suất, vốn đã khởi động từ cuối năm 2019.

- Trong bối cảnh nền kinh tế chậm lại do ảnh hưởng của Covid-19, một số nước khu vực Đông Nam Á đã có động thái cắt giảm lãi suất. Theo ông Việt Nam nên làm gì?

- Chính phủ và NHNN đã phát tín hiệu giảm lãi suất trong năm 2019. Các lãi suất điều hành của NHNN như lãi suất OMO, tín phiếu đều đã giảm nhiều đợt. Lãi suất huy động thực tế ở các NHTM cũng đã bắt đầu giảm kể từ cuối năm 2019 khi Thủ tướng yêu cầu.

Định hướng giảm lãi suất là hoàn toàn hợp lý, khi lạm phát kỳ vọng đang giảm do giá hàng hóa toàn cầu giảm. Tuy nhiên, đà giảm này có thể chững lại trong ngắn hạn do lo ngại Covid-19 sẽ làm giảm xuất khẩu, ảnh hưởng tới nguồn cung ngoại tệ, từ đó ảnh hưởng tới nguồn cung tiền đồng và thanh khoản của hệ thống NH.

Video đang HOT

Các quy định chặt chẽ hơn của NHNN về các tỷ lệ an toàn vốn, cùng với sự tồn tại của nhóm NH nhỏ – nơi luôn đưa ra các lãi suất cao để cạnh tranh huy động – cũng là những lý do khiến lãi suất khó giảm. Các rào cản này không phải mới xuất hiện, Chính phủ và NHNN đều đã có những phương án xử lý, như điều tiết tăng trưởng tín dụng, kiểm soát các NH nhỏ. Covid-19 là lý do để Chính phủ và NHNN tiếp tục thúc đẩy quá trình tái cơ cấu hệ thống NH, hướng đến mục tiêu cuối cùng là giảm và giữ lãi suất ổn định ở mức thấp nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

- Theo ông, thời điểm này có cần tính đến phương án nới lỏng tiền tệ chưa?

Covid-19 là lý do để Chính phủ và NHNN tiếp tục thúc đẩy quá trình tái cơ cấu hệ thống NH, hướng đến mục tiêu cuối cùng là giảm và giữ lãi suất ổn định ở mức thấp nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

- Điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam rất khác các nước. Các công cụ lãi suất điều hành ít có tác động truyền dẫn đến thị trường. Yếu tố chịu tác động chính là cung tiền thực tế thông qua các kênh như mua bán ngoại tệ, tăng trưởng tín dụng, bơm/hút tiền trên thị trường mở.

Nới lỏng tiền tệ được hiểu là gia tăng cung tiền thông qua các kênh kể trên. Nếu nhìn lại, NHNN đã thực hiện nới lỏng một cách thận trọng trong cả năm 2019, khi mua vào lượng rất lớn ngoại tệ, trong khi chỉ hút ròng lượng khá ít trên thị trường mở.

Ở thời điểm hiện tại, kênh mua/bán ngoại tệ đã kém thuận lợi, đẩy nhanh tăng trưởng tín dụng cũng khó thực hiện do các NHTM vẫn đang gặp các trở ngại về tỷ lệ an toàn, thanh khoản. Trong khi đó, NHNN thể hiện rõ sự kiên định trong định hướng nâng cao chất lượng hệ thống NH.

Bởi vậy dư địa để nới lỏng tiền tệ bằng cung tiền không còn nhiều, trong khi giảm lãi suất, đặc biệt ở các lĩnh vực ưu tiên là việc cần làm lúc này.

- NHNN đã chỉ đạo các NHTM hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn, giảm lãi suất, giãn nợ. Theo ông, biện pháp như vậy đã hiệu quả và đủ mạnh?

- Chúng ta cần phải rất tỉnh táo khi sử dụng chính sách tiền tệ để hỗ trợ doanh nghiệp. Bản thân những khó khăn trên thương trường là cơ hội để thanh lọc doanh nghiệp, nên không phải cứ khó khăn các cơ quan nhà nước phải “giải cứu” đồng loạt.

Ngoài ra, những khó khăn này chỉ là ngắn hạn, sang nửa cuối năm các hoạt động kinh tế sẽ trở lại bình thường, thậm chí mạnh mẽ để bù lại thời gian đình đốn trước đó. Việc giãn nợ, nhất là với vốn lưu động là cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn trong ngắn hạn bởi ảnh hưởng trực tiếp từ Covid-19 và thị trường Trung Quốc. Những trường hợp khác cần rà soát kỹ lưỡng để tránh việc lợi dụng chính sách.

- Trong báo cáo thị trường tiền tệ tháng 2 mới đây, ông đánh giá chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra nới rộng, hiện ở mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, cho thấy tâm lý thận trọng trước rủi ro tỷ giá đang gia tăng. Ông có thể lý giải rõ hơn về điều này và dự báo ra sao về tỷ giá VNĐ/USD năm nay?

- Khi tỷ giá đứng trước khả năng biến động mạnh, các NHTM thường nới rộng khoảng cách giữa tỷ giá mua vào và bán ra, chênh lệch đó được coi là phần bù cho rủi ro tỷ giá gia tăng. Chịu áp lực quốc tế, tỷ giá VNĐ/USD từ đầu năm đến nay đã nhích tăng 0,3%, nhưng cũng chỉ tiệm cận về vùng tỷ giá tại cuối năm 2018.

Tỷ giá về cơ bản chỉ đang hồi lại sau khi giảm trong năm 2019. Dịch bệnh có thể khiến xuất khẩu giảm nhưng việc nhập khẩu hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng cũng đang chậm lại, nên cung – cầu ngoại tệ có thể không bị ảnh hưởng nhiều.

Nhìn về dài hạn, các công cụ hỗ trợ ổn định tỷ giá vẫn còn nhiều dư địa, vì vậy chưa có cơ sở để lo lắng về sự mất giá của VNĐ. Tôi cho rằng diễn biến tỷ giá năm 2020 sẽ vẫn trong tầm kiểm soát của cơ quan điều hành và tỷ giá nếu có điều chỉnh cũng chỉ dao động quanh mức 1%.

- Xin cảm ơn ông.

Ngọc Quang (thực hiện)

Theo saigondautu.vn

SSI: Chính sách tiền tệ đang dịch chuyển rõ nét hơn theo hướng hỗ trợ tăng trưởng

Chuyên gia SSI nhận định, chính sách tiền tệ của Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng hỗ trợ tăng trưởng một cách rõ nét hơn. Năm 2020, với dự báo lạm phát sẽ hạ nhiệt nhanh sau Tết nguyên đán, SSI cho rằng lãi suất huy động có thể tiếp tục được định hướng giảm tiếp 0,5%-1%, từ đó kéo giảm lãi suất cho vay.

SSI: Chính sách tiền tệ đang dịch chuyển rõ nét hơn theo hướng hỗ trợ tăng trưởng - Hình 1

SSI: Chính sách tiền tệ đang dịch chuyển rõ nét hơn theo hướng hỗ trợ tăng trưởng

Theo Báo cáo thị trường tài chính tiền tệ Việt nam tháng 11/2019 vừa được Công ty Chứng khoán SSI công bố, chuyên gia của SSI cho hay sau tín hiệu dừng hạ lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), làn sóng nới lỏng tiền tệ trên thế giới cũng có vẻ chững lại trong tháng 11, chỉ ghi nhận 10 ngân hàng trung ương (NHTW) giảm lãi suất trong tháng vừa qua trong đó có Trung Quốc, Thái Lan, Mexico; bằng một nửa so với số lượng NHTW cắt giảm lãi suất hàng tháng giai đoạn tháng 8-10/2019.

Tuy nhiên, theo SSI, xu hướng giảm lãi suất trở lên rõ nét hơn ở Việt Nam với các động thái mạnh mẽ từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hướng tới mục tiêu giảm ít nhất 0,5%/năm lãi suất cho vay trong năm 2020 mà Thủ tướng Chính phủ đã phát biểu trước Quốc hội.

Cụ thể, NHNN đã bơm ròng 103.176 tỷ đồng trên thị trường mở; giảm lãi suất mua kỳ hạn (OMO) từ 4,5%/năm xuống 4%/năm - bước giảm lớn nhất (0,5 điểm%) trong 5 năm trở lại đây, là lần giảm thứ 2 trong năm nay; tái khởi động lại kênh OMO sau gần 3 tháng không giao dịch; trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn và cho vay lĩnh vực ưu tiên đồng loạt hạ xuống thấp hơn 0,5%/năm so với mức cũ.

SSI nhìn nhận, các động thái trên đã có những tác động nhất định đến lãi suất huy động trên thị trường 1 (thị trường huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế, không bao gồm tổ chức tín dụng).

Ngoại trừ 4 ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước và một vài NHTM lớn, lãi suất huy động các kỳ hạn 1 đến dưới 6 tháng của hầu hết các NHTM trong những tháng gần đây đều đang ở mức 5,5%/năm nên khi trần lãi suất huy động giảm, một loạt các NHTM cũng điều chỉnh giảm lãi suất ở kỳ hạn này về mức 5%/năm theo "lệnh" từ NHNN.

Điểm đáng chú ý là các kỳ hạn dài hơn cũng đã bắt đầu giảm, rõ rệt nhất là ở nhóm các NHTM có thị phần nhỏ (giảm 0,2-0,3 điểm%), thu hẹp mức chênh lệch lãi suất với nhóm các NHTM lớn. Lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng dao động trong khoảng 4,1-5,0%/năm, từ 6 đến dưới 12 tháng trong khoảng 5,5-7,5%/năm và từ 12-13 tháng là 6,4-7,9%/năm.

Bên cạnh việc thể hiện quan điểm hỗ trợ tăng trưởng rõ ràng hơn, NHNN cũng đã ban hành Thông tư 22/2019/TT-NHNN về tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và Thông tư 18/2019/TT-NHNN quy định về cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính.

"Việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng tổng thể cùng với lộ trình siết chặt các quy định an toàn về vốn và tín dụng cho thấy quan điểm điều hành thận trọng của NHNN. Giảm lãi suất vẫn đang được cân đối với kiểm soát lạm phát, tỷ giá và sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng", chuyên gia của SSI đánh giá.

Phía SSI nhấn mạnh, trong tháng 12, cung cầu ngoại tệ vẫn thuận lợi nhưng do lạm phát nên lãi suất thị trường 1 sẽ khó giảm. Tuy nhiên, sang năm 2020, với dự báo lạm phát sẽ hạ nhiệt nhanh sau Tết nguyên đán, lãi suất huy động có thể tiếp tục được định hướng giảm tiếp 0,5%-1% từ đó kéo giảm lãi suất cho vay.

"Các kỳ hạn dài trên 12 tháng sẽ giảm chậm hơn do các quy định về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn và vẫn có sự phân hóa lãi suất giữa các nhóm NHTM lớn và nhỏ", SSI lưu ý.

Minh Tâm

Theo vietnamfinance.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bài tập tiếng Việt của học sinh tiểu học khiến nhiều phụ huynh "khóc không thành tiếng": Tại sao lại có thể khó đến vậy?
13:47:10 05/11/2024
Đoan Trang từng hủy hôn với tình cũ vào phút chót, trước khi lấy chồng Tây
12:53:15 05/11/2024
Lý do danh ca Hương Lan tát Hoài Linh: "Tôi bảo Hoài Linh, chị hai đánh cho em tỉnh lại"
13:31:40 05/11/2024
Trường Giang giảm 11kg: Ngoại hình khác lạ, chỉ ăn khoai lang và trứng
13:04:44 05/11/2024
Con nuôi Ngọc Sơn: "Tôi nhìn 10 tỷ cầm về, tự hỏi đây là tiền thật à"
15:01:57 05/11/2024
Giữa lúc Kỳ Duyên gặp sóng gió tại Miss Universe, Thiên Ân gây hoang mang vì 1 bài đăng
13:42:11 05/11/2024
Bữa tiệc sinh nhật khốn khổ của ông trùm Diddy bên trong trại giam
14:23:36 05/11/2024
Bức ảnh khoe lưng trần của cô dâu khiến tất cả phải hốt hoảng
13:51:06 05/11/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Những người có nguy cơ cao bị viêm khớp

Sức khỏe

17:49:26 05/11/2024
Viêm khớp là tình trạng rất phổ biến, đặc biệt ở những người trên 50 tuổi. Đây là căn bệnh gây tổn thương ở khớp (nơi hai xương gặp nhau). Một số khớp bị mòn tự nhiên khi con người già đi.

BXH Vua phá lưới Ngoại hạng Anh mới nhất: Haaland 'cô đơn' trên đỉnh

Sao thể thao

17:28:11 05/11/2024
BXH Vua phá lưới Ngoại hạng Anh 2024/2025 mới nhất: Erling Haaland đang là cầu thủ dẫn đầu với 11 bàn thắng sau 10 vòng đấu.

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 12: Kiên đột nhập kho sầu riêng quay bằng chứng

Phim việt

17:12:29 05/11/2024
Trong khi Linh và Nga diễn để làm nhiệm vụ giữ chân hai người này thì Kiên nhanh chóng đột nhập kho hàng để quay phim, chụp hình làm bằng chứng.

Hôm nay nấu gì: Bữa cơm 4 món bình dân nhưng ngon miệng, đủ dinh dưỡng

Ẩm thực

17:03:19 05/11/2024
Bữa cơm 4 món bình dân nhưng ngon miệng, đủ dinh dưỡng. Bữa cơm này sẽ khiến cả nhà thích thú vì các món ăn tuy đơn giản nhưng rất hấp dẫn.

Kỳ Duyên chễm chệ xuất hiện trên trang Miss Universe, cho đối thủ "hít khói" vì lượng tương tác khủng

Sao việt

16:58:49 05/11/2024
Sáng 5/11 (giờ Việt Nam), trang chủ Miss Universe với 14 triệu người theo dõi đã liên tiếp đăng tải các bộ ảnh của loạt thí sinh, trong số đó có Kỳ Duyên.

UNESCO xem xét công nhận kỹ thuật nấu rượu sake là di sản văn hóa phi vật thể

Thế giới

16:52:39 05/11/2024
Nếu được đăng ký, rượu sake của Nhật Bản sẽ tiếp bước các đồ uống có cồn nổi tiếng thế giới khác như rượu vang Georgia, văn hóa bia Bỉ, rượu rum Cuba... được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Hơn 180 triệu người xem ảnh mặt mộc của nữ diễn viên hạng A lúc đau ốm

Sao châu á

16:40:29 05/11/2024
Đệ nhất mỹ nữ Bắc Kinh khiến netizen không khỏi trầm trồ, xuýt xoa khi khoe mặt mộc đẹp không tỳ vết ở tuổi 36.

Vpop đón tân binh có mối duyên nợ với 2 Anh Trai, ra tận 8 MV debut khiến ai cũng trầm trồ!

Nhạc việt

15:53:09 05/11/2024
Tân binh làng nhạc có màn debut khủng với full album, 8 MV kèm theo và ekip hàng đầu thị trường đứng sau phần âm nhạc.

Thầy giáo áp dụng trend hot vào kiểm tra bài cũ, netizen xem xong "rén": Túi mù nhưng mà là mù mịt tương lai

Netizen

15:30:28 05/11/2024
Trào lưu chơi blindbox (hay còn gọi là túi mù) đang làm mưa làm gió trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Làm nên thành công của chiếc trend này đến từ yếu tố bất ngờ và niềm vui

Phương Ly đi xem pickleball cùng bạn trai nhưng soi outfit toàn thấy hình bóng crush!

Phong cách sao

15:03:06 05/11/2024
Điểm sơ qua bộ cánh tuy tối giản của Phương Ly có thể thấy sương sương ít nhất 4 món đồ có liên quan đến G-Dragon từ trực tiếp đến gián tiếp, chính là biểu tượng hoa cúc và thương hiệu Chanel:

G-Dragon bị "ném đá"

Nhạc quốc tế

13:51:44 05/11/2024
Vừa qua, G-Dragon tái xuất làng nhạc với single Power. Phải chờ hơn nửa thập kỷ, fan mới có thể được nghe nhạc mới của G-Dragon, sự kiện này gây chấn động châu Á.