Chính sách tiền tệ đang nâng bước cho thị trường chứng khoán
Việc nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới thi hành chính sách nới lỏng tiền tệ đã dẫn tới việc dòng tiền đổ mạnh vào thị trường chứng khoán. Việt Nam không phải là một ngoại lệ.
Lãi suất liên tiếp giảm
Sau quyết định giảm lãi suất điều hành thêm 50 điểm cơ bản của Ngân hàng Nhà nước hôm thứ Năm tuần trước (8/10), cho tới nay đã có nhiều ngân hàng thương mại thông báo giảm lãi suất tiền gửi.
Trong biểu lãi suất huy động mới nhất dành cho khách hàng cá nhân, Vietcombank điều chỉnh giảm ở khá nhiều kỳ hạn. Hiện lãi suất gửi kỳ hạn 1-2 tháng còn 3,1%/năm; kỳ hạn 3 tháng còn 3,4%/năm; kỳ hạn 6 tháng còn 4% và kỳ hạn 1 năm còn 5,8%/năm.
Một ‘ông lớn’ khác là BIDV cũng giảm mạnh lãi suất huy động ở một số kỳ hạn, trong đó kỳ hạn 1-2 tháng giảm 20 điểm cơ bản xuống 3,3%/năm; giảm mạnh nhất là kỳ hạn 9 tháng về 4,2%/năm, giảm 30 điểm cơ bản so với trước đó. Tương tự Vietcombank, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng của BIDV hiện đã giảm xuống chỉ còn 5,8%/năm.
Tại ngân hàng Vietinbank – một trong 4 ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước, trần lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 1-2 tháng cũng chỉ ở mức 3,3%/năm; kỳ hạn dưới tháng 6 lãi suất cao nhất đang áp dụng cũng chỉ 3,6%/năm, trong khi các kỳ hạn từ 12 đến 36 tháng còn 5,8%/năm, các mức lãi suất này giảm 20 điểm cơ bản so với biểu lãi suất trước đó.
Video đang HOT
Không chỉ các ngân hàng thương mại nhà nước, các ngân hàng thương mại cổ phần cũng nhập cuộc xu hướng hạ lãi suất đầu vào.
Cụ thể, trong biểu lãi suất mới nhất áp dụng từ ngày 8/10, ngân hàng VPBank giảm lãi suất nhiều kỳ hạn từ 5 – 40 điểm cơ bản so với hồi đầu tháng 10. Nếu khách gửi dưới 300 triệu đồng, kỳ hạn 1-2 tháng còn 3,25%/năm; kỳ hạn từ 7-11 tháng còn 5,1%/năm và kỳ hạn từ 15-36 tháng còn 5,4%/năm, giảm tới 40 điểm cơ bản.
Trong khi đó, tại Ngân hàng Xây dựng (NCB), lãi suất tiết kiệm kỳ hạn từ 1 tới 5 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ đã được hạ xuống mức 3,9%/năm; với kỳ hạn 6 tháng là 6,65%/năm, còn kỳ hạn 1 năm là 6,9%/năm.
Khảo sát nhanh cho thấy, lãi suất tiền gửi tiết kiệm áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng hiện cao nhất ở mức 7,99%/năm tại ngân hàng PVcomBank, cao hơn đáng kể so với 4 ông lớn ngân hàng Nhà nước.
Lý do giải thích cho động thái trên của Ngân hàng Nhà nước là thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại hiện đang dồi dào, tăng trưởng tín dụng tính đến hết tháng 9/2020 ở mức thấp (6%) trong khi huy động vốn tăng 7,7%.
Các chuyên gia kinh tế dự báo tăng trưởng tín dụng nhiều khả năng đến cuối năm cũng chỉ tăng được khoảng 10% so với năm 2019.
Trong khi kênh tiền gửi tiết kiệm đang trở nên kém hấp dẫn thì với kênh đầu tư vàng, do giá vàng hiện giao động ở mức cao so với lịch sử và giá vàng trong nước có mức chênh lệch khá lớn so với giá vàng thế giới nên rủi ro thua lỗ lớn khi đầu tư vào kênh này là khá cao.
Trong khi đó do dịch bệnh Covid-19 nên kênh đầu tư bất động sản hiện đang suy yếu. Hơn nữa, đầu tư vào kênh này đòi hỏi lượng vốn lớn, trong khi tính thanh khoản lại không cao nên không phải ai cũng có thể đầu tư vào kênh này.
Với kênh trái phiếu doanh nghiệp, do Nghị định 81/2020/NĐ-CP có hiệu lực vào đầu tháng 9 năm nay có xu hướng siết lại hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ nên hàng hóa có chất lượng cho kênh đầu tư này sẽ không được dồi dào như trước đây. Đó là chưa kể việc lãi suất ngân hàng giảm cũng sẽ kéo giảm lợi tức của trái phiếu.
Thị trường chứng khoán lên hương
Những lý do kể trên đã thúc đẩy dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán, giúp chỉ số VN-Index phục hồi mạnh mẽ trong những tháng vừa qua. Nếu tính từ mức đáy 650 điểm lập được hồi cuối tháng 3 thì trong hơn 6 tháng qua chỉ số VN-Index đã tăng tới 43%.
Số liệu từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) cũng cho thấy số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán đã tăng mạnh trong thời gian qua. Trong 9 tháng đầu năm nay các nhà đầu tư trong nước đã mở mới gần 253 ngàn tài khoản, tăng hơn 64 ngàn tài khoản so với con số gần 189 ngàn tài khoản của cả năm 2019.
Nếu tính riêng trong tháng 9 thì số lượng tài khoản mới do nhà đầu tư trong nước mở là 31.418 tài khoản, tăng hơn 3.000 tài khoản so với tháng 8. Trong đó, số lượng tài khoản mới do nhà đầu tư cá nhân mở là 31.340 tài khoản.
Tính ra, số lượng tài khoản mở mới kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh hồi tháng 3 cho tới nay đã lên tới gần 225 ngàn tài khoản.
Trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư cá nhân mới tham gia thị trường chứng khoán như số liệu thống kê của VSD đã cho thấy, các công ty chứng khoán đã đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn để hỗ trợ nhà đầu tư giảm chi phí đầu tư trong giai đoạn đầu, trong đó có việc miễn giảm phí giao dịch và lãi suất cho vay đầu tư chứng khoán.
Ví dụ, vào cuối tuần trước Công ty chứng khoán VPS đã công bố chương trình cho vay đầu tư chứng khoán với lãi suất chỉ 6,8%/năm, thấp nhất trên thị trường hiện nay.
Chương trình được áp dụng đối với khách hàng mở mới tài khoản giao dịch và cả những khách hàng đã mở tài khoản tại công ty nhưng không có bất cứ giao dịch nào trong vòng 6 tháng qua. Điều đáng nói là mức lãi suất này không đi kèm với bất kỳ điều kiện giao dịch nào đối với khách hàng.
Ngoài ra, VPS cũng tiến hành miễn phí giao dịch cả chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh cho khách hàng mở mới tài khoản chứng khoán.
Những động thái như trên của công ty chứng khoán cùng với chính sách tiền tệ nới lỏng của Ngân hàng Nhà nước đã giúp nâng bước cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
VN-Index vẫn loay hoay quanh 910 điểm trong tuần NHNN hạ lãi suất
VN-Index đã cố gắng vượt 910 điểm trong tuần qua với sự hậu thuẫn từ thông tin NHNN hạ lãi suất. Tuy nhiên, chỉ số vẫn chưa thành công và còn gặp áp lực chốt lời phiên cuối tuần.
Nhóm ngành nào sẽ hồi phục mạnh sau khủng hoảng Covid-19? Yuanta ước tính sau giai đoạn khủng hoảng một số ngành sẽ tăng giá mạnh theo thứ tự như sau: Dịch vụ và giải trí, Bán lẻ, Dịch vụ tài chính, Oto và phụ tùng, Ngân hàng. Theo báo cáo của CTCK Yuanta Việt Nam (YSVN), biến động của các nhóm ngành hiện có phần tương đồng với giai đoạn khủng hoảng năm...