Chính quyền Tổng thống Joe Biden cấp bổ sung 1 tỷ USD cho các phòng khám tại Mỹ
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS) ngày 28/9 thông báo Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã cấp bổ sung khoản ngân sách gần 1 tỷ USD để nâng cấp gần 1.300 phòng khám tại các cộng đồng có dịch vụ hạn chế trên khắp nước Mỹ.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 bên ngoài một phòng khám ở New York, Mỹ. Ảnh tư liệu: THX/ TTXVN
Theo đó, HHS cho biết khoản ngân sách gần 1 tỷ USD trong quỹ của Kế hoạch Giải cứu nước Mỹ đã được HHS cấp tới gần 1.300 trung tâm y tế trên toàn bộ 50 bang theo chương trình của Cơ quan Quản lý Tài nguyên và Dịch vụ Y tế (HRSA) nhằm hỗ trợ các dự án xây dựng và đổi mới chăm sóc y tế lớn.
Khoản ngân sách này dự kiến sẽ giúp củng cố cơ sở hạ tầng chăm sóc y tế ban đầu của quốc gia và nâng cao công bằng y tế cũng như hiệu quả chăm sóc y tế tại những cộng đồng có dịch vụ hạn chế về y tế, bao gồm cả việc thông qua những dự án xét nghiệm, tiêm chủng và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Các trung tâm y tế sẽ sử dụng nguôn ngân sách này cho những nhu cầu liên quan đến đại dịch COVID-19, xây dựng những cơ sở hạ tầng mới, đổi mới và mở rộng những cơ sở hiện có nhằm nâng cao khả năng ứng phó đại dịch và mua sắm thiết bị hiện đại, bao gồm cả công nghệ y tế từ xa, xe y tế lưu động và tủ đông lạnh để dự trữ vắc-xin ngừa COVID-19.
Video đang HOT
Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Xavier Becerra nhấn mạnh, các trung tâm y tế là cứu cánh cho những gia đình dễ bị tổn thương nhất của Mỹ trên khắp đất nước, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát. Nhờ quỹ của Kế hoạch Giải cứu nước Mỹ, ngành y tế đang hiện đại hóa các cơ sở trên toàn quốc để đối phó hiệu quả hơn những thách thức y tế cộng đồng cấp bách nhất liên quan đến COVID-19.
Kế hoạch Giải cứu nước Mỹ trị giá 1.900 tỷ USD của chính quyền Tổng thống Joe Biden được ban hành vào tháng 3/2021 bao gồm khoản chi 1.400 USD tiền mặt cho hầu hết những người nộp thuế, đồng thời tăng cường trợ cấp thất nghiệp và viện trợ cho các doanh nghiệp, cũng như các khoản ưu đãi thuế nhằm ứng phó với những tác động mạnh của đại dịch COVID-19.
Hai cựu cố vấn Mỹ phản đối tiêm tăng cường tràn lan
Hai nhà khoa học hàng đầu FDA từ chức cuối tháng 8, sau đó đăng bài phản đối chính sách tiêm vaccine tăng cường diện rộng.
Philip Krause và Marion Gruber, hai chuyên gia hàng đầu tại Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), tuyên bố nộp đơn từ chức hai tuần trước. Đến ngày 13/9, họ đăng bài viết trên tạp chí y khoa The Lancet, phê bình gay gắt việc tiêm vaccine tăng cường tràn lan, cho rằng các bằng chứng khoa học hiện chưa thể chứng minh hầu hết mọi người cần tiêm mũi vaccine mRNA thứ ba.
"Bằng chứng hiện tại không cho thấy nhu cầu mũi tiêm tăng cường trong phần lớn dân số, bởi hiệu quả chống ca nghiêm trọng trong đa số người tiêm hai mũi vẫn cao", bài viết của nhóm tác giả, trong đó có Krause và Gruber, cho hay.
Một nhà thầu dân sự được tiêm vaccine Covid-19 tại Dịch vụ Y tế Dự phòng ở bang Kentucky, Mỹ hôm 9/9. Ảnh: AFP .
"Những loại vaccine có nguồn cung hạn chế này sẽ cứu được nhiều người nhất nếu được cung cấp cho những người nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo và chưa được tiêm bất kỳ loại vaccine nào. Ngay cả khi mũi tiêm tăng cường mang lại một số lợi ích, nó cũng không lớn hơn lợi ích của việc cung cấp bảo vệ ban đầu cho những người chưa được tiêm chủng", bài viết nêu thêm.
Bài chỉ trích gay gắt này cho thấy phần nào căng thẳng nội bộ trong chính quyền Tổng thống Joe Biden sau quyết định đột ngột của Nhà Trắng về kế hoạch tiêm mũi tăng cường.
Tháng trước, chính quyền Biden thông báo dự định bắt đầu tiêm mũi tăng cường vaccine mRNA của BioNTech/Pfizer và Moderna cho người Mỹ từ ngày 20/9, sau bằng chứng hiệu quả vaccine suy giảm sau vài tháng sau mũi thứ hai. Thông báo được đưa ra trước khi Pfizer nộp đơn lên FDA xin cấp phép tiêm mũi thứ ba.
Hiện hai công ty đều đã nộp đơn xin cấp phép mũi tiêm tăng cường và một hội đồng chuyên gia sẽ họp vào 17/9 để đưa ra khuyến nghị chính thức cho FDA về việc có nên cấp phép tiêm mũi tăng cường cho Pfizer hay không. Đơn xin cấp phép của Moderna có thể sẽ được thảo luận những tuần tới.
Thông báo của Nhà Trắng gây tranh cãi trong nội bộ chính quyền. Krause và Gruber nghỉ việc tại bộ phận vaccine của FDA hai tuần trước, nói rằng họ thất vọng với cách FDA xử lý vấn đề này và một số quyết định quan trọng khác. Họ sẽ rời cơ quan những tuần tới.
"Như đã lưu ý trong bài viết, quan điểm của các tác giả không đại diện cho quan điểm của cơ quan", FDA cho biết trong một thông cáo. "Chúng tôi đang trong quá trình cân nhắc đơn xin phê duyệt mũi tiêm tăng cường của Pfizer, và FDA không bình luận về các vấn đề đang chờ xử lý. Chúng tôi mong đợi một cuộc thảo luận thiết thực và minh bạch vào ngày 17/9 về đơn xin cấp phép đó".
Pfizer khẳng định vẫn cam kết chia sẻ tất cả dữ liệu có sẵn với FDA và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) thông qua các quy trình đánh giá minh bạch, nghiêm ngặt, trong khi Moderna hiện chưa bình luận.
Trước đó, giáo sư Sarah Gilbert, nhà khoa học tạo ra vaccine AstraZeneca, hôm 10/9 cũng cho rằng tiêm tăng cường chỉ cần thiết với người già và người suy giảm miễn dịch.
"Chúng ta cần tiêm vaccine cho những nước mà tỷ lệ tiêm chủng còn thấp", Gilbert nói. "Chúng ta phải nỗ lực hơn. Mũi tiêm đầu tiên có tác động lớn nhất".
Mỹ bất ngờ khi chính quyền Afghanistan sụp đổ Ngoại trưởng Blinken nói sự sụp đổ chóng vánh của chính quyền Ghani là điều không ai ngờ tới khi điều trần về chiến dịch sơ tán khỏi Afghanistan. "Chúng tôi tập trung vào sự an toàn của công dân Mỹ và liên tục đánh giá chính quyền được phương Tây hậu thuẫn sẽ tồn tại được bao lâu. Ngay cả những ước...