Chính sách mới trong lĩnh vực ngân hàng có hiệu lực từ tháng 7
Một số chính sách mới trong lĩnh vực ngân hàng có hiệu lực từ tháng 7/2019 như: quy định về tiền gửi tiết kiệm, bảo mật cho dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
Quy định mới về Internet Banking
Thông tư 35 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sửa đổi một số nội dung về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2019.
Theo đó, ứng dụng Internet Banking phải có tính năng buộc khách hàng thay đổi mật khẩu ngay lần đăng nhập đầu tiên; khóa tài khoản truy cập nếu nhập sai mật khẩu liên tiếp quá số lần quy định.
Nhiều thông tư, quy định của NHNN có hiệu lực từ 1/7/2019
Ngân hàng chỉ mở lại tài khoản khi khách hàng yêu cầu và phải xác thực khách hàng trước khi mở khóa, bảo đảm chống gian lận, giả mạo. Ứng dụng này cũng yêu cầu phải xác thực người dùng khi truy cập và không có tính năng ghi nhớ mã khóa truy cập. Trường hợp xác thực sai liên tiếp quá số lần quy định, ứng dụng phải tự động khóa tạm thời không cho người dùng tiếp tục sử dụng.
Cá nhân dưới 15 tuổi có thể gửi tiền tiết kiệm
Video đang HOT
Theo Thông tư 48 của NHNN, công dân Việt Nam chưa đủ 15 tuổi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự cũng có thể gửi tiền tiết kiệm, tuy nhiên, việc này phải thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật.
Ngoài ra, người gửi tiền tiết kiệm còn có thể là người đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc từ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự… Thông tư này có hiệu lực từ ngày 5/7/2019.
Cá nhân cư trú từ 6 tháng trở lên được gửi tiền có kỳ hạn
Thông tư 49 của NHNN có hiệu lực từ ngày 5/7/2019. Theo đó, đối tượng được gửi tiền có kỳ hạn bao gồm cá nhân nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam thời hạn từ 6 tháng trở lên; Tổ chức, cá nhân cư trú tại Việt Nam; Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam…
Thời hạn gửi tiền được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Với những khách hàng là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thời hạn gửi tiền không quá thời hạn hiệu lực của thị thực, quyết định thành lập/ giấy phép hoạt động…/.
Theo vov.vn
Tiền đồng tăng giá trở lại - kịch bản được đoán trước
Sau giai đoạn nổi sóng trong tháng 4 và tháng 5, tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng liên tục lao dốc trong những ngày gần đây trên cả thị trường chính thức lẫn thị trường tự do. Điều gì dẫn đến diễn biến này và tình hình sắp tới sẽ ra sao?
Ngân hàng Nhà nước phải thận trọng hơn trong chính sách tiền tệ và tỷ giá để tránh bị Mỹ cáo buộc thao túng tiền tệ. Ảnh: Thành Hoa
Tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố đến ngày 24-6 nằm tại 23.053, giảm 12 đồng so với tháng trước. Đây là diễn biến khá bất ngờ nếu nhìn vào xu hướng tăng xuyên suốt trong năm tháng đầu năm nay của tỷ giá trung tâm. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thị trường phi chính thức, giá đô la Mỹ tự do cũng đã giảm sâu đến 150 đồng so với tháng trước.
Từ diễn biến ở thị trường quốc tế
Sau giai đoạn tăng giá mạnh trong tháng 5, đồng đô la Mỹ trên thị trường quốc tế đã giảm trở lại trong những tuần gần đây. Chỉ số USD Index rớt từ mức cao trên 98 điểm về tận dưới 96 điểm, giảm hơn 2% từ đầu tháng đến nay. Nếu như diễn biến đồng đô la tăng mạnh trước đó đến từ việc các nhà đầu tư đổ xô vào đồng tiền này như một tài sản an toàn trước rủi ro chiến tranh thương mại, thì sự lao dốc gần đây của đô la Mỹ lại đến từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Đồng đô la giảm trở lại và nhân dân tệ tăng giá đã phần nào hỗ trợ giúp tiền đồng có điều kiện ổn định hơn, khi mà tỷ giá trung tâm hiện nay đang neo vào một rổ tiền tệ, trong đó đô la Mỹ và nhân dân tệ có những ảnh hưởng khá lớn do là hai đối tác thương mại lớn nhất hiện nay của Việt Nam.
Cụ thể, ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới này gần đây đã bày tỏ dấu hiệu sẽ đảo ngược chính sách thắt chặt tiền tệ, theo đó sẽ ngừng tăng lãi suất và thậm chí giảm trở lại. Trong cuộc họp ngày 19 đến 20-6, dù Fed vẫn giữ nguyên lãi suất cơ bản ở 2,25-2,5%, nhưng cơ quan này cũng gợi ý định hướng sẽ có một lần giảm lãi suất trong năm 2020, trong khi thị trường vẫn kỳ vọng Fed có thể giảm ngay trong năm nay.
Với việc Tổng thống Donald Trump liên tục chỉ trích Fed và người đứng đầu là Jerome Powell về chính sách tăng lãi suất, đồng thời cho rằng Mỹ đang ở thế bất lợi trong cuộc chiến thương mại khi các ngân hàng trung ương khác tiếp tục nới lỏng tiền tệ, giảm lãi suất và chủ động phá giá đồng tiền, cũng như luôn mong muốn có một đồng đô la yếu để hỗ trợ xuất khẩu, thì có thể Fed sẽ ngày càng chịu áp lực nhiều hơn trong chính sách tiền tệ của mình và do đó đồng đô la Mỹ khó có thể đi lên mạnh mẽ.
Trong khi đó, đồng nhân dân tệ sau giai đoạn mất giá mạnh hiện nay cũng đã ổn định trở lại. Cặp tỷ giá đô la Mỹ/nhân dân tệ sau khi vượt qua mốc 6,9 và lên mức cao nhất gần 6,94 thì đã rớt trở lại, có lúc chạm mức thấp nhất ở 6,84 trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến gặp nhau bên lề hội nghị G20 tại Nhật Bản vào cuối tháng này, mở đường cho các cuộc đàm phán có thể được nối lại, giảm rủi ro chiến tranh thương mại leo thang.
Thực tế, theo giới phân tích, Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (PBoC) khó lòng cho phép cặp tỷ giá đô la Mỹ/nhân dân tệ vượt qua mốc 7 - mức kháng cự tâm lý đã tồn tại suốt hàng chục năm qua, vì điều đó không những có thể kích hoạt dòng vốn đầu tư tháo chạy mạnh mẽ, mà còn trở thành lý do để Mỹ cáo buộc Chính phủ Trung Quốc thao túng tiền tệ và áp đặt thêm những biện pháp trừng trị mạnh tay hơn.
Vì vậy, có thể thấy diễn biến đồng đô la giảm trở lại và nhân dân tệ tăng giá đã phần nào hỗ trợ giúp tiền đồng có điều kiện ổn định hơn, khi mà tỷ giá trung tâm hiện nay đang neo vào một rổ tiền tệ, trong đó đô la Mỹ và nhân dân tệ có những ảnh hưởng khá lớn do Mỹ và Trung Quốc là hai đối tác thương mại lớn nhất hiện nay của Việt Nam. Cụ thể, nếu như Mỹ là thị trường xuất siêu lớn nhất của Việt Nam thì ngược lại, Trung Quốc là thị trường nhập siêu lớn nhất.
Chính sách của Ngân hàng Nhà nước
Vào những ngày cuối tháng 5, Việt Nam đã bị Bộ Tài chính Mỹ đưa vào danh sách các nước bị theo dõi khả năng thao túng tiền tệ. Cụ thể, có ba tiêu chí để Mỹ đánh giá một quốc gia có thao túng tiền hay không gồm: thặng dư thương mại với Mỹ đạt trên 20 tỉ đô la; thặng dư cán cân vãng lai trên 2% GDP và can thiệp vào ngoại hối một chiều, tức là mua ròng ngoại hối trong sáu tháng liên tiếp với tổng số tương đương 2% GDP.
Cũng theo Bộ Tài chính Mỹ, Việt Nam đã thỏa mãn hai trong số ba tiêu chí mà phía Mỹ đề ra là thặng dư thương mại với Mỹ đạt trên 20 tỉ đô la và thặng dư cán cân vãng lai trên 2% GDP. Với tiêu chí thứ 3, Việt Nam chưa thỏa mãn khi lượng mua ròng ngoại tệ năm 2018 chỉ tương đương 1,7% GDP.
Tuy nhiên, cũng cần biết rằng số mua ròng ngoại tệ trong năm 2018 của NHNN là 6 tỉ đô la, chỉ tương đương 1,7% GDP là do Bộ Tài chính Mỹ tính luôn cả các hợp đồng kỳ hạn, do thời điểm cuối năm NHNN có bán các hợp đồng mua kỳ hạn cho các ngân hàng thương mại (NHTM) để giúp giải tỏa áp lực tỷ giá vào cuối năm. Nếu như không tính các hợp đồng kỳ hạn này thì lượng mua ròng ngoại tệ đã xấp xỉ 2,5% GDP năm 2018.
Trong năm nay, với kế hoạch tăng trưởng GDP 6,6%, ước giá trị GDP theo giá hiện hành năm nay xấp xỉ 257 tỉ đô la, thì con số mua ròng ngoại tệ 8,35 tỉ đô la từ đầu năm đến nay đã tương đương hơn 3,2% GDP kế hoạch, tức đã vi phạm tiêu chí thứ 3. Do đó, có khả năng NHNN sẽ buộc phải bán bớt ngoại tệ hoặc sử dụng các hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn để giảm tỷ lệ này xuống, nhằm tránh việc Việt Nam có thể bị cáo buộc thao túng tiền tệ.
Điều này là cần thiết khi nhìn vào hai tiêu chí còn lại. Cụ thể, nếu như năm 2018, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ là 39,5 tỉ đô la, thì trong năm tháng đầu năm nay đã là 16,8 tỉ đô la và Việt Nam đang vươn lên trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu vào Mỹ. Do đó con số xuất siêu 20 tỉ đô la với Mỹ có lẽ sẽ sớm vượt qua.
Ngoài ra, với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục đổ vào mạnh mẽ (cụ thể chỉ mới năm tháng đầu năm Việt Nam đã thu hút được 9,1 tỉ đô la vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm, tăng mạnh 27% so với cùng kỳ; vốn FDI thực hiện đạt 7,3 tỉ đô la, tăng 7,8% so với cùng kỳ, trong khi vốn đầu tư gián tiếp là 7,65 tỉ đô la, gấp 2,8 lần so với cùng kỳ) thì đây là một điều kiện quan trọng để giúp thị trường ngoại hối trong nước tiếp tục ổn định.
Như vậy, sau khi mua ròng mạnh mẽ ngoại tệ để gia tăng dự trữ ngoại hối trong những tháng đầu năm nay, theo đó rút một lượng lớn cung ngoại tệ ra khỏi thị trường và phần nào cũng tác động đến tỷ giá, thì thời gian tới NHNN phải thận trọng hơn trong chính sách tiền tệ và tỷ giá để tránh bị Mỹ cáo buộc thao túng tiền tệ. Theo đó, có thể phải bán bớt ra lượng ngoại tệ đã mua vào, từ đó không loại trừ khả năng đẩy tiền đồng tăng giá trở lại hay ít nhất là giúp tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng khó tiếp tục tăng mạnh.
Theo thesaigontimes.vn
Người quyết định số phận tiền ảo Libra của Facebook Nếu chính phủ Mỹ không chấp nhận đồng Libra thì đây không thể coi là tiền và đã có dấu hiệu cho thấy sự không chấp nhận này. Thông tin Facebook sẽ phát hành đồng tiền điện tử Libra vào năm 2020 đang thu hút sự chú ý của dư luận và các chuyên gia kinh tế-tài chính. TS Cao Sĩ Kiêm, nguyên...