Chính sách của ông Trump đối với những vấn đề nóng nhất ra sao?
Dù chưa có kết quả chính thức, nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã lên tiếng chúc mừng ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ.
Hãy xem chính sách tranh cử của ông Trump với các vấn đề nóng đối nội và đối ngoại.
Thủ tướng Đức họp báo về chính sách đối nội và đối ngoại
Ngày 14/7, tại Berlin, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tham gia cuộc họp báo truyền thống trước kỳ nghỉ Hè để làm rõ các vấn đề chính sách đối nội và đối ngoại của chính phủ hiện tại.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, trong cuộc họp báo, Thủ tướng Scholz đã đề cập đến rất nhiều vấn đề mà truyền thông và dư luận Đức quan tâm. Về việc phát triển kinh tế và hiện đại hóa đất nước, Thủ tướng Olaf Scholz cho biết chính phủ "không quên nhiệm vụ hiện đại hóa nước Đức để duy trì sức mạnh kinh tế". Ông nhấn mạnh thời gian qua, nước Đức đã đi đúng hường và đã tăng tốc; nhưng cũng cần tăng tốc hơn nữa để đạt được các mục tiêu đề ra. Nước Đức có nhiều công nghệ hiện đại làm cơ sở cho sự thịnh vượng và phát triển hơn nữa.
Chính phủ Đức cũng đã xây dựng tất cả các quy định cần thiết để đến năm 2030, tỷ lệ năng lượng tái tạo ở Đức đạt 80% tổng nhu cầu năng lượng. Theo Thủ tướng Scholz, để đạt được mục tiêu này, mạng lưới điện cũng như mạng lưới các trạm sạc cho ô tô điện sẽ được mở rộng; các kế hoạch xây dựng nhà máy điện chạy bằng khí hydro sẽ được triển khai, mạng lưới hydro rộng lớn được thiết lập; nhiều khoản đầu tư cho tương lai đang được thực hiện. Chính phủ Đức cũng quyết định hỗ trợ xây dựng các nhà máy sản xuất chip bán dẫn với số tiề.n rất lớn.
Về vấn đề lao động, các quyết định quan trọng nhất đã được đưa ra với đạo luật về nhập cư lao động có chuyên môn. Với luật này, Chính phủ Đức muốn hạn chế tình trạng di cư bất hợp pháp, đồng thời đảm bảo rằng nền kinh tế sẽ phát triển tốt hơn.
Về xã hội, Thủ tướng Đức khẳng định tăng cường gắn kết trong xã hội là điều hết sức quan trọng. Để đạt được điều này, Chính phủ Đức đã ban hành nhiều quyết định sâu rộng như tăng lương tối thiểu, giảm thuế cho các công ty vừa và nhỏ, giảm khoản đóng góp an sinh xã hội của những người lao động làm việc chăm chỉ nhưng thu nhập thấp, tăng trợ cấp cho tr.ẻ e.m, đầu tư hàng trăm tỷ euro để khắc phục hậu quả của đại dịch COVID-19...
Trong lĩnh vực tài chính, ông Olaf Scholz cũng cam kết với việc kiềm chế các khoản nợ. Ông nhấn mạnh việc dự thảo ngân sách liên bang năm 2024 hạn chế các khoản vay mới sau khi chi tiêu mạnh tay để khắc phục hậu quả đại dịch COVID-19 và xung đột tại Ukraine là "bước đi đúng hướng".
Về vấn đề Ukraine, ông Olaf Scholz khẳng định Chính phủ Đức đã hành động phù hợp với tình hình, và cũng quyết định nâng chi tiêu quốc phòng lên mức 2% GDP như quy định Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Năm 2024 tới, nước Đức sẽ lần đầu tiên đạt được mục tiêu này. Ông cam kết mục tiêu này vẫn sẽ được thực hiện trong dài hạn, kể cả khi quỹ đặc biệt 100 tỷ euro cho quốc phòng được sử dụng hết.
EU, Trung Quốc thảo luận về tình hình địa chính trị Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 25/9, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell đã gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bên lề Khóa họp thứ 79 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) tại New York (Mỹ). Cuộc thảo luận tập trung vào các vấn đề...