Chính sách thắt chặt tiền tệ “đe dọa” dòng vốn vào Việt Nam
Trước nguy cơ tăng trưởng nóng và lạm phát tăng cao sau một thời gian dài nới lỏng chính sách tiền tệ, các nền kinh tế phát triển đang chuyển sang chính sách thắt chặt tiền tệ. Các thị trường đang phát triển cũng phải đối mặt với rủi ro lạm phát tăng nhanh và sự mất giá đồng nội tệ.
Giữ ổn định tỷ giá là một trong những biện pháp để giảm rủi ro về dòng tiền đầu tư chảy ra khỏi Việt Nam. Ảnh: Hoài Anh
Với độ mở lớn, Việt Nam có thể chịu rủi ro lớn về dòng vốn bị rút ra để tìm về các tài sản an toàn một khi thị trường có biến động mạnh.
Rủi ro khi thị trường biến động mạnh
Kể từ sau khủng hoảng tài chính 2008, chính sách nới lỏng tiền tệ của các nước phát triển – bao gồm cả Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản – đã khiến cho dòng vốn khổng lồ đổ vào các thị trường chứng khoán mới nổi. Nguyên nhân là do triển vọng tăng trưởng kinh tế cùng với mặt bằng lãi suất ở các nền kinh tế mới nổi cao hơn so với các nước phát triển. Điều này đã làm cho nợ vay của doanh nghiệp tăng mạnh. Đòn bẩy tài chính không chỉ làm tăng chi phí sử dụng vốn mà còn gây ra khả năng mất ổn định tài chính cao.
Trong khi đó, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) bắt đầu tăng lãi suất vào năm 2016 và đưa ra lộ trình thực hiện cho những năm tiếp theo. Điều này dẫn đến thắt chặt cho vay và buộc các doanh nghiệp phải giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính một cách nhanh chóng. Ngoài ra, việc này cũng làm cho “đồng bạc xanh” mạnh hơn so với các đồng tiền khác, dẫn tới làm tăng giá trị các khoản nợ bằng USD. Trong bối cảnh bất ổn chính trị diễn ra ở một số quốc gia, đặc biệt là chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang, dòng tiền đầu tư toàn cầu có xu hướng tìm về các tài sản an toàn.
Video đang HOT
Theo đánh giá mới nhất của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, FED tăng lãi suất làm tăng chi phí trả nợ vay của Việt Nam trong bối cảnh tỷ trọng lãi suất thả nổi có xu hướng tăng. Cơ quan này cũng lưu ý, dư nợ vay nước ngoài ngắn hạn của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng của Việt Nam theo hình thức tự vay tự trả nếu tăng đột biến như năm 2017 có thể ảnh hưởng đến giới hạn nợ nước ngoài của quốc gia (hiện ở mức 49% GDP, tiệm cận ngưỡng 50% GDP).
Thắt chặt tiền tệ toàn cầu
Theo báo cáo tài chính tiền tệ tháng 8 của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn, tại khu vực Đông Á, ngoại trừ Nhật Bản có đồng nội tệ tăng giá nhẹ, hầu hết các đồng tiền đều mất giá dưới 10%. VND mất giá ở mức thấp (-2,7%), chỉ sau Thái Lan (-1,7%).
Khởi đầu là Mỹ, sau đó, nhiều nền kinh tế, bao gồm cả các nước phát triển và nhóm thị trường mới nổi, đang có xu hướng thắt chặt tiền tệ.
Cụ thể, Mỹ đã nâng lãi suất 5 lần và nhiều khả năng FED sẽ tiếp tục nâng lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm 2018. Khối EU giảm mua tài sản từ mức 30 tỷ EUR xuống 15 tỷ EUR/tháng vào tháng 9. Ngân hàng trung ương Anh đã nâng lãi suất từ mức 0,5% lên 0,75% trong tháng 8 và Canada đã nâng lãi suất 2 lần trong năm nay.
Đồng tiền của hầu hết các nền kinh tế mới nổi đã mất giá đáng kể trong năm 2018. Trong đó, đồng Peso của Argentina đã mất 50% giá trị, buộc nước này phải nâng lãi suất cơ bản lên 60%. Các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Mexico, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ cũng liên tục nâng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát và bảo vệ đồng nội tệ.
Theo báo cáo tài chính tiền tệ tháng 8 của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn, tại khu vực Đông Á, ngoại trừ Nhật Bản có đồng nội tệ tăng giá nhẹ, hầu hết các đồng tiền đều mất giá dưới 10%. VND mất giá ở mức thấp (-2,7%), chỉ sau Thái Lan (-1,7%). Tuy nhiên, xu hướng tăng lãi suất đã hiện rõ sau khi chạm đáy vào tháng 4. Lãi suất tăng trên phạm vi toàn cầu sẽ khiến cho dòng vốn đầu tư nước ngoài (cả trực tiếp và gián tiếp) vào Việt Nam có xu hướng chậm lại trong thời gian tới.
Để hạn chế những tác động tiêu cực của diễn biến này, chuyên gia tài chính – ngân hàng Nguyễn Chí Hiếu cho rằng, Việt Nam cần phải tăng được điểm xếp hạng tín nhiệm để thoát khỏi mức không khuyến khích đầu tư được đánh giá bởi các công ty xếp hạng tín nhiệm uy tín. Ngoài ra, nên tận dụng nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế trong nước thay vì huy động bên ngoài vào thời điểm hiện tại để đầu tư các dự án công. Vấn đề giữ được ổn định tỷ giá hối đoái trong nước cũng rất quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
“ Nguồn gốc của vấn đề là việc FED tăng lãi suất và làm USD tăng giá. Vì vậy, ổn định được tỷ giá trong nước vẫn sẽ là biện pháp để giảm rủi ro về dòng tiền đầu tư ra khỏi Việt Nam”, ông Bùi Nguyên Khoa, Trưởng nhóm Vĩ mô thị trường thuộc Công ty CP Chứng khoán BIDV nhận định.
Hoàng Việt
Theo baodauthau.vn
Giá vàng ngày 18/9: Thị trường có dấu hiệu khởi sắc trở lại
Đầu giờ sáng nay, giá vàng miếng tại thị trường quốc tế đã quay đầu tăng ở mức 1202 USD/Oz.
Giá vàng ngày 17/9: Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung khiến thị trường u ám Giá vàng ngày 15/9: Thị trường tiếp đà giảm sâu do chịu ảnh hưởng của kinh tế Mỹ Giá vàng ngày 14/9: Thị trường 'giậm chân tại chỗ'
Trong tuần này, giới đầu tư sẽ đặc biệt quan tâm đến diễn biến chiến tranh thương mại Trung Quốc - Mỹ. Theo một số chuyên gia trong ngành, ở một mức độ nào đó, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chững lại, tăng trưởng kinh tế toàn cầugiảm tốc, các yếu tố trên sẽ giúp hỗ trợ cho giá vàng tăng. Đối với người châu Á, vàng mới được coi là tài sản an toàn chứ không phải đồng USD.
Theo nhận định của Kitco News, giá vàng tuần tới có thể sẽ lại "mắc kẹt" quanh ngưỡng 1.200 USD/ounce khi cuộc họp chính sách tiền tệ của FED sắp diễn ra.
Cả Wall Street và Main Street đều chưa có nhận định nhất quán về xu hướng giá vàng. Theo đó, các nhà đầu tư và nhà phân tích tham gia cuộc khảo sát qua Wall Street với nhận định:59% tăng, 6% giảm, 35% trung lập. Còn tại cuộc khảo sát qua Main Street, các nhà đầu tư nhận định về giá vàng tuần này: 52% tăng, 33% giảm, 16 % quan điểm trung lập.
Còn tại thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC tại sàn giao dịch của Tập đoàn DOJI đã được niêm yết vào cuối ngày ở ngưỡng 36,56 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,66 triệu đồng/lượng (bán ra).
Công ty VBĐQ Sài Gòn cũng chốt phiên giao dịch ở chiều mua vào và bán ra là 36,53 triệu đồng/lượng và 36,69 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại sàn giao dịch của Công ty VBĐQ Bảo Tín Minh Châu vào cuối ngày được giao dịch tại mức 36,57 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,64 triệu đồng/lượng.
Theo lời khuyên của các chuyên gia và nhiều nhà đầu tư giàu kinh nghiệm khuyên thì nhà đầu tư và người dân có thể đầu tư thời điểm này đợi giá lên bán sẽ có lời. Còn khách mua theo nhu cầu tự nhiên thì nên mua bán tích lũy bình thường không phụ thuộc vào giá.
Huy Vũ
Theo ngaynay.vn
Nguy cơ tái diễn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008? Thế giới đang đứng trước nguy cơ tái diễn cuộc khủng hoảng tài chính cách đây 10 năm, theo nhận định của Hãng Smith's Research & Gradings. Cuộc khủng hoảng tài chính và ngân hàng năm 2008, làm rung chuyển thế giới vào ngày 15/9/2008, có thể được lặp lại vì 3 nguyên nhân. Thứ nhất là nợ công và nợ thương mại...