Chính sách thời gian mới của FIFA đã tạo ra lịch sử chưa từng có tại World Cup 2022
Chưa bao giờ các trận đấu tại vòng loại World Cup lại dài đến thế, có những trận, hai đội phải đá thêm 27 phút.
Pha vào bóng quyết liệt của hậu vệ Iran để ngăn cản đường lên bóng của Harry Kane, đội tuyển Anh. Ảnh: THX/TTXVN
World Cup 2022 tại Qatar đã tạo ra lịch sử của giải đấu bóng đá lớn nhất hành tinh này khi được ghi nhận sở hữu các trận đấu vòng bảng dài nhất.
Tổng cộng 563 phút, tương đương hơn 9 tiếng đồng hồ, đã được bổ sung vào các trận đấu tại World Cup 2022.
Video đang HOT
Khi tiếng còi chung cuộc trận đấu giữa đội tuyển Anh và Iran được cất lên, các cẩu thủ hai đội đã tranh tài trên sân tổng cộng 117 phút. Trận đấu kéo dài thêm 27 phút do nhiều thời điểm dừng lại giữa chừng liên quan đến chính sách thời gian mới của Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA).
Trong vòng bảng World Cup 2022, các trọng tài đã tăng thêm tổng cộng 563 phút thi đấu bù giờ. Những ví dụ điển hình như trận mở màn giữa hai đội tuyển Qatar và Ecuador đã thi đấu thêm 10 phút 18 giây; trận đấu giữa Hà Lan và Senegal là 12 phút 49 giây.
Vậy lý do nào khiến World Cup 2022 có nhiều thời gian dừng như vậy?
Các trận đấu bóng đá theo quy định có tổng thời gian thi đấu là 90 phút. Trọng tài thường thêm các phút đấu bù giờ vào mỗi hiệp, bù đắp cho thời gian dừng trong trận đấu.
Từ World Cup 2018, FIFA bắt đầu chính sách chặt chẽ về thời gian dừng để đếm số thời gian liên quan đến chấn thương, ăn mừng, xem lại VAR và thay người. FIFA từ lâu đã phàn nàn về các màn ăn mừng bàn thắng đôi khi có thể kéo dài tới hơn một phút.
VAR trong khi đó phải hứng chịu nhiều chỉ trích. Một số cổ động viên tại Qatar phàn nàn rằng công nghệ này gây ảnh hưởng đến mạch trận đấu, đôi khi tăng thêm vài phút vào thời gian dừng của trận đấu.
Chớ xem thường Ma-rốc!
Không phải ngẫu nhiên tuyển Ma-rốc kết thúc vòng bảng World Cup 2022 bằng thành tích bất bại. Với lối đá khó chịu và một tập thể đoàn kết, đại diện châu Phi nhiều khả năng sẽ tạo áp lực không nhỏ cho Tây Ban Nha khi 2 đội chạm trán tại vòng 1/8 lúc 22 giờ ngày 6-12.
Ở vòng bảng World Cup 2018, Ma-rốc từng bị Tây Ban Nha cầm hòa trong thế thắng.
Tiền đạo Ziyech (giữa) của Ma-rốc làm khổ các cầu thủ Bỉ ở trận thắng 2-0. Ảnh: Chelsea FC
Tại giải năm nay, tuyển Ma-rốc thậm chí đã tạo địa chấn lớn hơn khi lần lượt cầm hòa Croatia (Á quân World Cup 2018), thắng Bỉ (đội số hai thế giới theo bảng xếp hạng FIFA) rồi đánh bại Canada để hiên ngang bước vào vòng 1/8 với tư cách đội Nhất bảng F. Kể từ năm 1986, tuyển Ma-rốc mới lại góp mặt ở vòng knock-out World Cup. Đây cũng là lần đầu một đội châu Phi nhất bảng tại World Cup sau 24 năm, kể từ lúc Nigeria tiễn Tây Ban Nha về nước. Đối thủ của Ma-rốc ở vòng 1/8 sắp tới là đội Nhì bảng E, Tây Ban Nha.
Mang đến Qatar đội hình không có ngôi sao nổi trội nhưng đồng đều, HLV Walid Regragui của Ma-rốc đã thu trái ngọt với lối chơi pressing máu lửa và tốc độ. Đầu tàu của Ma-rốc trong chiến tích lịch sử này là tiền đạo Hakim Ziyech. Ziyech không chỉ tỏa sáng ở khía cạnh cá nhân mà còn tạo ảnh hưởng đáng kể đến lối chơi và tinh thần của đồng đội trên hàng công. Anh tự do di chuyển để khai thác khoảng trống một cách hợp lý, tung những đường chuyền sắc lẹm và gây áp lực lớn về phía các hậu vệ đối phương. Đến nay, Ziyech đã có 1 bàn thắng và 1 kiến tạo tại World Cup 2022.
Về phần đối thủ, lối chơi của Tây Ban Nha dưới thời HLV Luis Enrique là kiểm soát bóng, pressing ngay tuyến đầu và ra sức vây hãm đối thủ. Sức tấn công của tập thể dưới thời Enrique còn mạnh hơn đội bóng của những người tiền nhiệm Luis Aragones và Vicente del Bosque. Thực tế, Tây Ban Nha đã chứng minh điều này ngay ở trận ra quân hủy diệt Costa Rica 7-0 và hòa Đức 1-1 sau đó. Đụng độ Ma-rốc, Enrique nhiều khả năng xếp Alvaro Morata chơi như một trung phong truyền thống hoặc sử dụng Asensio trong vai trò một "số 9 ảo".
Tuy nhiên, nếu chơi bóng kiêu ngạo như ở trận thua ngược Nhật Bản 1-2 ở lượt cuối vòng bảng vừa rồi, đoàn quân của Enrique có thể phải "ngậm trái đắng". Nhà vô địch World Cup 2010 hoàn toàn áp đảo Nhật Bản với tỷ lệ cầm bóng 74%, thực hiện 991 đường chuyền so với chỉ 175 của đại diện châu Á, nhưng lại cho thấy sự rời rạc khó hiểu khi đến gần khung thành. Báo giới xứ bò tót nghi Tây Ban Nha toan tính nhì bảng để né Brazil, ứng viên vô địch số một, ở tứ kết. Bởi theo nhánh đấu, nếu vượt qua Ma-rốc, Tây Ban Nha có thể chỉ phải đụng Bồ Đào Nha ở tứ kết rồi Pháp tại bán kết.
Tây Ban Nha đã góp mặt tại vòng 1/8 ở 7 trong số 9 kỳ World Cup gần đây. Hai lần họ không vượt qua vòng bảng là World Cup 1998 và 2014.
Ở cặp đấu cuối cùng của vòng 1/8, Nhất bảng H là tuyển Bồ Đào Nha (hạng 9 thế giới) sẽ gặp đội Nhì bảng G là Thụy Sĩ (hạng 15 thế giới) lúc 2 giờ sáng ngày 7-12.
FIFA bác đơn kiện đòi thay đổi tỉ số của đội tuyển Pháp Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) bác đơn khiếu nại về bàn thắng bị tước của đội tuyển Pháp ở vòng bảng World Cup 2022. Sau 5 ngày kể từ khi LĐBĐ Pháp gửi đơn khiếu nại, Ban Kỷ luật của LĐBĐ thế giới (FIFA) phản hồi bằng một tuyên bố ngắn gọn, bác bỏ yêu cầu của FFF về việc thay...