Chính sách ‘Made in China 2025′ khiến phương Tây lo ngại
Trung Quốc đã giới thiệu kế hoạch đầy tham vọng “ Made in China 2025″ lần đầu tiên vào năm 2015, hướng đến chuyển mình thành một cường quốc thâm dụng công nghệ hơn.
Tuy nhiên, nỗ lực này làm dấy lên lo ngại ở phương Tây.
Mục tiêu của “ Made in China 2025″
Công nhân làm việc trên dây chuyền lắp ráp xe ô tô tại khu công nghiệp kỹ thuật cao ở thành phố Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) ngày 29/6/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Mục đích của kế hoạch chi tiết 10 năm là chuyển hướng từ quốc gia sản xuất các sản phẩm cấp thấp sang một trong những quốc gia dẫn đầu toàn cầu về các ngành công nghệ cao. Trung Quốc kỳ vọng sẽ thu hẹp khoảng cách công nghệ với phương Tây, bằng cách khuyến khích các nhà sản xuất Trung Quốc trên thị trường toàn cầu và giảm phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu.
Chính sách do chính phủ chỉ đạo nhắm tới 10 lĩnh vực công nghệ cao quan trọng, như ô tô điện, viễn thông, robot và hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI). Theo đó, các khoản trợ cấp của chính phủ được dành cho các công ty chuyên về công nghệ cao như nhà sản xuất xe điện và sản xuất chip.
Giáo sư Tomoo Marukawa thuộc Viện Khoa học Xã hội của Đại học Tokyo cho biết: “Trên thực tế, các khoản đầu tư của chính phủ đã khá thành công. Họ đang thu được lợi nhuận”.
Video đang HOT
Trung Quốc còn đặt mục tiêu đến năm 2025, đạt được 70% khả năng tự cung tự cấp trong các ngành công nghệ cao. Đến năm 2049, nỗ lực trở thành một cường quốc sản xuất toàn cầu.
Giáo sư Marukawa ngày 9/5 phân tích: “Theo mục tiêu đề ra, đến năm 2049, Trung Quốc sẽ là nước đi đầu trong các ngành sản xuất toàn cầu. Vậy điều đó có nghĩa là Trung Quốc sẽ soán ngôi Mỹ hay sẽ ngang hàng với Mỹ? Câu hỏi đó chưa bao giờ được trả lời, nhưng tôi nghĩ ít nhất Bắc Kinh nghĩ rằng họ sẽ ngang hàng với Washington”.
Điều khiến phương Tây lo lắng
Bên trong một xưởng sản xuất xe quét rác chạy bằng điện ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Một số ý kiến cho rằng “Made in China 2025″ dựa chủ yếu vào hỗ trợ của chính phủ và tạo ra một sân chơi không bình đẳng cho các doanh nghiệp nước ngoài. Nhiều chính phủ lo ngại chính sách này làm giảm tuân thủ các thông lệ thương mại quốc tế và gây ra rủi ro an ninh.
“Made in China 2025″ gây ra những lo lắng từ Mỹ. Mỹ coi Trung Quốc là một cường quốc công nghệ đang bám sát gót mình, gây ra một cuộc chiến thương mại.
Kết quả là, Trung Quốc phải đối mặt với nhiều rào cản hơn từ các nước phương Tây trong lĩnh vực công nghệ, từ kiểm soát chặt chẽ hơn đối với hàng nhập khẩu đến mức thuế cao và ít đầu tư hơn.
Vậy Trung Quốc đã đạt được bao nhiêu tiến bộ khi hướng tới mục tiêu của mình? Giáo sư Marukawa nhận định, không rõ Trung Quốc đã đạt được tiến bộ đến mức nào vì mục tiêu trong chính sách này khá mơ hồ, đồng thời lưu ý rằng Trung Quốc có ngành bán dẫn khiêm tốn.
“Trung Quốc đang tụt hậu so với những nước đi đầu trong ngành bán dẫn. Nhưng trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như xe điện và năng lượng mới, Trung Quốc đã đạt được tiến bộ vượt bậc”, ông Marukawa bổ sung.
Bộ xương 6.000 năm tuổi lộ ra khi khởi công nhà máy chip
Nhà máy bán dẫn mới trị giá hàng tỷ USD của Intel ở Đức đã giúp các nhà khảo cổ tìm thấy 2 ngôi mộ thời tiền sử từ lễ hiến tế con người.
Các cuộc khai quật tại địa điểm này đang diễn ra và dự kiến kết thúc vào tháng 4. Ảnh: LDA.
Địa điểm này nằm gần Magdeburg, cách thủ phủ Berlin khoảng 160 km về phía tây và là nơi Intel thực hiện kế hoạch xây dựng 2 nhà máy bán dẫn trên đất liền vào cuối năm nay, theo CBS News.
Văn phòng Nhà nước về Quản lý Di sản và Khảo cổ học Saxony-Anhalt (LDA) đã kiểm tra khu công nghiệp rộng 300 ha trước ngày dự án nhà máy Intel khởi công. Ở đó, họ phát hiện một ngọn đồi nhỏ trong khu công nghiệp chứa các gò chôn cất có niên đại từ thời kỳ đồ đá mới.
Bên dưới ngọn đồi là hai "gò đất có diện tích khổng lồ" bao phủ các phòng chứa mộ bằng gỗ với nhiều ngôi mộ bên trong. 2 phòng mộ này được cho là khoảng 6.000 năm tuổi và còn sót tàn dư của các nghi lễ cổ xưa như mộ xe ngựa. Đây là nơi gia súc được hiến tế và chôn cất cùng với cơ thể người, mô phỏng hình ảnh một chiếc xe đẩy có người lái phía trước hoặc động vật đang kéo cày.
LDA gọi đây là những phát hiện mới đầy ngoạn mục, đồng thời cho thấy những hoạt động quan trọng của người tiền sử, kéo dài suốt một thời gian dài.
Các nhà khảo cổ đã tìm ra dấu vết của một trong 2 phòng chứa mộ. Nó thuộc về nhóm người Baalberg, một nền văn hóa thời kỳ đồ đá tồn tại ở miền trung nước Đức từ khoảng năm 4100-3600 TCN. Có 2 phòng chôn cất hình thang được xây dựng bằng gỗ ẩn bên trong gò đất. Cùng với đó là một hành lang chạy giữa hai ngôi mộ, có thể là nơi người xưa di chuyển, đưa rước vật hiến tế.
Một ngôi mộ 5.000 năm tuổi của một người đàn ông (phía trước) và 2 con gia súc (phía sau). Ảnh: LDA.
Dọc theo tuyến đường đưa rước, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hài cốt của các cặp gia súc non được hiến tế và chôn cất. Các nhà khảo cổ cho rằng ngôi mộ này được xây cho một người đàn ông 35-40 tuổi. Trong khi đó, bộ xương còn lại cho thấy đàn gia súc bị hiến tế khi được 2-3 tuổi.
Nói trong thông cáo báo chí, Văn phòng quản lý di sản giải thích rằng những ngôi mộ mang tính nghi lễ như thế này "cho thấy gia súc là tài sản quan trọng nhất". Chúng được xem như sự đảm bảo cho sinh kế của mỗi người và được dâng lên các vị thần.
Trong quá trình kiểm tra khu đất, các nhà khảo cổ cũng phát hiện ra một con mương dọc theo tuyến đường rước và nhiều gò chôn cất khác trong khu vực có niên đại khoảng 4.000 năm.
"Sự nhất quán trong cách thực hiện nghi lễ ở khu vực Eulenberg thật đáng kinh ngạc. Những phân tích sâu hơn về phát hiện này hứa hẹn sẽ mang lại những hiểu biết thú vị hơn nữa", Văn phòng di sản cho biết.
Bắt đối tượng mua bán ma tuý, thu giữ súng và đạn cao su Tiến hành khám xét chỗ ở của Lê Văn Hiệu tại ngõ 114 phố Ga, thị trấn Thường Tín, TP Hà Nội, Công an huyện Thường Tín thu giữ nhiều ma túy tổng hợp cùng 1 khẩu súng bắn đạn cao su, 2 hộp tiếp đạn, 57 viên đạn (đầu đạn cao su) cùng các đồ vật tài liệu khác liên quan. Cơ...