Chính quyền Trump, CNN tranh cãi vì cáo buộc ‘tin giả’
Chính quyền Trump và CNN tranh cãi vì video ca ngợi 100 ngày cầm quyền đầu tiên của tổng thống.
CNN tuyên bố chỉ đồng ý phát đoạn video ca ngợi thành tựu 100 ngày đầu tiên trong nhiệm sở của Trump khi phần đồ họa “tin giả” được loại bỏ. Ảnh: Twitter.
Tranh cãi bắt đầu với việc CNN từ chối phát video ca ngợi ông Trump, trong đó gắn mác “tin giả” đối với CNN cùng nhiều đơn vị truyền thông khác MSNBC, NBC, ABC, CBS, RT ngày 3/5 đưa tin.
“Thật đáng xấu hổ khi thấy truyền thông chặn thông điệp tích cực mà Tổng thống Trump đang cố chia sẻ với đất nước. Rõ ràng CNN đang cố làm câm lặng tiếng nói của chúng ta và kiểm duyệt tự do ngôn luận của chúng ta vì nó không phù hợp với câu chuyện của họ”, Michael Glassner, giám đốc điều hành ủy ban chiến dịch tái tranh cử của Trump tuyên bố.
Video đang HOT
“Thật đáng quan ngại khi CNN lại bóp chết một phát biểu họ không đồng ý”, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa Ronna McDaniel lên tiếng. “CNN nên cho phép đoạn quảng cáo được lên sóng và xin lỗi vì cố ngăn chặn thông điệp của tổng thống”, McDaniel nói thêm.
CNN ngày 2/5 đăng tweet yêu cầu chính quyền Trump xóa bỏ phần đồ họa “sai trái” cáo buộc các truyền thông lớn làm “tin giả”. “Đoạn quảng cáo sẽ được chấp nhận chỉ khi phần đồ họa đó được xóa đi. Đó là sự thật”, CNN tuyên bố.
Kyle Pope, biên tập viên tạp chí Columbia Journalism Review được New York Times dẫn lời, ủng hộ CNN, cho rằng đoạn quảng cáo của chính quyền Trump mang màu sắc chính trị. “CNN hoàn toàn có quyền đặt ra quy định khi đối phó với chính quyền”, ông nói.
Vũ Phong
Theo VNE
Ngoại trưởng Mỹ: Thúc đẩy nhân quyền là chướng ngại với lợi ích Mỹ
Mỹ sẽ nhấn mạnh vào an ninh quốc gia và các lợi ích kinh tế nhiều hơn so với nhân quyền trong quan hệ với các nước, thể hiện sự thay đổi trong ưu tiên chính sách đối ngoại.
Ngoại trưởng Rex Tillerson phát biểu trước các nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ. Ảnh: Reuters
"Những giá trị căn bản như tự do, nhân phẩm, cách mọi người được đối xử là yếu tố dẫn dắt các hành động trong chính sách đối ngoại của chúng ta", ABC News dẫn lời Ngoại trưởng Tillerson hôm 3/5 phát biểu trước hàng trăm nhân viên Bộ Ngoại giao. "Đó là những giá trị của chúng ta. Đó không phải là chính sách của chúng ta".
Điều đó có nghĩa là, trên thực tế, các giá trị phải nhường chỗ cho lợi ích kinh tế hoặc an ninh quốc gia. "Nếu chúng ta đặt điều kiện quá nặng nề rằng những nước khác phải tuân theo giá trị mà chúng ta đã đạt được sau một quá trình lịch sử lâu dài của mình, nó sẽ tạo ra các chướng ngại vật đối với khả năng thúc đẩy lợi ích quốc gia, lợi ích kinh tế của chúng ta", Ngoại trưởng Mỹ nói.
Cũng theo ông Tillerson, ưu tiên chính sách ngoại giao Mỹ "hơi mất cân bằng" trong những thập kỷ trước, khi Washington quá tập trung thúc đẩy hoạt động kinh tế và thương mại với các nền kinh tế đang nổi lên. "Đó là những mối quan hệ rất quan trọng với chúng ta, và họ là những đồng minh rất quan trọng, nhưng chúng ta phải đưa họ trở về thế cân bằng".
Đây là lần đầu tiên ông Tillerson phát biểu trước tất cả nhất viên kể từ khi ông giữ chức vào ngày 2/2. Đây cũng là lời giải thích toàn dịch nhất về hướng tiếp cận "đặt nước Mỹ lên trên hết" của chính quyền ông Trump đối với chính sách ngoại giao.
Trọng Giáp
Theo VNE
Nỗi ám ảnh của Mỹ về chương trình hạt nhân Triều Tiên Chính quyền Trump hiện lâm vào thế khó khi Bình Nhưỡng ngày càng đẩy mạnh chương trình hạt nhân nhưng Washington lại chưa có biện pháp giải quyết tối ưu. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un kiểm tra một thiết bị được cho là vũ khí hạt nhân có thể gắn vào tên lửa. Ảnh: KCNA Đằng sau sự khẩn trương đột ngột...