Chính sách khác biệt về Triều Tiên của Tổng thống Biden so với 2 người tiền nhiệm
Cựu Tổng thống Barack Obama từng cảnh báo người kế nhiệm Donald Trump rằng Triều Tiên sẽ trở thành vấn đề nhiều áp lực nhất.
Bốn năm sau đó, Tổng thống Joe Biden lại không hề tỏ ra sốt sắng ngay cả khi Triều Tiên có động thái thử tên lửa liên tiếp.
Người dân Seoul (Hàn Quốc) theo dõi tin tức truyền hình về Triều Tiên phóng tên lửa. Ảnh: AFP
Bà Jenny Town tại Trung tâm Stimson (Mỹ) nhận định rằng với Tổng thống Biden, Triều Tiên vẫn là “vấn đề ưu tiên nhưng đồng thời là trường hợp không có hướng giải quyết”. Hình thức ngoại giao chủ động sẽ khiến nhà lãnh đạo Mỹ đối mặt với việc bị chỉ trích là ông đã đi quá đà hoặc ngược lại là chưa nỗ lực đủ.
Theo hãng thông tấn AFP (Pháp), chính quyền Tổng thống Biden nhiều lần cho biết sẵn sàng nối lại đàm phán không có điều kiện tiên quyết với Triều Tiên.
Video đang HOT
Cựu Tổng thống Trump từng tìm cách đạt được thỏa thuận phạm vi rộng với Triều Tiên, nhưng 3 cuộc gặp trực tiếp với Chủ tịch Kim Jong-un đã không đạt được nhiều kết quả.
Bà Jenny Town nói: “Điều cuối cùng Chủ tịch Kim Jong-un muốn là một thất bại ngoại giao cấp cao khác khi Triều Tiên đang gặp khó khăn về kinh tế”.
Trong bản đánh giá chính sách vào tháng 4, chính quyền Tổng thống Biden cho biết nước Mỹ sẵn sàng cam kết với Triều Tiên và trở nên linh hoạt. Điều này về này dường như khác biệt so với khái niệm “kiên nhẫn chiến lược” của cựu Tổng thống Obama cũng như sự rầm rộ thời ông Trump
Không nhiều nhà quan sát tin rằng Chủ tịch Kim Jong-un sẽ chấp nhận đề nghị của Mỹ về việc từ bỏ vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên ông Jacob Stokes tại Trung tâm An ninh Mỹ mới đánh giá chính quyền Tổng thống Biden vẫn có thể đàm phán để kết thúc các vụ thử tên lửa của Triều Tiên.
Chính quyền Tổng thống Biden đã đặt ưu tiên vào đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản đồng thời ủng hộ các nỗ lực của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 30/9 cho biết ông ủng hộ những nỗ lực của Hàn Quốc có thể giúp “giảm thiểu rủi ro”. Nhưng theo AFP, Triều Tiên đã có những động thái rất nhỏ trong việc giảm căng thẳng với Hàn Quốc.
Ông Ken Gause tại tổ chức nghiên cứu CNA nhận định: “Triều Tiên muốn Mỹ từ bỏ chiến lược kiên nhẫn và đặt việc nới lỏng lệnh trừng phạt lên bàn đàm phán. Đó là lý do họ từ chối các đối thoại vô điều kiện”.
Triều Tiên nói LHQ 'đùa với bom hẹn giờ'
Triều Tiên hôm nay cảnh báo Hội đồng Bảo an LHQ đang đùa với "bom hẹn giờ" khi tổ chức cuộc họp khẩn về các vụ phóng tên lửa của nước này.
Bình Nhưỡng tuần trước công bố phóng thành công tên lửa phòng không trong đợt thử nghiệm mới nhất vào ngày 30/9. Hồi đầu tháng 9, nước này thông báo thử nghiệm tên lửa hành trình tầm xa và vào tuần trước cũng phóng thành công tên lửa siêu vượt âm mà theo Hàn Quốc là mới ở giai đoạn phát triển ban đầu.
Các cuộc thử nghiệm vũ khí của Triều Tiên khiến Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phải triệu tập một cuộc họp khẩn cấp vào ngày 1/10, do Mỹ, Anh và Pháp kêu gọi. Cuộc họp ban đầu dự kiến diễn ra vào ngày 30/9 song bị hoãn lại. Nó kéo dài hơn một tiếng và không có tuyên bố nào được đưa ra.
Dù vậy, cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vẫn khiến Bình Nhưỡng giận dữ. Triều Tiên gọi đây là hành động "xâm phạm vô cớ" chủ quyền nước này và là "hành động khiêu khích nghiêm trọng không thể dung thứ".
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu trước Hội đồng Nhân dân Tối cao hôm 30/9. Ảnh: KCNA .
"Yêu cầu chúng tôi từ bỏ quyền tự vệ đồng nghĩa với việc thể hiện ý định không thừa nhận Triều Tiên là một quốc gia có chủ quyền", Jo Chol-su, giám đốc Vụ các Tổ chức Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên, cho biết trong tuyên bố được hãng thông tấn KCNA đăng tải. "Tôi bày tỏ quan ngại sâu sắc trước thực tế là Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lần này đang đùa với một quả bom hẹn giờ nguy hiểm".
Triều Tiên lâu nay vẫn sử dụng các cuộc thử nghiệm vũ khí như một phần trong chiến lược của họ để đạt được những mục tiêu nhất định.
Hôm 29/9, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nói việc Washington liên tục kêu gọi đàm phán mà không đi kèm điều kiện là một "thủ đoạn". Ông đồng thời cáo buộc chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn tiếp tục "chính sách thù địch" nhằm vào Bình Nhưỡng như những người tiền nhiệm.
Dưới thời Tổng thống Biden, Mỹ nhiều lần khẳng định sẵn sàng gặp các đại diện của Bình Nhưỡng, đồng thời tuyên bố sẽ tìm cách đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Triều Tiên có thể thử vũ khí khắc chế F-35 Triều Tiên thử tên lửa phòng không đời mới nhằm hiện đại hóa lực lượng để sẵn sàng đối đầu chiến đấu cơ tàng hình F-35, theo chuyên gia. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) hôm 1/10 thông báo Học viện Khoa học Quốc phòng đã thử nghiệm tên lửa phòng không sử dụng nhiều công nghệ điều khiển, dẫn đường...