Chính sách hiệu lực từ tháng 8: Hộ chiếu gắn chip, bỏ nhiều chứng chỉ
Gắn chip vào hộ chiếu; bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với công chức; nới điều kiện trở thành tiến sĩ…
là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8.
Từ tháng 8, hàng loạt chính sách mới có hiệu lực liên quan đến đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Cùng với đó, một số chính sách về thuế, trợ cấp xã hội cũng chính thức có hiệu lực.
Sau Căn cước công dân, hộ chiếu là loại giấy tờ tùy thân tiếp theo được gắn chip, theo mẫu được công bố tại Thông tư 73 của Bộ Công an. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/8.
Điểm mới lần này là chip được gắn ở bìa sau của hộ chiếu, lưu thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký số của người cấp. Chip có thể lưu trữ đặc điểm sinh trắc học, ảnh hay thông tin cá nhân của công dân.
Ngôn ngữ sử dụng trong hộ chiếu gồm 2 ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Ảnh: Hoàng Hà.
Ngoài ra, giống như trước đây, trang bìa của hộ chiếu vẫn in quốc hiệu, quốc huy, tên hộ chiếu. Hình ảnh tại các trang trong hộ chiếu là phong cảnh, di sản văn hóa Việt Nam, kết hợp cùng họa tiết trống đồng. Ngôn ngữ sử dụng trong hộ chiếu gồm tiếng Việt và tiếng Anh.
Việc cấp hộ chiếu có gắn chip đã được nêu tại Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 1/7/2020) nhưng nay Bộ Công an mới ban hành mẫu hộ chiếu này.
Nới điều kiện trở thành tiến sĩ
Nội dung này được quy định trong Quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ đi kèm Thông tư 18 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 15/8.
Theo quy chế, tiêu chuẩn trở thành tiến sĩ được quy định có phần thông thoáng, cởi mở hơn. Cụ thể, quy chế mới chấp nhận cả sách chuyên khảo, công bố tại tạp chí trong nước có chất lượng tốt theo đánh giá của Hội đồng Giáo sư Nhà nước nếu nghiên cứu sinh là tác giả chính.
Video đang HOT
Trong khi trước đây, quy định là chỉ công nhận các bài báo, báo cáo khoa học được đăng trên tạp chí nước ngoài.
Ngoài ra, nếu nghiên cứu sinh được nhận 1 giải thưởng chính thức của cuộc thi quốc gia, quốc tế được công nhận bởi cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền với lĩnh vực nghệ thuật và nhóm ngành thể dục thể thao thì cũng có thể được chấp nhận.
3 trường hợp dừng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
Thông tư 02 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn Nghị định 20 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, có hiệu lực từ 8/8. Thông tư này siết chặt hơn hoạt động nhận trợ cấp xã hội của các đối tượng bảo trợ xã hội.
Cụ thể, 3 trường hợp bị dừng nhận trợ cấp xã hội trong thông tư, gồm:
- Không nhận chế độ, chính sách liên tục từ 3 tháng trở lên
- Không chấp hành yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc xác định lại mức độ khuyết tật, xác định lại điều kiện hưởng trợ giúp xã hội hoặc thông tin khác phục vụ công tác quản lý
- Người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bị tạm giam từ 1 tháng trở lên.
Áp dụng khung giá nước sinh hoạt mới
Đây là nội dung tại Thông tư 44 của Bộ Tài chính, có hiệu lực từ 5/8.
Thông tư nêu rõ UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế, nhu cầu sử dụng nước sạch và thu nhập của người dân để quyết định giá bán nước sạch phù hợp nhưng phải đảm bảo khung giá nước sạch. Cụ thể như sau:
- Tại đô thị đặc biệt, đô thị loại 1: Từ 3.500 đồng đến 18.000 đồng/m3
- Tại đô thị loại 2, 3, 4, 5: Từ 3.000 đồng đến 15.000 đồng/m3
- Tại khu vực nông thôn: Từ 2.000 đồng đến 11.000 đồng/m3
Khung giá trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng. Hàng năm, đơn vị cấp nước chủ động rà soát việc thực hiện phương án giá nước sạch và giá nước sạch dự kiến cho năm tiếp theo.
Khung giá nước sinh hoạt được áp dụng từ 5/8, cao nhất 18.000 đồng/m3. Ảnh: Hoàng Hà.
Trường hợp các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh nước sạch biến động làm giá nước sạch năm tiếp theo tăng hoặc giảm, đơn vị cấp nước lập hồ sơ phương án giá nước sạch gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh xem xét quyết định điều chỉnh
Bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với công chức
Quy định được rất nhiều người hoan nghênh, hưởng ứng này được đề cập trong Thông tư số 02 của Bộ Nội vụ, có hiệu lực từ 1/8.
Cụ thể, ở tất cả ngạch công chức chuyên ngành hành chính và văn thư đã không còn yêu cầu chứng chỉ về trình độ ngoại ngữ và tin học trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng.
Thay vào đó, chỉ còn yêu cầu có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ phù hợp, tùy theo yêu cầu trong tiêu chuẩn về n ăng lực chuyên môn, nghiệp vụ của từng ngạch.
Việc thay đổi này nhằm tiết kiệm chi phí cho xã hội, ước tính giúp đội ngũ công chức giảm được 1.000 tỷ đồng từ việc đi học để lấy chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Bổ sung thời gian xét nâng lương công chức, viên chức
Có hiệu lực từ 15/8, Thông tư 03 của Bộ Nội vụ về điều chỉnh vấn đề nâng bậc lương của cán bộ, công chức, viên chức quy định thời gian cán bộ, công chức, viên chức tham gia phục vụ quân ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên.
Thông tư bổ sung một số trường hợp không tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm thời gian đào ngũ; thời gian thử thách khi hưởng án treo; thời gian nghỉ công tác chờ tuổi nghỉ hưu.
Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức được thay đổi từ ngày 15/8 khi cán bộ, công chức được đánh giá từ “mức hoàn thành nhiệm vụ” trở lên mới được nâng bậc lương thường xuyên. Quy định này là điểm mới vì trước đây, mức đánh giá “hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế năng lực” cũng thuộc diện được nâng bậc lương.
Doanh thu dưới 100 triệu/năm không phải nộp thuế GTGT và TNCN
Thông tư 40 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hiệu lực từ ngày đầu tiên của tháng 8.
Theo đó, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh có doanh thu trong năm dưới 100 triệu đồng thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN.
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.
Bình Thuận chuẩn bị đón 200 học sinh, sinh viên từ TPHCM về tránh dịch
Xe chở người về Bình Thuận không được chở quá 50% sức chứa; không sử dụng hệ thống điều hòa và bắt buộc mở cửa kính xe trong quá trình phục vụ...
Ngày 30-7, ông Võ Khánh Hưng, Phó giám đốc Sở GTVT TPHCM đã ký công văn khẩn gởi các Sở LĐTB&XH, GTVT, Y tế tỉnh Bình Thuận và Công an TPHCM; Công an TP Thủ Đức; UBND các quận, huyện; Bến xe Miền Đông và một số hãng xe liên quan về phương án đón người dân từ TPHCM về tỉnh Bình Thuận (đợt 1).
Theo đó, Sở GTVT TP. HCM đề nghị Sở LĐTB&XH , Sở GTVT tỉnh Bình Thuận làm đầu mối phối hợp với các sở ngành, quận, huyện, TP Thủ Đức và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện đón người dân Bình Thuận từ TP. HCM trở về
Xe Minh Nghĩa là một trong hai hãng xe đưa người từ TPHCM về Bình Thuận.
Các đơn vị có trách nhiệm tổng hợp danh sách những người thuộc đối tượng được nêu theo địa chỉ đang cư trú trên địa bàn từng quận, huyện, thành phố Thủ Đức, gửi cho Sở Giao thông vận tải và các cơ quan, địa phương có liên quan thuộc TPHCM biết và phối hợp khi triển khai thực hiện; tổ chức kiểm tra hành khách (tên trên Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân) theo danh sách đính kèm.
Cạnh đó, đảm bảo thực hiện theo quy định các biện pháp phòng, chống dịch trong suốt quá trình vận chuyển của Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải trong thời gian đang thực hiện giãn cách toàn xã hội trên địa bàn TPHCM theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Các đơn vị liên quan đảm bảo xe khách rời bến xe Miền Đông chậm nhất lúc 17 giờ để tạo điều kiện cho Công ty TNHH một thành viên Bến xe Miền Đông phun khử khuẩn sân bãi và cán bộ, nhân viên Công ty kịp về nhà trước 18 giờ 00 theo quy định.
Các đơn vị đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong quá trình tổ chức thực hiện như: vận chuyển không quá 50% sức chứa, tất cả người ngồi trên xe phải thực hiện khai báo y tế và đeo khẩu trang theo đúng quy định; không sử dụng hệ thống điều hòa và bắt buộc mở cửa kính xe trong quá trình phục vụ...
Sở GTVT đĐề nghị Công ty Cổ phần Vận tải Minh Nghĩa, Công ty Cổ phần Xe khách Phương Trang FUTABUSLINES: Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để đảm bảo an toàn giao thông, đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định (thực hiện 5K, đảm bảo giãn cách, khử khuẩn...) trong suốt quá trình đón khách, vận chuyển khách tại TPHCM.
Được biết trong đợt này có 200 người từ TPHCM về Bình Thuận, phần lớn là học sinh, sinh viên.
Không còn tình trạng ùn tắc tại các chốt kiểm soát dịch ở cửa ngõ Thủ đô Tại các khu vực đặt chốt phòng, chống dịch COVID-19 ở cửa ngõ ra, vào Thủ đô như trên tuyến Quốc lộ 5, Quốc lộ 6, Quốc lộ 1A dưới chân cầu Phù Đổng và nút giao Pháp Vân - Cầu Giẽ không còn tình trạng ùn tắc, các phương tiện có thể di chuyển thuận lợi. Theo thống kê từ Phòng Cảnh...